Bài giảng văn 9 kiều ở lầu ngưng bích năm 2024

- Đoạn trích nằm trong phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc của Truyện Kiều. Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đọi Kiều bình phục sẽ gả nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới.

- Sau câu thơ đầu miêu tả cảnh trước lầu Ngưng Bích qua cảm nhận của Thúy Kiều, gợi nên nỗi niềm nhớ nhà, sự cô đơn, lạc lõng của nàng.

- Tám câu thơ tiếp theo là tâm trạng nhớ thương của Kiều ở nhiều sắc độ: nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ. Các câu thơ khắc họa sâu sắc nội tâm của Thúy Kiều, làm nổi bật sự thủy chung son sắt và lòng hiếu thảo, vị tha của nàng mà quên đi bản thân mình.

- Tám câu thơ cuối là những dự cảm của Thúy Kiều về tương lai. Cảnh vật được nhìn qua tâm trạng của Kiều tạo thành một bức tâm cảnh. Mỗi cảnh vật là một bức tranh về tương lai khác nhau. Điệp ngữ Buồn trông được lặp lại bốn lần tương ứng với bốn khung cảnh vừa là dự cảm, vừa nhấn mạnh nỗi ám ảnh trong tâm trạng của nàng.

- Đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du. Mỗi khung cảnh, đường nét đều ẩn chứa một tâm trạng, dự cảm về tương lai. Thiên nhiên được miêu tả từ xa đến gần, từ nhạt đến đậm, từ tĩnh đến động. Qua bức tranh thiên nhiên, tác giả thể hiện bức tranh tâm trạng của nhân vật với nhiều cung bậc khác nhau.

II. Soạn bài

Bài 1.

- Không gian trước lầu Ngưng Bích:

+ Không gian rộng lớn, mênh mông, bát ngát với “non xa”, “trăng gần” gợi sự chơ vơ, chênh vênh, trơ trọi của lầu Ngưng Bích.

+ Không gian trống trải, hoang vắng, không có dấu hiệu của sự sống với sự ngổn ngang của “Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”.

- Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín.

- Cảnh thoáng đãng nhưng lầu Ngưng Bích dường như trơ trọi đã góp phần khắc họa nỗi cô đơn, lẻ loi đến cùng cực của Thúy Kiều. Cả không gian và thời gian như giam hãm con người. Một chữ “bẽ bàng” đã lột tả sâu sắc tâm trạng của Kiều: vừa chán ngán, buồn tủi cho thân phận mình; vừa xấu hổ, sượng sùng trước mây sớm, đèn khuya.

Bài 2.

  1. Trong cảnh ngộ của mình, Kiều đã nhớ tới Kim Trọng và cha mẹ. Nàng nhớ Kim Trọng trước, cha mẹ sau. Đây là một trình tự hợp lí bởi lẽ: Khi quyết định bán mình chuộc cha, Thúy Kiều đã tạm làm tròn chữ hiếu nhưng đồng thời, nàng cũng buộc phải phụ tình chàng Kim. Bởi lẽ đó, Kiều luôn cảm thấy mặc cảm có lỗi với chàng Kim.
  1. Khi Kiều nhớ Kim Trọng, Nguyễn Du đã sử dụng từ “tưởng” để gợi lên những kỉ niệm đẹp đẽ, vẫn còn tươi nguyên, sống động giữa Thúy Kiều và Kim Trọng dưới trăng đêm nào. Kiều tưởng tượng ra cảnh Kim Trọng vẫn ngày đêm trông ngóng nàng mà vẫn chưa hề hay biết cảnh ngộ hiện tại của nàng.

Khi Kiều nhớ tới cha mẹ, Nguyễn Du lại sử dụng từ “xót” để diễn tả nỗi xót xa, lo lắng cho cha mẹ của Kiều mỗi lúc nghĩ đến cảnh tượng cha mẹ ngày đêm tựa cửa trông ngóng nàng trở về.

  1. Hoàn cảnh của Kiều thật đáng buồn, bất hạnh nhưng trái tim của Kiều đầy yêu thương, nhân hậu, vị tha. Nàng thực sự là một người tình thủy chung, một người con hiếu thảo.

Bài 3.

  1. Cảnh vật ở đây là “thực” [cảnh cửa biển chiều hôm nơi Kiều đang ngồi ở lầu Ngưng Bích nhìn ra] nhưng được “khúc xạ” qua tâm trạng của Kiều nên có phần hư ảo.

- Mỗi cảnh vật góp phần làm nổi bật tâm trạng của Thúy Kiều song lại có những nét riêng: những cánh buồm thấp thoáng xa xa nơi cửa bể chiều hôm gợi lên nỗi nhớ nhà da diết; những cánh hoa trôi man mác trên dòng nước gợi nhắc đến thân phận lạc loài của nàng; rồi màu xanh xanh bất tận của nội cỏ rầu rầu gợi tương lai mù mịt, u ám; để rồi cuối cùng, nỗi buồn dội lên thành một nỗi kinh hoàng “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. Tiếng sóng như một lời dự báo về kiếp người lưu lạc của Kiều.

