Bài tập về phép cộng các số nguyên

MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ

TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN

Bài 1: Tính

a] [ -57] + 47

b] 469 + [ -219 ]

c] 195 + [ -200 ] +205.

Bài 2: Tính nhanh :

a] 465 + [58 + [−465] + [−38]]

b] Tổng của tất cả các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn hoặc bằng 15.

Bài 3:

 

Hai ô tô cùng xuất phát từ O đi về phía A hoặc B [hình bên dưới]. Ta quy ước chiều từ O đến B là chiều dương và chiều ngược lại từ O đến A là chiều âm. Hỏi sau một giờ hai ô tô cách nhau bao nhiêu ki – lô-mét. Nếu vận tốc của chúng lần lượt là:

a] 40km/h và 30km/h

b] 40km/h và -30km/h

Bài 4: Hình dưới biểu diễn một người đi từ O đến A rồi quay về B. Đặt một bài toán phù hợp với hình vẽ này.

 

Bài 5: Đố vui: Hai bạn Hồng và Hà tranh luận với nhau: Hồng bảo rằng có hai số nguyên mà tổng của chúng nhỏ hơn một số hạng và lớn hơn số hạng kia, Hà bảo rằng không thể có được. Theo bạn: Ai đúng? Nêu một ví dụ làm căn cứ.

Bài 6: Điền số thích hợp vào ô trống:

 

Bài 7: Hãy nhận xét sự thay đổi [tăng, giảm] của các số trong mỗi dãy số sau và viết hai số tiếp theo của mỗi dãy số đó. Mỗi dãy số mới có 5 dãy số, hãy tính tổng của mỗi dãy số đó.

a] 6, 1, -4, …

b] -13, -6, 1,…

Bài 8: Đố: Điền các số 0,1,-1,2,-2,3,-3,4,-4 vào các ô ở hình vuông bên [mỗi số một ô] sao cho tổng của ba số trên hàng ngang, hàng dọc, đường chéo đều bằng 0.

Bài 9: Tính giá trị của biểu thức: x + 255, biết x = [-47] + 45.

Bài 10: Tìm x ∈ Z, biết: x + [-23] = [-100] + 77.

Bài 11: Cho a ∈ Z. Tính tổng S=a+|a|+a+|a|+...+a+|a|S=a+|a|+a+|a|+…+a+|a| gồm 50 số hạng.

ĐÁP ÁN

Bài 1:

a] -10

b] 250

c] 200

Bài 2:

a] ĐS: 58 + [-38] = 20

b] ĐS: 0 vì là tổng của các cặp số đối nhau và số 0.

Bài 3:

a] Sau một giờ ôtô thứ nhất đến điểm M, ôtô thứ 2 đến điểm N. Theo hình trên 2 ôtô cách nhau  10 [km]

b] Sau một giờ ôtô thứ nhất đến điểm M, ôtô thứ 2 đến điểm E. Theo hình trên 2 ôtô cách nhau  70[km]

Bài 4:

Có thể đặt một bài toán như sau: Một người bước từ O về phía A 15 bước rồi quay lại bước về phía B 25 bước. Hỏi người đó cách điểm đứng ban đầu O bao nhiêu bước?

Bài 5:

Hồng đúng, vì tổng của một số nguyên dương và một số nguyên âm lớn hơn số hạng âm và nhỏ hơn số hạng nguyên dương.

Chẳng hạn: -3 < [-3] + 2 = -1 < 2

 Bài 6:

 

Bài 7:

a] 6, 1, -4, -9, -14. Tổng bằn -20

b] -13, -6, 1, 8, 15. Tổng bằng 5

Bài 8: Xem bảng dưới

[HS tự nghĩ cách khác]

Bài 9:

x + 255 = [-47] + 45 + 255 = [-47] + 300 = 253

Bài 10:

x + [-23] = [-100] + 77 = -23

Vậy x = 0

Bài 11:

Vì a ∈ Z nên a có thể lớn hơn 0, nhỏ hơn 0 hoặc bằng 0.

Nếu a > 0 thì |a|=a, nên S = 50a.

Nếu a < 0 thì a+|a|=0 nên S = 0.

Nếu a = 0 thì S = 0.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách [Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều]. Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

03:12:4203/12/2019

Bài viết này chúng ta sẽ tóm tắt lý thuyết về số nguyên, hệ thống một số dạng bài tập về số nguyên, cộng trừ các số nguyên âm qua đó giải các bài tập toán cơ bản và nâng cao về số nguyên để các em nắm vững phần nội dung này.

A. Lý thuyết về số nguyên

1. Số nguyên

- Tập hợp: {...; -3 ; -2 ; -1; 0 ; 1; 2; 3;...} gồm các số nguyên âm, số 0 và số nguyên dương là tập hợp các số nguyên.

