Bài tập nhớ công thức nguyên hàm

Phương pháp nguyên hàm từng phần được biết đến là một trong những phương pháp để giải các bài toán nguyên hàm nâng cao. Đây cũng là một phương pháp khá phức tạp nên trong quá trình áp dụng, các em rất dễ nhầm lẫn. Trong bài viết này, Team Marathon Education sẽ giúp các em hiểu chính xác về phương pháp này cũng như các dạng nguyên hàm thường gặp và phương pháp giải hiệu quả.

>>> Xem thêm:

Nguyên hàm từng phần là gì?

Bài tập nhớ công thức nguyên hàm
Phương pháp nguyên hàm từng phần là gì (Nguồn: Internet)

Nguyên hàm từng phần là phương pháp phổ biến để tìm tích phân bất định của một hàm số phức tạp. Hàm số này thường sẽ chứa đồng thời hai trong số 4 hàm số sau: hàm số lượng giác, hàm số logarit, hàm số đa thức hay hàm số mũ.

Công thức tính nguyên hàm từng phần

Với hàm số u = u(x) và v = v(x) có đạo hàm và liên tục trên tập K thì ta có công thức tổng quát như sau:

Khi sử dụng phương pháp này các em cần lưu ý:

  • Thứ tự ưu tiên đặt u là “nhất log, nhì đa, tam lượng, tứ mũ”. Phần còn lại đặt là dv.
  • Với những nguyên hàm có chứa lượng giác và mũ thì các em có thể đặt u và dv dựa theo thứ tự lượng giác và mũ hoặc ngược lại. Tuy nhiên, các em phải sử dụng 2 lần tích phân từng phần và thống nhất theo đúng thứ tự.
  • Số lần thực hiện tích phân từng phần sẽ phụ thuộc vào bậc của hàm logarit và đa thức. Cụ thể:

\begin{aligned} &\footnotesize\circ\text{Biểu thức nguyên hàm }log_a^nf(x), ln^nf(x) \ \text{thì phải tính n lần tích phân}\\ &\footnotesize\text{từng phần.}\\ &\footnotesize\circ\text{Nếu biểu thức có chứa đa thức bậc n mà không chứa hàm logarit thì}\\ &\footnotesize\text{ các em cũng phải tính tích phân từng phần n lần.} \end{aligned}

Bài tập nhớ công thức nguyên hàm

Các dạng nguyên hàm từng phần thường gặp

Dạng 1: Tìm nguyên hàm của hàm số logarit

Tính nguyên hàm của hàm số logarit:

Trong đó, f(x) là một hàm của đa thức

  Phương Trình Đường Thẳng Trong Không Gian: Lý Thuyết và Bài Tập

Phương pháp để giải dạng toán này được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Tiến hành đặt:

\begin{cases}u=ln(ax+b)\\dv=f(x)dx\end{cases} \implies \begin{cases}du=\frac{a}{ax+b}dx\\v=\int f(x)dx\end{cases}

Bước 2: Sau khi đặt ở bước 1, ta có thể suy ra được:

Các em hãy xem ví dụ sau để hiểu rõ hơn về dạng toán này:

Ví dụ: Tính nguyên hàm của hàm số:

Dựa theo phương pháp giải ở trên, các em sẽ thấy được:

F(x)=\int f(x)dx = \int x.lnx.dx

Các em tiến hành đặt biểu thức ở dạng:

\begin{cases}u=lnx\\dv=xdx\end{cases} \implies \begin{cases}du=\frac{dx}{x}\\v=\frac{x^2}{2}\end{cases}

Theo phương pháp nguyên hàm từng phần sẽ có được:

F(x)=\frac{1}{2}x^2lnx-\frac{1}{2}\int xdx=\frac{1}{2}x^2lnx-\frac{1}{4}x^2+C

Dạng 2: Tìm nguyên hàm của hàm số mũ

Tính nguyên hàm của hàm số mũ:

Trong đó, f(x) là một hàm đa thức.