  1. Điệp ngữ “buồn trông” tạo âm điệu trầm buồn, góp phần diễn tả nỗi buồn triền miên, dai dẳng trong tâm hồn Kiều.

Với tác giả, tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích Ngữ văn lớp 9 hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, dàn ý, phân tích, ....

  • Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích [trích Truyện Kiều] [hay nhất]
  • Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích [trích Truyện Kiều] [ngắn nhất]
  • Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích [trích Truyện Kiều] [siêu ngắn]

Đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích [trích Truyện kiều] - Ngữ văn lớp 9

Bài giảng: Kiều ở lầu Ngưng Bích - Cô Nguyễn Ngọc Anh [Giáo viên VietJack]

Nội dung đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Quảng cáo

Quảng cáo

I. Đôi nét về tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích

1. Vị trí đoạn trích

Đoạn trích nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc. Sau khi bị Mã Giam Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, nàng định tự vẫn, Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải đưa nàng ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích với lời hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế nhưng thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện và tàn bạo hơn

2. Bố cục

- 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều

- 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của Kiều

- 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn và dự cảm trước tương lai sóng gió

3. Giá trị nội dung

Quảng cáo

Đoạn trích đã miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đáng thương, nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo vị tha của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích

4. Giá trị nghệ thuật

Đoạn trích thành công ở nghệ thuật miêu tả nội tâm đặc sắc với bút pháp tả cảnh ngụ tình được coi là đặc sắc nhất trong Truyện Kiều

II. Dàn ý phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích

  1. Mở bài

- Giới thiệu một vài nét về tác giả Nguyễn Du: đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, một cây bút xuất sắc của nền văn học

- Truyện Kiều là tác phẩm được coi là hồn dân tộc; đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” được trích từ Truyện Kiều, qua đoạn trích nhà thơ đã vô cùng tinh tế và sâu sắc khi diễn tả được tâm trạng của Thúy Kiều qua cảnh vật.

II. Thân bài

1. 6 câu thơ đầu : Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Thúy Kiều

  1. 4 câu thơ đầu: bức họa về hoàn cảnh, không gian nơi Thúy Kiều ở

+ Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả là khung cảnh trước lầu Ngưng Bích qua điểm nhìn từ trên cao, từ tâm trạng của Kiều

Quảng cáo

+ “Khóa xuân”: khóa kín tuổi xuân, ở nơi đây, con người đã chẳng còn mong chờ đến tuổi thanh xuân nữa

+ “Non xa- trăng gần” đối nhau: tạo không gian xa rộng, nơi đây Kiều không có một người thân quen

+ Tác giả sử dụng từ ghép “bốn bề” đứng cạnh từ láy “bát ngát” gợi không gian rộng lớn không một bóng người,

+ Cảnh vật vốn có đường nét, màu sắc nhưng lại không đẹp, đã vậy còn gợi cảm giác cô đơn, rợn ngợp

⇒ Ở đây tác giả sử dụng vô cùng thành công bút pháp tả cảnh ngụ tình.

  1. 2 câu thơ sau: Tình của Kiều

+ Từ láy “bẽ bàng”: diễn tả nỗi xấu hổ tủi thẹn của Kiều, trong tâm trí nàng vẫn còn in đậm những sự việc vừa mới xảy ra: bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị ép làm gái lầu xanh rồi giờ bị giam lỏng nơi đây

+ Thành ngữ “mây sớm đèn khuya” : chỉ thời gian tuần hoàn khép kín,một mình Kiều nơi đây làm nổi bật nỗi bơ vơ

+ So sánh “Nửa tình nửa cảnh như chia tâm lòng” : nỗi lòng Kiều như bị chia ra làm hai, nửa dành cho cảnh nửa dành cho tình

⇒ Sáu câu thơ đầu được xây dựng bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, tả cảnh hoang vắng quạnh hiu để khắc họa rõ tâm trạng cô đơn của Kiều

2. 8 câu thơ tiếp : Nỗi nhớ người yêu và cha mẹ của Kiều

  1. Nỗi nhớ người yêu [4 câu đầu]

+ “Người dưới nguyệt chén đồng”: chỉ chàng Kim cùng lời thề nguyền đính ước

+ Động từ “tưởng” : Kiều hồi tưởng lại những kỉ niệm đẹp bên Kim Trọng

+ Hai động từ “trông, chờ” được tách ra đi kèm với các danh từ chỉ thời là “rày, mai”: Thúy Kiều lo chàng Kim cũng nhớ Kiều tha thiết

+ Thành ngữ biến thể “bên trời goc bể”: gợi ra không gian quê người xa xôi, cách trở.

