Áp dụng pháp luật là gì gdcd 12

- Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được sắp xếp thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.

- Về cấu trúc hệ thống pháp luật bao gồm: các ngành luật, các chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật.

+ Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.

+ Chế định pháp luật là tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong một hoặc nhiều ngành luật.

+ Ngành luật là tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong một hoặc nhiều ngành luật.

+ Ngành luật là tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.

- Về hình thức: hệ thống pháp luật được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật.

2. Văn bản pháp luật Việt Nam

  1. Văn bản quy phạm pháp luật

- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà Nhà nước muốn xác lập).

- Văn bản quy phạm pháp luật gồm các đặc điểm:

+ Có chứa quy phạm pháp luật.

+ Do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành.

+ Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.

- Văn bản quy phạm pháp luật gồm văn bản luật và văn bản dưới luật.

  1. Văn bản áp dụng pháp luật

Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản có nội dung cụ thể đối với cá nhân, tổ chức xác định, được thực hiện một lần trong thực tiễn.

Bài 2

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT



1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật

  1. Khái niệm thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những qui định của

pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

  1. Các hình thức thực hiện pháp luật

Có 4 hình thức thực hiện pháp luật:

- Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm

những gì mà pháp luật cho phép làm.

- Thi hành pháp luật (còn gọi là chấp hành pháp luật): Các cá nhân, tổ chức thực hiện

nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy

định phải làm (xử sự tích cực).

- Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức không làm những việc mà pháp luật cấm

làm (xử sự thụ động).

- Áp dụng pháp luật:

Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các qui định của pháp luật,

ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ

cụ thể của cá nhân, tổ chức. Đó là các trường hợp:

  • Thứ nhất, cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định trong

quản lí, điều hành.

  • Thứ hai, cơ quan nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải

quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức.

  1. Các giai đoạn thực hiện pháp luật (HS đọc thêm)

2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

  1. Vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm

pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật phải có đủ các dấu hiệu cơ bản sau:

Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật

- Hành vi trái pháp luật có thể là hành động hoặc không hành động.

+ Hành vi trái pháp luật có thể là hành động – Cá nhân, tổ chức làm những việc không

được làm theo quy định của pháp luật.

  • Hành vi trái pháp luật có thể là không hành động – Cá nhân, tổ chức không làm

những việc phải làm theo quy định của pháp luật.

- Hành vi trái pháp luật đó xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

Năng lực trách nhiệm pháp lí của một người phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức

khỏe – tâm lí. Người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải là:

- Người đã đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp

luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí hành chính và hình sự.

- Người có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định cách xử

sự của mình (không bị bệnh về tâm lí làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức về hành

GV: Trương Lương Thương – THPT Long Xuyên

Áp dụng pháp luật là gì lớp 12?

Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể.

Tuân thủ pháp luật là gì giáo dục công dân lớp 12?

Tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, theo đó, chủ thể pháp luật kiểm soát và kiềm chế hành vi của mình, nhằm tránh vi phạm vào các quy định bị cấm theo pháp luật hiện hành. Hành vi của chủ thể được thể hiện ở dạng không hành động, dù cho có cơ hội để thực hiện chúng.

Tội phạm là gì GDCD 12?

+ Khái niệm: là hành vi vi phạm luật, gây nguy hiểm cho xã hội trong tất cả các lĩnh vực. + Chủ thể: Chỉ là cá nhân và do người có năng lực trách nhiệm hình sự gây ra. · Tâm sinh lý bình thường. ü Đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm về tội rất n..

Pháp luật là gì vai trò của pháp luật GDCD 12?

- Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình thông qua các văn bản luật: Quy định quyền của công dân, cách thức để công dân thực hiện các quyền đó, trình tự, thủ tục pháp lí để yêu cầu Nhà nước bảo vệ khi quyền của mình bị xâm phạm; đồng thời công dân phải chấp hành pháp ...