- Tập hợp các số nguyên được kí hiệu là

.

- Số 0 không phải là số nguyên âm, cũng không phải là số nguyên dương.

2. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên

- Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a.

* Ví dụ: |-15| = 15; |9| = 9.

3. Cộng hai số nguyên cùng dấu

- Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên.

- Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu "-" trước kết quả.

* Ví dụ 1: [+2] + [+5] = 2 + 5 = 7

* Ví dụ 2: [-10] + [-15] = -[10 + 15] = -25

4. Cộng hai số nguyên khác dấu

- Hai số đối nhau có tổng bằng 0.

- Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng [số lớn trừ số bé] rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.

* Ví dụ 1: [-3] + [+3] = 0

* Ví dụ 2: [-83] + 42 = – [83 – 42] = -41

5. Tính chất cơ bản của phép cộng số nguyên

- Tính chất giao hoán: a + b = b + a

- Tính chất kết hợp: [a + b] + c = a + [b + c]

- Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a

- Cộng với số đối : a + [-a] = 0

- Tính chất phân phối : a.[b + c] = a.b + a.c

6. Phép trừ hai số nguyên

- Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b.

 a – b = a + [-b]

7. Quy tắc dấu ngoặc

- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "-" đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu "+" chuyển thành dấu "-" và dấu "-" chuyển thành dấu "+".

- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn được giữ nguyên.

* Ví dụ: 36 – [12 + 20 – 9] = 36 – 12 – 20 + 9 = 24 – 20 + 9 = 4 + 9 = 13.

- Khi hình thành ngoặc, nếu ta đặt dấu "-" đằng trước dấu ngoặc thì tất cả các số hạng ban đầu khi cho vào trong ngoặc đều phải đổi dấu. Dấu "-" chuyển thành dấu "+" và dấu "+" chuyển thành dấu "-".

- Khi hình thành ngoặc, nếu ta đặt dấu "+" đằng trước dấu ngoặc thì tất cả các số hạng bạn đầu khi cho vào trong ngoặc đều phải được giữ nguyên dấu.

* Ví dụ: 105 - 32 - 68 = 105 - [32 + 68] = 105 - 100 = 5.

8. Quy tắc chuyển vế

- Khi chuyển vế mốt số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu "+" chuyển thành dấu "-" và dấu "-" chuyển thành dấu "+".

 A + B + C = D ⇔ A + B = D – C

9. Nhân hai số nguyên

- Muốn nhận hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-“ trước kết quả nhận được.

* Ví dụ: 10.[-2] = -20

- Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu "+" trước kết quả của chúng.

* Ví dụ: [-6].[-7] = 42

Nguyên tắc nhớ: Cùng dấu thì Dương, khác dấu thì Âm.

B. Bài tập về số nguyên, các phép toán cộng trừ số nguyên âm

° Dạng 1: So sánh các số nguyên

* Phương pháp:

Cách 1: Sử dụng trục số:

- Biểu diễn các số nguyên cần so sánh trên trục số;

- Giá trị các số nguyên tăng dần từ trái qua phải.

 Cách 2: Căn cứ vào các nhận xét sau:

- Số nguyên dương lớn hơn 0

- Số nguyên âm nhỏ hơn 0

- Số nguyên dương lớn hơn số nguyên âm

- Trong hai số nguyên dương, số nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn thì số ấy lớn hơn;

- Trong hai số nguyên âm, số nào có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn thì số ấy lớn hơn.

* Ví dụ 1 [bài 12 trang 73 SGK Toán 6 Tập 1]:

a] Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần: 2; -17; 5; 1; -2; 0.

b] Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: -101; 15; 0; 7; -8; 2001.

* Lời giải [bài 12 trang 73 SGK Toán 6 Tập 1]:

a] Dãy số nguyên được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:

 –17 < –2 < 0 < 1 < 2 < 5.

b] Dãy số nguyên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:

 2001 > 15 > 7 > 0 > –8 > –101.

* Ví dụ 2: Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần.

 5 ; -16 ; 0 ; 25 ;-7 ; -12; 36.

* Lời giải:

- Dãy được sắp xếp tăng dần như sau:

 -16 < -12 < -7 < 0 < 5 < 25 < 36

* Ví dụ 3: Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần.

 -18 ; -29; 13; 0; 27; 39 ; -103; -3.

* Lời giải:

- Dãy được sắp xếp giảm dần như sau:

 39 > 27 > 13 > 0 > -3 > -18 > -29; -103.

* Ví dụ 4 [bài 11 trang 73 SGK Toán 6 Tập 1] : Điền dấu ">" "=" "

Chủ Đề