Bà bầu tháng cuối có nên ăn dứa không

Bà bầu có nên ăn dứa không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Sau đây các mẹ hãy cùng AVAKids khám phá những lợi ích và hạn chế của dứa để xem bà bầu có cần kiêng loại quả phổ biến, ngon lành này hay không nhé.

Bà bầu tháng cuối có nên ăn dứa không

Bà bầu có nên ăn dứa không là thắc mắc phổ biến của các mẹ.

1Bà bầu có nên ăn dứa không?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc: “Bà bầu có nên ăn dứa không?”

Câu trả lời là bà bầu có nên ăn dứa nhưng không nên ăn quá nhiều. Mỗi tuần, mẹ bầu nên ăn 165g - 330g dứa để cung cấp dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Chỉ khi bạn ăn từ 1155g/tuần thì dứa mới gây nguy hiểm cho bạn vì tăng quá nhiều enzyme bromelain, làm tăng nguy cơ sảy thai.

Mẹ bầu có thể dùng nước ép dứa hay dứa đóng hộp vì trong quá trình sản xuất đã loại bỏ bromelain. Ngoài ra, mẹ bầu nên gọt bỏ phần lõi trước khi ăn để an toàn hơn vì bromelain có nhiều trong lõi dứa. 

2Bật mí 11 lợi ích từ dứa đối với thai phụ

Hỗ trợ hệ miễn dịch

Bà bầu có nên ăn dứa vì dứa chứa vitamin C, các chất oxy hóa hòa tan trong nước giúp tăng cường miễn dịch cho thai kỳ khỏe mạnh.

Thúc đẩy sản xuất collagen

165g Dứa có chứa 79mg vitamin C giúp tăng cường sản xuất collagen. Collagen có vai trò quan trọng trong sản xuất gân, sụn, xương của thai nhi. Mỗi ngày em bé cần khoảng 80 - 85mg vitamin C trong suốt thai kỳ.

Mỗi khẩu phần 165g dứa đã đủ đáp ứng nhu cầu vitamin C của thai nhi. Ngoài ra, dứa còn chứa mangan là một chất cần cho sự phát triển của xương, giúp ngăn ngừa loãng xương. 

Bổ sung vitamin nhóm B

Bà bầu có nên ăn dứa vì dứa chứa các loại vitamin B1, B6 và thiamine, pyridoxine. Trong đó vitamin B1 và thiamine rất tốt cho cơ, tim và hệ thần kinh. Vitamin B6 và pyridoxine cung cấp nặng lượng và sản xuất kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch.

Nếu thiếu vitamin B6 rất dễ bị thiếu máu vì B6 giúp hình thành hồng cầu trong máu. Ăn dứa cũng giúp mang lại cảm giác dễ chịu khi bị ốm nghén.

Bổ sung đồng cho cơ thể

Đồng giúp hỗ trợ quá trình tạo hồng cầu trong máu và quá trình hình thành tim của thai nhi trong bụng mẹ. Vậy bà bầu có nên ăn dứa không? Thì câu trả lời là có, vì dứa chứa đủ đồng để bổ sung cho cơ thể. 

Bổ sung sắt và axit folic tốt cho thai nhi

Sắt rất cần thiết cho thai nhi và axit folic giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh. Vì thế các bà bầu có nên ăn dứa bởi vì 165g dứa đã có thể cung cấp đủ lượng sắt và axit folic cần thiết.

Cung cấp chất xơ

Dứa có chứa hàm lượng chất xơ cao giúp mẹ bầu giảm tình trạng táo bón khi mới mang thai. 

Phục hồi quá trình tiêu hóa

Dứa chứa bromelain giúp đấu tranh lại với các vi khuẩn có hại trong đường ruột, phục hồi sức khỏe cho hệ tiêu hóa. 

Giúp bà bầu lợi tiểu

Dứa vừa giúp nhuận tràng vừa giúp lợi tiểu. Nhiều mẹ bầu đã trải nghiệm điều này. 

Hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch khi mang thai là tình trạng các tĩnh mạch ở chân bị giãn, phình to và đau nhức. Dứa chứa bromelain làm giảm sự khó chịu do chất này làm giảm sự hình thành chất xơ trên tĩnh mạch.

Cải thiện tâm trạng cho mẹ bầu

Hương vị chua ngọt thanh thanh của dứa giúp mẹ bầu cảm thấy ngon miệng, cải thiện tâm trạng, nâng cao cảm xúc. Từ đó thoát khỏi âu lo, stress, tiêu cực, trở nên yêu đời hơn.

Điều hòa huyết áp

Bệnh cao huyết áp có thể xuất hiện ở mẹ bầu khi mang thai. Trong quả dứa có chứa bromelain giúp giảm huyết áp và lưu thông máu tốt hơn. Vì vậy, bà bầu có nên ăn dứa để giảm việc hình thành cục máu đông. 

3Bà bầu ăn dứa có nguy hiểm không?

Tới đây thì chắc hẳn bạn đã biết câu trả lời cho câu hỏi: bà bầu có nên ăn dứa không? Ăn dứa có nguy hiểm không? Chỉ có một số trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh khác và ăn quá nhiều dứa thì loại trái cây này mới gây tác dụng ngược.

Sau đây là một số tác dụng không mong muốn nếu sử dụng quả dứa không đúng cách:

  • Chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản: nếu mẹ bầu vốn đã bị bệnh này và dạ dày yếu thì không nên ăn dứa vì các axit trong quả dứa có thể làm bệnh tái phát.
  • Nguy cơ sảy thai: bromelain với liều lượng vừa phải sẽ đem lại nhiều ích lợi nhưng ăn quá nhiều dứa làm nồng độ bromelain tăng quá mức sẽ ảnh hưởng đến cổ tử cung, gây chuyển dạ sớm, sảy thai. Trong ba tháng đầu thai kỳ, ăn quá nhiều dứa sẽ dễ dẫn đến nôn mửa, phát ban, co thắt tử cung.
  • Trầm trọng thêm chứng tiểu đường thai kỳ: tuy dứa không phải nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường thai kỳ nhưng lạm dụng dứa sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng ở những người đã mắc bệnh.

Vì vậy với câu hỏi: “bà bầu có nên ăn dứa không?” thì còn tùy vào tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ thì hạn chế ăn dứa.

  • Thừa cân khi mang thai: nếu bạn đang bị thừa cân thì không nên ăn dứa vì quả dứa chứa nhiều calo.
  • Bệnh tiêu chảy
  • Rát lưỡi, sưng lưỡi: tình trạng này xảy ra khi bạn ăn quá nhiều dứa, nhưng sẽ biến mất sau một thời gian.

Tóm lại mẹ bầu không nên ăn dứa khi đang có vấn đề viêm loét dạ dày, tiểu đường, huyết áp thấp hoặc đang có nguy cơ sảy thai.

Bà bầu tháng cuối có nên ăn dứa không

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn dứa

Trong những tháng đầu thai kỳ, một số mẹ bầu ăn dứa có thể bị một số dị ứng. Nếu bạn có tình trạng sau thì bạn cần đi gặp bác sĩ ngay:

  • Da nổi mẩn, có phản ứng lạ
  • Nghẹt mũi và chảy nước mũi
  • Sưng ngứa trong miệng
  • Hen suyễn

Những hiện tượng này tương tự như dị ứng phấn hoa, nó thường xảy ra sau khi ăn dứa vài phút. 

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu có nên ăn măng không? Bà bầu cần lưu ý gì khi ăn măng?

4Mẹ bầu cần lưu ý gì khi ăn dứa?

