Ai cũng cần phải siêng năng kiên trì vì sao

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảohướng dẫn giải sách giáo khoa GDCD lớp 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì - Cánh diềuđược đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải GDCD 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì (Cánh diều)

Khởi động

Khởi động trang 15 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết hai bạn trong hình có biểu hiện thế nào trong học tập?

Lời giải:

- Bạn nữ: Chăm chỉ, kiên trì giải bài toán khó, động viên bạn cùng làm bài.

- Bạn nam: Nản chí khi thấy bài khó, không kiên trì làm bài, học tập.

Khám phá

Khám phá 1 trang 16 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:1. Thế nào là siêng năng, kiên trì?

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

a) Vì sao Rô-bi vẫn tiếp tục luyện tập, dù không được mẹ đưa đến lớp?

b) Điều gì giúp Rô-bi thành công trong buổi biểu diễn âm nhạc?

c) Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì?

Lời giải:

a) Rô-bi vẫn tiếp tục luyện tập, dù không được mẹ đưa đến lớp vì Rô-bi rất ham học, yêu thích âm nhạc và Rô-bi biết rằng mình thiếu khả năng cảm thụ âm nhạc cần thiết để tiến bộ nên cậu càng phải cố gắng nhiều hơn.

b) Rô-bi thành công trong buổi biểu diễn âm nhạc do sự kiên trì, chăm chỉ luyện tập và nghiêm túc trong việc ôn lại những bài học và những bản nhạc cô giáo giao cho. Sau nhiều tháng ròng rã, Rô-bi miệt mài cố gắng và cô giáo vẫn cứ lắng nghe, động viên cậu.

c) Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người. Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, dù gặp khó khăn, trở ngại cũng không nản chí.

Khám phá 2 trang 17 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:2. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì

Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

a) Các nhân vật trong ảnh trên đã làm việc như thế nào?

b) Tính siêng năng, kiên trì được biểu hiện như thế nào trong học tập, lao động và trong cuộc sống?

Lời giải:

a) Các nhân vật trong ảnh trên đã làm việc

- Ảnh 1: Hai bạn học sinh, ngoài giờ học còn chăm chỉ lao động chăm sóc vườn rau. Biểu hiện sự siêng năng, chăm chỉ lao động, làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ, thầy cô.

- Ảnh 2: Bạn gái khi làm bài tập, gặp bài khó nhưng bạn vẫn quyết tâm làm bằng được. Biểu hiện sự siêng năng, kiên trì trong học tập, gặp bài khó không bỏ cuộc.

- Ảnh 3: Các bác nông dân siêng năng, chăm chỉ làm việc trên cánh đồng để có 1 mùa vụ bội thu. Biểu hiện sự siêng năng, chăm chỉ lao động.

- Ảnh 4: Bác trai đang chăm sóc vườn cây thường xuyên và đều đặn. Biểu hiện sự siêng năng, kiên trì trong chăm sóc cây.

b) Các biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và trong cuộc cuộc sống:

- Luôn cần cù, chăm chỉ, nỗ lực, chịu khó, quyết tâm hoàn thành công việc đã đặt ra.

- Trong học tập chăm chỉ học bài, làm bài tập về nhà và chăm chỉ lắng nghe cô giáo giảng bài.

- Tự giác, chủ động thực hiện công việc.

- Không bỏ cuộc khi gặp khó khăn, trở ngại.

- Không trông chờ, ỷ lại vào người khác

Khám phá 3 trang 17 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:3. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

a) Qua thông tin trên, theo em siêng năng, kiên trì đã mang lại kết quả gì cho Ê-đi-xơn?

b) Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?

Lời giải:

a) Qua thông tin trên, theo em siêng năng, kiên trì đã mang lại cho Ê-đi-xơn kết quả: Ê-đi-xơn trở thành nhà phát minh vĩ đại, làm ra bóng đèn điện, giúp nhân loại đã có được ánh sáng của đèn điện như ngày hôm nay.

b) Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công, hạnh phúc trong cuộc sống. Người siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người tin tưởng và yêu quý.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 18 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:

(1) Có người cho rằng, siêng năng, kiên trì là nguồn gốc và điều kiện để dẫn đến thành công. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên? Vì sao?

Lời giải:

Em đồng ý. Vì:

- Siêng năng là sự cần cù tự giác miệt mài làm việc thường xuyên điều đặn.

- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù khó khăn, gian khổ.

Siêng năng, kiên trì là cả một quá trình rèn luyện có sự cố gắng, nỗ lực, luôn luôn làm việc và kiên nhẫn đợi chờ thành công. Những người siêng năng, kiên trì sẽ đạt được hiệu quả trong công việc và là điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công. Vì vậy, cần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì từ khi còn nhỏ để đem lại thành công thực sự.

Luyện tập 2 trang 18 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:

(2) Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Trong thời đại công nghiệp 4.0, con người càng cần phải siêng năng, kiên trì.

B. Ai cũng cần phải siêng năng, kiên trì.

C. Những người thông minh không cần phải siêng năng, kiên trì.

Lời giải:

A. Em đồng ý với ý kiến A. Vì trong thời đại công nghiệp nếu chúng ta không học hỏi nhiều hơn nữa, siêng năng hơn nữa thì sẽ bị đi lùi và không thế nào phát triển được.

B. Em đồng ý với ý kiến B. Vì siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống. Người siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người tin tưởng và yêu quý. Ai cũng phải rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì từ khi còn nhỏ.

C. Em không đồng ý với ý kiến C. Vì ai cũng cần phải siêng năng, kiên trì. Con người muốn tồn tại phải siêng năng, kiên trì lao động để tạo ra của cải, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngược lại, nếu không chịu khó, kiên trì trong lao động thì sẽ đói nghèo và không đạt được mục đích gì, trở thành kẻ ăm bám cho gia đình và xã hội, cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa.