+ Ẩn dụ “tấm son” kết hợp với câu hỏi tu từ “gột rửa bao giờ cho phai” tạo ra hai cách hiểu: thứ nhất tấm lòng Kiều không bao giờ quên được chàng Kim và thứ hai là tấm thân của Kiều đã bị làm nhục bao giờ mới gột rửa được.

⇒ Sự thủy chung son sắt của Kiều với người yêu

  1. Nỗi nhớ cha mẹ [4 câu tiếp theo]

Kiều nhớ thương cha mẹ:

+ Động từ “xót” lại kết hợp với câu hỏi tư từ : thể hiện sự đau đớn của nàng khi nhớ về cha mẹ

+ “Nắng mưa”: ẩn dụ thời gian trong tâm tưởng của Kiều khi xa gia đình

+ Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”: làm nổi bật sự lo lắng của Kiều, rồi đây ai sẽ quạt cho cha mẹ ngủ khi oi nóng, ai sẽ ủ chăn ấm cho cha mẹ khi trời giá lạnh

⇒ Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy Kiều vẫn lo cho cha mẹ ⇒ một người con có hiếu

3. 8 câu thơ cuối: Tâm trạng đau buồn của Kiều và dự cảm trước tương lai sóng gió

  1. 2 câu đầu: Bức tranh cửa bể lúc hoàng hôn

+ “Mênh mông cửa bể chiều hôm”: Giữa không gian bao la mênh mông Kiều cảm thấy nhớ quê hương, một nỗi buồn trào dâng da diết

+ Hình ảnh “con thuyền” gợi sự cô đơn, Kiều đang nhớ gia đình, không biết bao giờ mới được trở về

⇒ Nhìn cánh buồm lẻ loi trôi nỗi giữa sóng nước Kiều nghĩ đến thân phận mình cũng đang bị dòng đời đưa đẩy.

  1. 2 câu tiếp: Cảnh hoa trôi mặt nước

+ “Buồn trông”: gợi âm điệu buồn mênh mang, nỗi buồn nhân lên khi nàng nhìn thấy cánh hoa trôi lênh đênh vô định

+ Từ “trôi”: chỉ sự vận động nhưng ở thế bị động, nhũng cánh hoa trôi mặc sóng nước vùi dập như số phận Kiều cũng thế

  1. 2 câu tiếp: Cảnh nội cỏ rầu rầu

+ Từ “rầu rầu” được nhân hóa chỉ màu sắc của cỏ ⇒ thiên nhiên như nhuốm màu tâm trạng ⇒ bút pháp tả cảnh ngụ tình

+ Màu xanh nhợt nhạt héo hắt của cảnh vật chính là ẩn dụ cho tương lai mờ mịt vô vọng của Kiều

⇒ Kiều tuyệt vọng, mất phương hướng, đây vừa là tâm trạng vừa là cảnh ngộ của Thúy Kiều

  1. 2 câu cuối : Cảnh giông bão sóng gió và niềm dự cảm tương lai

+ Hình ảnh dữ dội xuất hiện: “gió cuốn mặt duyềnh”: ước ệ cho sóng gió cuộc đời đang bủa vây, cuốn lấy Kiều, những tai ương sắp ập đến đời nàng

+ Nhân hóa “sóng kêu”: gợi hình dung Kiều chới với giữa cái bất tận sục sôi trong lòng Kiều và quanh Kiều

+ “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: Trong lòng Kiều là tiếng sóng của buồn đau sợ hãi, dự cảm sóng gió dường như đang tiến đến rất gần Kiều

⇒ Câu thơ thể hiện dự cảm của Thúy Kiều về cuộc đời mình nhiều gian truân sóng gió

III. Kết bài

- Khẳng định những giá trị nghệ thuật làm nên thành công của đọa trích: thể thơ lục bát cổ truyền, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tinh tế kết hợp các biện pháp tu từ quen thuộc, điệp ngữ “buồn trông”…

- Đoạn trích thể hiện tâm trạng buồn đau, cô dơn hiu quạnh trước khung cảnh thiên nhiên cùng bao nỗi nhớ ùa về trong lòng

Bài giảng: Kiều ở lầu Ngưng Bích - Cô Nguyễn Dung [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 9 hay khác:

  • Mã Giám Sinh mua Kiều
  • Thúy Kiều báo ân báo oán
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
  • Lục Vân Tiên gặp nạn
  • Đồng chí

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

  • Soạn Văn 9 [hay nhất]
  • Soạn Văn 9 [bản ngắn nhất]
  • Soạn Văn 9 [cực ngắn]
  • Văn mẫu lớp 9
  • Tác giả - Tác phẩm Văn 9
  • Tài liệu Ngữ văn 9 phần Tiếng việt - Tập làm văn
  • 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 9
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 9
  • Đề thi Ngữ Văn 9 có đáp án
  • Ôn thi vào lớp 10 môn Văn

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 9 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề