1 số tác phẩm văn học cổ hy lạp năm 2024

Từ những tượng đồng quý hiếm được tìm thấy sâu dưới lòng đại dương cho đến các vị thần đã chứng tỏ được sự tiến xa hàng thiên niên kỷ so với thời đại của người Hy Lạp cổ trong lĩnh vực nghệ thuật.

Chiến binh gục ngã ở ngôi đền Aphaia [năm 480-470 trước Công Nguyên]

Nhiều người cho biết họ cảm thấy xúc động khi nhìn bức tượng điêu khắc này. Nó mô tả hình dáng một người anh hùng đang chết dần, nhưng vẫn anh dũng cho tới hơi thở cuối cùng. Bi kịch là xu hướng thường gặp trong các tác phẩm của Hy Lạp. Cho tới nay các vở kịch của Sophocles, Euripides và Aeschylus vẫn là các tác phẩm được ưa thích và diễn tại các sân khấu lớn.

Tượng đồng Riace [năm 460-420 trước Công Nguyên]

Những bức tượng hoành tráng này được tìm thấy dưới đáy biển phía Nam Italia vào năm 1972. Chúng rất đặc biệt vì hiếm có bức tượng đồng nào của Hy Lạp tồn tại được lâu như vậy. Hầu hết các bức tượng trong bảo tàng đều là tượng đá được khắc vào thời La Mã, nhằm mục đích làm bản sao của các tác phẩm gốc từ Hy Lạp. Ở đây, chúng ta được thấy đỉnh cao của nghệ thuật Hy Lạp, giai đoạn diễn ra vào khoảng thế kỉ thứ 5 trước Công Nguyên.

Bản khắc từ đền Parthenon [năm 447-438 trước Công Nguyên]

Bạo lực cũng là một chủ đề của các nghệ sĩ Hy Lạp cổ đại. Hướng tới truyền thuyết về cuộc chiến thành Troy và được trải nghiệm sự khắc nghiệt trong cuộc chiến với Ba Tư, cũng như giữa các thành phố của Hy Lạp với nhau, những nghệ sĩ thời đó đã tìm thấy cách mới để mô tả các cuộc xung đột. Hình ảnh người đàn ông chiến đấu với con nhân mã này được khắc tại đền Parthenon ở Athens. Nó có độ chi tiết và tính động rất cao, gần như hình ảnh thực tế.

Mặt nạ Agamemnon [năm 1550-1500 trước Công Nguyên]

Khi nhà khảo cổ Heinrich Schlieman phát hiện ra chiếc mặt nạ vàng ở Mycenae năm 1876, ông tin rằng nó chính là chiếc mặt nạ của chính Agamemnon, vị vua dẫn đầu đội quân Hy Lạp tiến đánh thành Troy và bị ám sát trên đường trở về. Không có bằng chứng nào ủng hộ giả thuyết này, nhưng đó vẫn là một trong những khuôn mặt nổi tiếng nhất trong nghệ thuật.

Cuốn sách vừa được chuyển ngữ và giới thiệu tới bạn đọc Việt Nam qua phần chuyển ngữ của dịch giả trẻ Ngô Gia Thiên An, do Book Hunter phối hợp với Nhà Xuất bản Đà Nẵng ấn hành.

Hành trình của đoàn quân viễn chinh người Hy Lạp “đánh thuê” cho hoàng tử Ba Tư vào năm 401 TCN được mệnh danh là “một trong những hành trình mạo hiểm vĩ đại nhất trong lịch sử loài người”. Qua cuốn hồi ký “Anabasis”, tác giả Xenophon đã cho thấy, phương thức chiến đấu của người Hy Lạp khác với quân địch của họ: Họ có cảm nhận cá nhân, kỷ luật nghiêm minh hơn, vũ khí cũng chí mạng hơn, quan hệ giữa các binh sĩ bình đẳng, ý thức chủ động tham chiến nổi trội, tư duy linh hoạt và có thể thích ứng với chiến thuật mới, ngoài ra còn có xu hướng tác chiến thiên về sử dụng bộ binh hạng nặng. Những đặc điểm này xuất phát từ việc họ có chung nhận thức về thể chế chính phủ, từ sự bình đẳng của nội bộ giai cấp trung tầng, từ sự giám sát của dân chúng đối với các sự vụ quân sự, và từ tư tưởng tách rời khỏi nhà nước và đền thờ, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cá nhân và uy quyền tối cao của lý trí.

Khi đoàn quân viễn chinh Hy Lạp đứng trước tuyệt cảnh, họ đã biến thể chế thành bang thành một thứ vũ khí kỳ diệu truyền cảm hứng cho sức mạnh nội tại của mỗi người lính và khiến những người Hy Lạp này chiến đấu trên mọi mặt trận với thái độ của những công dân thành phố, bởi vậy mà họ trở nên bất khả chiến bại.