Phương pháp giải như sau:

Bước 1: Các em tiến hành đặt:

\begin{cases}u=f(x)\\dv=e^{ax+b}dx\end{cases} \implies \begin{cases}du=f'(x)dx\\v=\frac{1}{a}e^{ax+b}dx\end{cases}

Bước 2: Sau khi đặt ở bước 1, ta có được:

\int f(x)e^{ax+b}dx = uv-\int vdu

Các em tiếp tục theo dõi ví dụ sau:

Ví dụ: Tính nguyên hàm của biểu thức:

Cách giải:

Các em tiến hành đặt: 

\begin{cases}u=x\\dv=e^xdx\end{cases} \implies \begin{cases}du=dx\\v=e^x\end{cases}

Theo công thức tính nguyên hàm từng phần ta sẽ có được:

\begin{aligned} I&=\int xe^xdx\\ &=xe^x-\int e^xdx\\ &=xe^x-\int d(e^x)\\ &=xe^x-e^x+C \end{aligned}

Dạng 3: Tìm nguyên hàm của của hàm số lượng giác và hàm đa thức

Tính nguyên hàm của hàm số lượng giác:

\begin{aligned} &A=\int f(x)sin(ax+b)dx\\ &\text{Hoặc}\\ &B=\int f(x)cos(ax+b)dx \end{aligned}

Phương pháp giải:

Bước 1: Các em tiến hành đặt:

\begin{aligned} &\begin{cases}u=f(x)\\dv=sin(ax+b)dx\end{cases} \implies \begin{cases}du=f'(x)dx\\v=-\frac{1}{a}cos(ax+b)\end{cases}\\ &\text{Hoặc}\\ &\begin{cases}u=f(x)\\dv=cos(ax+b)dx\end{cases} \implies \begin{cases}du=f'(x)dx\\v=\frac{1}{a}sin(ax+b)\end{cases}\\ \end{aligned}

Bước 2: Thực hiện biến đổi thành:

\begin{aligned} &\int f(x)sin(ax+b)dx=uv-\int vdu\\ &\text{Hoặc}\\ &\int f(x)cos(ax+b)dx=uv-\int vdu\\ \end{aligned}

Các em có thể tham khảo bài tập sau để dễ hiểu hơn:

Ví dụ: Tính nguyên hàm của hàm lượng giác:

Dựa vào phương pháp giải ở trên, các em đặt:

\begin{cases}u=x\\dv=sinxdx\end{cases} \implies \begin{cases}du=dx\\v=-cosx\end{cases}\\

Áp dụng công thức, các em sẽ có được:

A=-xcosx+\int cosxdx=-xcosx+sinx+C

Dạng 4: Tìm nguyên hàm của hàm số lượng giác và hàm số mũ

Tính nguyên hàm của hàm số lượng giác và hàm số mũ:

\begin{aligned} &\int e^{ax+b}sin(cx+d)dx\\ &\text{Hoặc}\\ &\int e^{ax+b}cos(cx+d)dx \end{aligned}

Phương pháp giải được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Các em tiến hành đặt:

\begin{cases}u=sin(cx+d)\\dv=e^{ax+b}dx\end{cases} \text{Hoặc} \begin{cases}u=cos(cx+d)\\dv=e^{ax+b}dx\end{cases}

  • Bước 2: Dựa vào công thức tổng quát uv – ∫vdu để tính nguyên hàm.

Các em cũng cần lưu ý, ở dạng tính nguyên hàm của hàm số lượng giác và hàm số mũ này thì các em nên lấy nguyên hàm từng phần 2 lần. Ngoài ra, ở bước 1, các em cũng có thể đặt theo cách sau:

\begin{cases}u=e^{ax+b}\\dv=sin(cx+d)dx\end{cases} \text{Hoặc} \begin{cases}u=e^{ax+b}\\dv=cos(cx+d)dx\end{cases}

Sau đây là một bài tập để các em dễ hình dung hơn:

Ví dụ: Hãy tính nguyên hàm của hàm số sau:

Ta tiến hành đặt:

\begin{cases}u=sinx\\dv=e^xdx\end{cases} \implies \begin{cases}du=cosxdx\\v=e^x\end{cases}\\

Lúc này, các em có thể suy ra được:

I=e^xsinx-\int cosxe^xdx=e^xsinx-J

Và:

Để tính J, các em cần phải lấy nguyên hàm từng phần lần 2 như sau:

  Các Dạng Bài Tập Tổ Hợp Xác Suất Và Cách Giải Nhanh, Chính Xác Nhất

Đặt:

\begin{cases}u=cosx\\dv=e^xdx\end{cases} \implies \begin{cases}du=-sinxdx\\v=e^x\end{cases}\\

Ta có:

\begin{alignat*}{2} &J=e^xcosx+\int sinx.e^xdx\\ &=e^xcosx+I\\ &\small\text{Lúc này biểu thức nguyên hàm sẽ trở thành:}\\ &=e^xsinx-J\\ &=e^xsinx-(e^xcosx+I)\\ &\Leftrightarrow 2I=e^xsinx-e^xcosx\\ &\text{Vậy }I=\frac{1}{2}(e^xsinx-e^xcosx)+C \end{alignat*}

Bài tập nguyên hàm từng phần có đáp án

Dưới đây là một số bài tập nguyên hàm từng phần có lời giải cho các em học sinh tham khảo:

\begin{aligned} & \small \text{1)Tìm nguyên hàm của các hàm số sau: } \\ & \small \text{a. } f(x) = \int xsinxdx \\ & \small \text{b. } f(x) = \int xe^{3x}dx \\ & \small \text{c. } f(x) = \int x^2cosxdx \\ & \small \text{Lời giải: } \\ & \small \text{a. } \\ & \small \text{Đặt } \begin{cases} u = x \\ sinxdx = dv \end{cases} \iff \begin{cases} du = dx \\ v = -cosx \end{cases} \\ & \small \implies f(x) = \int xsinxdx = -xcosx + \int cosxdx = -xcosx + sinx + C \\ & \small \text{b. } \\ & \small \text{Đặt } \begin{cases} u = x \\ e^{3x}dx = dv \end{cases} \iff \begin{cases} du = dx \\ v = \frac{1}{3}e^{3x} \end{cases} \\ & \small \implies f(x) = \int xe^{3x}dx = \frac{1}{3}xe^{3x} - \frac{1}{3} \int e^{3x}dx = \frac{1}{3}xe^{3x} - \frac{1}{9} \int e^{3x}d(3x) \\ & \small = \frac{1}{3}xe^{3x} - \frac{1}{9}e^{3x} + C \\ & \small \text{c. } \\ & \small \text{Đặt } \begin{cases} u = x^2 \\ coxdx = dv \end{cases} \iff \begin{cases} du = 2xdx \\ v = sinx \end{cases} \\ & \small \implies f(x) = \int x^2cosxdx = x^2sinx - \int 2xsinxdx = x^2sinx - 2\int xsinxdx \\ & \small \text{Đặt } \begin{cases} u = x \\ sinxdx = dv \end{cases} \iff \begin{cases} du = dx \\ v = -cosx \end{cases} \\ & \small \implies f(x) = x^2sinx + 2xcosx - 2\int cosxdx = x^2sinx + 2xcosx - 2sinx + C \end{aligned}

\begin{aligned} &2) \text{Tìm nguyên hàm của hàm số } I=sinx.e^xdx\\ &Đặt\space \begin{cases} &u=sinx\\&dv=e^xdx \end{cases}\\ &\Rightarrow \begin{cases} &du=cosxdx\\&v=e^x \end{cases}\\ &\text{Khi đó nguyên hàm I trở thành}\\ &I=e^x.sinx-\int cosxe^xdx\\ &=e^xsinx-J\\ &J=\int cosxe^xdx\\ &=e^xsinx-J\\ &Đặt\space \begin{cases} &u=cosx\\ &dv=e^xdx \end{cases}\\ &\Rightarrow \begin{cases}&du=-sinxdx\\&v=e^x \end{cases}\\ &J=e^xcosx+\int sinxe^xdx\\ &=e^xcosx+I\\ &I=e^xsinx-J\\ &=e^xsinx-e^xcosx\\ &Vậy\space I=\frac{1}{2}(e^xsinx-e^xcosx)+C \end{aligned}