Một số lưu ý mẹ bầu cần nghiên cứu để hạn chế rủi ro khi ăn dứa:

  • Bỏ lõi dứa trước khi ăn
  • Không ăn hay uống nước ép dứa khi quả dứa chưa chín
  • Nên chế biến dứa bằng cách xào nấu trước khi ăn
  • Dùng quả dứa tươi, không nên mua loại cắt sẵn để lâu

Bà bầu tháng cuối có nên ăn dứa không

Nên chọn quả dứa tươi và cắt bỏ lõi

5Khẩu phần phù hợp theo từng giai đoạn

Bà bầu có nên ăn dứa trong 3 tháng đầu không? Thì câu trả lời là không được khuyến khích. Tức là trong 3 tháng đầu nếu mẹ bầu lỡ ăn và miếng dứa có thể sẽkhông sao nhưng khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên ăn dứa từ 3 tháng giữa trở lên. Lúc này có thể ăn 2-3 bữa một tuần, mỗi bữa 50g-100g dứa.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn nhiều hơn, nhưng cần để ý phản ứng của cơ thể vì cơ địa mỗi người khác nhau nên lượng dứa cần tiêu thụ cũng khác nhau.

6Ăn dứa khi mang thai tháng cuối có giúp dễ đẻ?

Theo dân gian, ăn dứa khi mang thai tháng cuối giúp dễ sanh. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh nhận định trên.

Enzym bromelain có trong dứa giúp hỗ trợ co thắt tử cung, làm mềm xương chậu, tử cung co dãn tốt hơn, dễ sinh nở hơn. Tuy nhiên ăn dứa để chuyển dạ ngay là điều rất khó vì enzym bromelain có trong dứa rất ít. 

Nếu muốn thúc đẩy chuyển dạ, mẹ bầu phải ăn 7-10 quả dứa cùng một lúc nhưng như thế thì không ổn cho sức khỏe của mẹ. Ăn nhiều dứa sẽ dễ bị biến chứng như tiêu chảy, rát dạ dày, đường trong máu cao.

Nếu muốn hỗ trợ mẹ bầu khi sinh thường, bạn hãy thêm dứa vào chế độ ăn từ tuần thứ 38 của thai kỳ. Để đảm bảo hơn bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

Xem thêm:

  • Bà bầu có nên ăn nhãn? Tham khảo ngay lợi ích vàng khi ăn nhãn!
  • Giải đáp thắc mắc: Mẹ bầu ăn bòn bon được không? Xem ngay!
  • 13 Loại thực phẩm cho bà bầu và thai nhi khỏe mạnh. Đọc ngay!

7Đôi lời từ AVAKids

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp các mẹ có câu trả lời cho thắc mắc: bà bầu có nên ăn dứa không? Các mẹ hãy tin tưởng vào cơ thể mình, cảm giác thèm ăn luôn là dấu hiệu cơ thể đang cần các chất có trong món ăn đó.

Hoặc các mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để sắp xếp cho bản thân một chế độ ăn hợp lý giúp mẹ khỏe và bé phát triển tốt.

Cuối thai kỳ ăn dứa có tác dụng gì?

Dứa là loại quả được khuyến khích các mẹ bầu ăn trong tháng cuối của thai kì. Ngoài tác dụng bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho thai kì, lí dó chính khiến dứa trở thành loại quả lí tưởng trong giai đoạn này chính là dứa giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn.

Bà bầu nên ăn dứa ở tháng thứ mấy?

Ăn dứa trong tam cá nguyệt thứ 3 và trong suốt thai kỳ hoàn toàn an toàn. Thậm chí, bà bầu ăn dứa còn có thể nhận được nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nhiều người cho rằng ăn dứa có thể gây sảy thai hoặc chuyển dạ sớm.

Ăn dứa khi nào là tốt?

Thời điểm tốt nhất để bổ sung dứa là sau bữa ăn khoảng 2 giờ và hạn chế ăn nhiều vào buổi tối để tránh bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Thời điểm lớn nhất của dứa chín là giàu vitamin C, ít calo, không chất béo và cholesterol xấu. Ngoài ra, trái cây này cũng là một nguồn dồi dào canxi, kali, vitamin A, folate...

Tại sao phụ nữ mang thai không nên ăn dứa?

Theo phân tích, dứa chứa một loại enzyme tên là bromelain. Đây là một thành phần thường không được khuyến khích cho phụ nữ đang mang thai. Chúng có thể gây ra hoạt động làm phá vỡ cấu trúc protein cơ thể khiến bạn gặp phải vấn đề chảy máu bất thường.