Bên cạnh những ý nghĩa về lịch sử, “Anabasis” còn mang ý nghĩa trọng đại trong giáo dục khi là một trong những văn bản trọn vẹn đầu tiên được những người theo học tiếng Hy Lạp cổ nghiên cứu nhờ lối viết rành mạch và không hoa mỹ, tương tự như văn bản "Commentarii de Bello Gallico" của Caesar.

Mùa hè năm 401 Trước Công Nguyên [TCN], hoàng tử Cyrus đã thuê mười ngàn bảy trăm binh sĩ Hy Lạp trợ giúp ông ta tranh giành ngôi báu của đế quốc Ba Tư từ tay người anh trai của mình. Đội quân này đã thành công vượt 1.500 dặm về phía đông và đập tan mọi chống cự dọc đường. Trong trận Cunaxa, phía bắc Babylon, quân Hy Lạp đã phá vỡ trận tuyến của quân đội hoàng gia Ba Tư. Tuy nhiên, khi Cyrus xông vào trận địa kẻ thù để lùng sục anh trai mình, ông ta đã bị lính canh Ba Tư chém gục, khiến những người Ba Tư vốn cùng trận doanh phản chiến. Thông qua bỏ phiếu, quân viễn chinh Hy Lạp từ chối đầu hàng nhà vua Ba Tư, chọn tuyến đường vòng qua Tiểu Á đi thẳng đến Biển Đen, trở về thế giới Hy Lạp.

Bản thân Xenophon, tác giả của cuốn sách, là một trong những thống lĩnh của quân Hy Lạp khi rút lui. Với cấu trúc gồm bảy quyển [có thể hiểu là 7 hồi như trong tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc] kể lại câu chuyện viễn chinh ấy, “Anabasis” là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.

Xenophon xứ Athens [430 TCN – khoảng 355 TCN] là một nhà quân sự, triết gia và nhà sử học người Hy Lạp, học trò của Socrates. Ông được biết đến vì những ghi chép của mình về thời đại ông sống, những năm cuối thế kỷ thứ 5 và đầu thế kỷ thứ 4 TCN. Sự tham gia thời trẻ trong chiến dịch thất bại giúp Cyrus chiếm ngôi vua Ba Tư đã tạo cảm hứng cho ông viết tác phẩm Anabasis nổi tiếng nhất của mình.

Dịch giả Ngô Gia Thiên An. [Ảnh: NVCC]

Dịch giả Ngô Gia Thiên An [sinh năm 1999], là cử nhân ngành quốc tế học, Đại học Khoa học-xã hội và nhân văn Hà Nội, từng là sinh viên trao đổi ở Đại học Greifswald, Đức và đã sớm bộc lộ khả năng sử dụng ngôn ngữ tài tình của mình với tập thơ “Những ngôi sao lấp lánh” được xuất bản năm 2011. Chị từng dịch tác phẩm “Memorabilia” của Xenophon [trong bộ sách gồm nhiều tác phẩm của Xenophon, cùng một số dịch giả khác] và tham gia dịch trong dự án “Trẻ em học như thế nào” của Book Hunter.

Chia sẻ về việc dịch “Anabasis”, Ngô Gia Thiên An cho biết: “Tôi không hẳn là đã chọn Anabasis. Không biết vì sao mà tôi lại có duyên với tác giả Xenophon. Trước khi dịch Anabasis, đã có một bên khác thuê tôi dịch một tác phẩm khác của ông. Vì vậy, tôi cũng sẵn sàng nhận tác phẩm lần này, dù sao thì tôi cũng đã quen thuộc với văn phong của Xenophon từ bản dịch trước”.

Nữ dịch giả trẻ chia sẻ, Xenophon là một trong những tác gia nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại, và ông viết bằng tiếng Hy Lạp cổ. Nhiều người đã dịch các tác phẩm của ông sang tiếng Anh, và chị đã dịch “Anabasis” từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Bản sách tiếng Anh của “Anabasis” không phải lúc nào cũng rõ nghĩa, chị đã phải đối chiếu với nhiều bản dịch khác, đồng thời tham khảo thêm từ điển của nhiều học giả Hy Lạp cổ đại cùng tiểu luận của nhiều học giả để bảo đảm tính chính xác.

Nữ dịch giả cho biết, khác biệt về mặt văn hóa cũng là một khó khăn lớn trong quá trình dịch cuốn sách. Để chuyển ngữ một tác phẩm đã hàng nghìn năm tuổi, chị cũng phải chú giải cẩn thận để độc giả không bỡ ngỡ trước những bối cảnh lịch sử, các yếu tố văn hóa lạ lẫm. Ở góc độ nhìn nhận đương thời, “Anabasis” góp phần giúp chúng ta nhìn về quá khứ, khám phá cách suy nghĩ, nói năng, ăn ở của những con người cổ đại.

Ngô Gia Thiên An dịch “Anabasis” trong khoảng một tháng rưỡi. Chị cho biết mình có hứng thú với các dòng sách lịch sử, triết học, khoa học, văn hóa và sách văn học cổ điển... Tuy nhiên, chị cũng sẵn sàng dịch nhiều thể loại sách khác nhau.

Chủ Đề