\begin{aligned} 3)\text{Tìm nguyên hàm } &D=\int x^2lnxdx\\ &Đặt:\\ &\begin{cases} u=lnx\\x^2dx=dv \end{cases} \leftrightarrow \begin{cases} du=\frac{dx}{x}\\v=\frac{x^3}{3} \end{cases}\\ &\rightarrow I= \int x^2lnxdx=\frac{x^3}{3}ln-\int \frac{x^3}{3}.\frac{dx}{x}= \frac{x^3}{3}-\frac{x}{9}+C \end{aligned}

\begin{aligned} &4)\int(2-x).sinxdx\\ &Đặt \begin{cases}u=2-x\\dv=sinxdx \end{cases} &\Rightarrow &\begin{cases} &du=-dx\\&v=-cosx \end{cases}\\ &\text{Theo công thức tích phân từng phần}\\ & \int(2-x).sinxdx\\&=(2-x).(-cosx)-\int cosxdx\\ &=(x-2).cosx-sinx+C \end{aligned}

\begin{aligned} &5) \int\frac{1}{(sinx+cosx)^2}dx\\ &=\int \frac{1}{[\sqrt{2}.cos(x-\frac{\pi}{4})]^2}dx\\ &= \int \frac{1}{2cos^2(x-\frac{\pi}{4})}dx\\ &=\frac{1}{2}tan(x-\frac{\pi}{4})+C \end{aligned}

\begin{aligned} &6) \text{Tìm nguyên hàm của hàm số sau:} \int \frac{1}{(1+x)(2-x)}dx\\ &=\int\frac{1+x+2-x}{3(1+x)(2-x)}dx\\ &=\int \frac{1+x}{3(1+x)(2-x)}dx+\int\frac{2-x}{3(1+x)(2-x)}dx\\ &=\frac{1}{3}\int \frac{1}{2-x}dx+\frac{1}{3}\int\frac{1}{1+x}dx\\ &=\frac{-1}{3}.ln|2-x|+\frac{1}{3}ln|1+x|+C\\ &=\frac{1}{3}ln|\frac{1+x}{2-x}|+C \end{aligned}

\begin{aligned} & 7) \text{Tìm nguyên hàm} \int \frac{1}{\sqrt{1+x}+\sqrt{x}}dx\\ &=\int \frac{(x+1)-x}{\sqrt{x+1}\sqrt{x}}dx\\ &=\int \frac{(\sqrt{x+1}-\sqrt{x})(\sqrt{x+1}+\sqrt{x})}{\sqrt{x+1}+\sqrt{x}}dx\\ &=\int(\sqrt{x+1}-\sqrt{x})dx\\ &=\frac{2}{3}(x+1)^{\frac{3}{2}}-\frac{2}{3}.x^{\frac{3}{2}}+C\\ &=\frac{2}{3}(x+1)\sqrt{x+1}-\frac{2}{3}x\sqrt{x}+C \end{aligned}

\begin{aligned} &8) \text{Tìm nguyên hàm của} \int \frac{e^{3x}+1}{e^x+1}dx\\ &=\int \frac{(e^x+1)(e^{2x}-e^x+1)}{e^x+1}dx\\ &=\int(e^{2x}-e^x+1)dx\\ &=\int(e^{2x}-e^{x}+1)dx\\ &=\frac{1}{2}e^{2x}-e^{x}+x+C \end{aligned}

\begin{aligned} & 9)\text{Cho nguyên hàm }\int xcos^2xdx=mx^2+xsin2x+pcos2x+C\space \text{trong đó m,n,p} \in R.\space \\&\text{Tính giá trị của P=m+n+p}\\ & \text{Ta có }: I=\int x\frac{1+cos2x}{2}dx=\frac{1}{2}\int xdx+\frac{1}{2}\int xcos2xdx\\ &Đặt\\ &\begin{cases}u=x\\dv=cos2xdx \end{cases} \Rightarrow \begin{cases} du=dx\\v=\frac{sin2x}{2} \end{cases}\\ &xcos2xdx=\frac{xsin2x}{2}-\int \frac{sin2xdx}{2}=\frac{xsin2x}{2}+\frac{cos2x}{4}+C\\ &\Rightarrow I=\frac{1}{4}x^2+\frac{1}{4}xsin2x+\frac{1}{8}cos2x+C\Rightarrow m+n+p=\frac{5}{8} \end{aligned}