Luyện tập 3 trang 18 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:

(3) Buổi tối, Hải làm bài tập Tiếng Anh. Những bài đầu Hải giải rất nhanh, nhưng đến các bài sau Hải đọc thấy khó quá bèn suy nghĩ: Mình sẽ không làm nữa, sang nhà bạn Hoàng giải hộ. Nhưng rồi, Hải lại băn khoăn: Liệu Hoàng có nhà không? Thôi, giờ sang nhà Liên chép bài của bạn vẫn chưa muộn, vì Liên ở ngay gần nhà mình.

a) Em có đồng ý với suy nghĩ của Hải không? Vì sao?

b) Nếu em là bạn của Hải, em có thể khuyên Hải điều gì?

Lời giải:

a) Em không đồng ý với suy nghĩ của Hải. Vì việc làm của Hải trong tình huống trên thể hiện bạn thiếu đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập: gặp bài khó thì ngại suy nghĩ và bỏ qua. Nếu gặp bài tập khó thì mình phải tìm những cách giải khác tốt hơn, như thế sẽ vận động khả năng tư duy và nhớ lâu hơn chứ không phải đi chép của bạn.

b) Nếu em là bạn của Hải, em sẽ khuyên Hải cần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì bằng cách chăm chỉ học tập, tìm tòi cách giải các bài toán khó. Hải có thể lên mạng tìm cách giải các bài khác tương tự, hoặc gọi điện hỏi bạn cách giải chứ không phải chép bài bạn. Mỗi khi giải được bài khó, bạn sẽ tìm thấy niềm tin của sự thành công, chắc chắn sẽ đạt được kết quả học toán ngày càng tốt hơn và nhận được sự tin yêu, nể phục của các bạn trong lớp.

Luyện tập 4 trang 18 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:(4) Kể về một tấm gương siêng năng, kiên trì mà em biết. Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.

Lời giải:

Nguyễn Ngọc Kí. Nguyễn Ngọc Ký (sinh ngày 28 tháng 6 năm 1947, quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) là nhà giáo tại Việt Nam. Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và bị bại liệt cả 2 tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình và trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết.

Luyện tập 5 trang 18 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:(5) Em hiểu thế nào về câu nói Có công mài sắt có ngày nên kim?

Lời giải:

Có công mài sắt có ngày nên kim muốn khuyên răn chúng ta rằng chỉ khi có lòng quyết tâm và kiên trì thì bất cứ khó khăn nào ta cũng có thể vượt qua để đạt được thành công như mong muốn. Chúng ta có nhận thấy được rằng từ xưa đến này hầu hết những con người thành công là đều nhờ vào ý chí và lòng kiên trì của mình.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 18 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:

(1) Phát động chiến dịch Kiên trì không bỏ cuộc.

- Cả lớp lập một bản cam kết từ đầu năm học về việc tập thể dục 10 phút mỗi buổi sáng.

Bản cam kết ghi rõ:

+ Nội dung cam kết

+ Thời gian

+ Điều kiện

+ Thành phần tham gia.

- Người lập cam kết ghi rõ họ, tên và kí; người tham gia cam kết cũng nghi rõ họ tên và kí; bố mẹ kí người làm chúng.

- Cuối mỗi tuần thống kê, tổng kết xem ai là người kiên trì thực hiện được đúng cam kết.

Lời giải:

BẢN CAM KẾT

Nội dung cam kết: Mỗi buổi sáng cả lớp 6A sẽ dành 10 phút để tập thể dục.

Thời gian: Từ 8h-8h20 từ thứ hai đến thứ 6 trong cả năm học.

Điều kiện: Các bạn trong lớp có mặt đúng giờ trước sân nhà thể chất, xếp hàng ngay ngắn và đầy đủ.

Thành phần tham gia: Tập thể lớp 6A

Người lập cam kết

Người tham gia cam kết

Người làm chứng

(Kí, ghi rõ họ tên)

(Kí, ghi rõ họ tên)

(Kí, ghi rõ họ tên)

Cuối mỗi tuần thống kê, tổng kết xem ai là người kiên trì thực hiện được đúng.

Vận dụng 2 trang 18 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:(2) Em hãy lập kế hoạch rèn luyện tính siêng năng, kiên trì của cá nhân và tự đánh giá việc thực hiện của mình.

Lời giải:

Lĩnh vực

Kế hoạch rèn luyện

Học tập

- Lập làm bài tập thường xuyên, đầy đủ.

- Làm thêm các bài tập nâng cao.

Sinh hoạt

- Đặt đồng hồ dậy sớm, vệ sinh cá nhân, kiên trì tập thể dục buổi sáng để có sức khỏe tốt và có trạng thái tỉnh táo trước khi đi học.

-Phụ giúp bố mẹ việc nhà mỗi chiều đi học về.

* Sau khi thực hiện các kế hoạch trên, em thấy:

- Trong các tiết học trên lớp em đã năng động và hiểu bài hơn, do em tập trung tốt hơn và tỉnh táo trong giờ học.

- Em đã không bị các bạn nhắc nhở việc thiếu bài tập về nhà, đồng thời em đã học tốt hơn, các bài thi đạt điểm cao hơn.

- Nhờ chăm chỉ làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ mỗi chiều, em đã thấy bố mẹ rất vui và tự hào hơn về em.

CLICK NGAYvào nútTẢI VỀdưới đây để tải vềgiải SGK Giáo Dục Công Dân lớp 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì - sách Cánh diềufile PDF hoàn toàn miễn phí.