\begin{aligned} &10)\space Cho\space F(x)=x^2+1\text{là một nguyên hàm của hàm số }\frac{f(x)}{x}.\text{Tìm nguyên hàm của }f'(x)lnx\\ &Đặt \begin{cases} u=lnx\\dv=f'(x)dx \end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} du=\frac{dx}{x}\\v=f(x) \end{cases}\\ &Suy \space ra \int f'(x).lnxdx=lnx.f(x)-\int\frac{f(x)}{x}dx\\ &Ta\space có\space F'(x)=\frac{f(x)}{x} \Leftrightarrow2x=\frac{f(x)}{x}\Leftrightarrow f(x)=2x^2\\ &Do\space đó\int f'(x).lnxdx=2x^2.lnx-x^2-1+C=x^2(2lnx-10)+C \end{aligned}

Học livestream trực tuyến Toán - Lý - Hóa - Văn - Anh - Sinh bứt phá điểm số 2022 – 2023 tại Marathon Education

Marathon Education là nền tảng học livestream trực tuyến Toán - Lý - Hóa - Văn - Anh - Sinh uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam dành cho học sinh từ lớp 8 đến lớp 12. Với nội dung chương trình giảng dạy bám sát chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Marathon Education sẽ giúp các em lấy lại căn bản, bứt phá điểm số và nâng cao thành tích học tập.

  Số Phức Liên Hợp Là Gì? Các Tính Chất Và Cách Tìm Số Phức Liên Hợp

Tại Marathon, các em sẽ được giảng dạy bởi các thầy cô thuộc TOP 1% giáo viên dạy giỏi toàn quốc. Các thầy cô đều có học vị từ Thạc Sĩ trở lên với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và có nhiều thành tích xuất sắc trong giáo dục. Bằng phương pháp dạy sáng tạo, gần gũi, các thầy cô sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Marathon Education còn có đội ngũ cố vấn học tập chuyên môn luôn theo sát quá trình học tập của các em, hỗ trợ các em giải đáp mọi thắc mắc trong quá trình học tập và cá nhân hóa lộ trình học tập của mình.

Với ứng dụng tích hợp thông tin dữ liệu cùng nền tảng công nghệ, mỗi lớp học của Marathon Education luôn đảm bảo đường truyền ổn định chống giật/lag tối đa với chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt nhất.

Nhờ nền tảng học livestream trực tuyến mô phỏng lớp học offline, các em có thể tương tác trực tiếp với giáo viên dễ dàng như khi học tại trường.

Khi trở thành học viên tại Marathon Education, các em còn nhận được các sổ tay Toán – Lý – Hóa “siêu xịn” tổng hợp toàn bộ công thức và nội dung môn học được biên soạn chi tiết, kỹ lưỡng và chỉn chu giúp các em học tập và ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn.

Marathon Education cam kết đầu ra 8+ hoặc ít nhất tăng 3 điểm cho học viên. Nếu không đạt điểm số như cam kết, Marathon sẽ hoàn trả các em 100% học phí. Các em hãy nhanh tay đăng ký học livestream trực tuyến Toán – Lý – Hóa – Văn lớp 8 – lớp 12 năm học 2022 – 2023 tại Marathon Education ngay hôm nay để được hưởng mức học phí siêu ưu đãi lên đến 39% giảm từ 699K chỉ còn 399K.

Các khóa học online tại Marathon Education

Hy vọng những thông tin mà Team Marathon Education đã chia sẻ ở trên có thể giúp các em hiểu rõ hơn về công thức tính nguyên hàm từng phần. Bên cạnh đó, các em cũng làm quen được với các dạng toán thường gặp và cách giải nhanh, chính xác nhất. Các em hãy chú ý học bài và đừng quên ôn tập để áp dụng giải các bài tập khi cần nhé. Chúc các em học tốt!