Bánh chưng giữ được bao lâu

Bánh chưng và bánh tét là hai loại bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Bánh được sử dụng xuyên suốt một thời gian Tết, lại làm từ những nguyên liệu tự nhiên không chất bảo quản cộng với thời tiết khi vào Tết nên bánh rất dễ ôi thiu hoặc nấm mốc. Bánh chưng bị hỏng sẽ sinh ra độc tố aflatoxin, nếu vẫn ăn rất dễ dẫn tới ngộ độc, rối loạn tiêu hóa… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, bảo quản bánh chưng trong dịp Tết để bánh vẫn thơm ngon, bổ dưỡng và sử dụng an toàn là điều rất quan trọng.

Nguyên nhân:

Một phần nguyên nhân chủ yếu là thời tiết, vì thời tiết ở Việt Nam ẩm thấp, nóng ẩm... Dịp Tết là vào mùa đông lạnh thì bánh ít ảnh hưởng hơn, nhưng cũng có những năm dịp Tết lại nắng nóng cho nên bánh chưng rất nhanh hỏng. Bên cạnh đó, công đoạn ban đầu như chọn nguyên liệu gói bánh chưng, sơ chế nhân hay khi luộc bánh sai cách cũng làm cho bánh nhanh bị hỏng hơn.

Một số phương pháp để bảo quản bánh chưng trong những ngày Tết không bị mốc, hỏng:

- Lá gói bánh phải thật sạch:

Để bánh chưng bảo quản được lâu hơn thì ở công đoạn chọn nguyên liệu, gói và luộc bánh chưng phải đúng. Mọi người có thể thử áp dụng, tham khảo những cách sau đây:

Lá dong hoặc lá chuối gói bánh phải thật sạch sẽ và khô ráo. Lá sau khi mua về cần được rửa sạch bằng nước ấm, lau bằng khăn sạch và phơi khô ráo dưới ánh nắng. Một số vùng miền có thể luộc lá dong trước, rồi gói bánh như thế bánh sẽ để được lâu hơn bình thường. Có thể cách làm này mọi người sẽ không quen nhưng cũng nên áp dụng vì đó là cách làm để bánh giữ được độ ngon và lâu hơn.

- Lưu ý ngay từ khi làm bánh

+ Gói bánh chặt tay giúp bánh không lại gạo và ẩm mốc

+ Trong quá trình gói bánh, nên chú ý không nên thắt quá chặt tay. Thắt quá chặt tay sẽ làm bánh bị lại gạo làm ảnh hưởng đến chất lượng và độ ngon của bánh. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên gói bánh lỏng, hãy buộc vừa chặt tay. Vì khi buộc lỏng, bánh sẽ mềm và rời rạc làm bánh dễ hư hơn.

- Luộc bánh chín thật kỹ

Bánh cần được luộc thật kỹ để bánh chín đều và gạo nếp nở thật đều. Sau khi luộc chín, đem bánh ra một chậu nước sạch, tốt nhất là dùng một chậu nước đã đun sôi, để nguội và còn ấm tay. Rửa từng bánh cho hết lớp nhớt trong quá trình luộc trên bề mặt lá bên ngoài bánh. Nên bảo quản bánh chưng trong ngăn mát tủ lạnh là tốt nhất.

- Làm ráo nước sau khi luộc chín

Bánh chưng sau khi luộc bạn xếp bánh trên sàn gỗ có lót một tấm vải ép cho thoát nước. Đặc biệt, bạn cần để một tấm bìa bên bánh chưng, rồi đặt một vật nặng lên để ép bánh. Mỗi cái bánh, được gói lại bằng giấy báo và xếp vuông vắn trên bàn. Bánh được làm như vậy sẽ bảo quản được lâu hơn, ít bị mốc hơn. Sau khi hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản.

Đối với bánh tét, sau khi chín, hãy treo chúng lên cao cho nước rỏ xuống thật ráo. Nhớ treo ở nơi thoáng mát, không bụi và không bị ánh nắng trực tiếp nhé và các vị trí này phải tránh chuột, gián, côn trùng đục khoét.Bánh khô ráo được làm như vậy sẽ bảo quản được lâu hơn, ít bị mốc hơn.

- Dùng đến đâu chỉ cắt đến đó và bảo quản kỹ

Một chiếc bánh chưng hoặc bánh tét thường có kích thước khá to, mỗi lần ăn, chúng ta thường chỉ ăn 1 góc nhỏ hoặc 1 khoanh tròn. Phần còn lại hãy dùng giấy thực phẩm bảo quản lại, tránh để bánh tiếp xúc với bụi bặm và không khí.

- Bảo quản bánh trong tủ lạnh

Tốt nhất là bạn nên bảo quản bánh chưng vá bánh tét trong ngăn mát của tủ lạnh thì bánh sẽ để được lâu hơn bình thường. mặc dù cách này khiến bánh nhanh bị cứng, hạt gạo bị co lại và hơi sượng [nhiều người gọi là lại gạo]. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải giữ lạnh, bạn có thể bảo quản bánh trong ngăn mát ở nhiệt độ 5-10 độ C.
Trong quá trình bảo quản bánh chưng, cần thường xuyên kiểm tra bánh để xem bánh có ẩm mốc không. Khi bánh xuất hiện nấm mốc nhẹ, thường thì lớp nấm này chỉ mới bám bên ngoài lá gói, bạn hơ bánh trên lửa nhằm loại bỏ nấm mốc, dùng màng bọc thực phẩm gói bánh lại là bạn có thể tiếp tục bảo quản.

+ Nếu bánh có tình trạng lại gạo [nếp bị khô, cứng], bạn có thể mang bánh đi luộc [nếu chưa bóc bỏ lớp vỏ] hay hấp lại bánh.

+ Mỗi lần ăn nên làm nóng bánh chưng và bánh tét bằng lò vi sóng hoặc hấp lại. Bạn cũng có thể chiên bánh chưng nhưng không nên ăn thường xuyên vì bánh sẽ thấm khá nhiều dầu sau những lần chiên.

Lưu ý:  Không ăn bánh khi bánh đã bị thiu hoặc mốc.

Vì tiếc nên khi phát hiện bánh mốc vỏ, nhiều người lại gọt bỏ phần ngoài của bánh rồi rán lên ăn. Ăn bánh như vậy rất dễ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc. Tốt nhất không nên ăn những thực phẩm đã bị mốc như vậy.

Tất cả các thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin. Loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm. Vì thế, người dân không nên tiếc mà cần mạnh dạn vứt bỏ những thực phẩm đã bị nấm mốc, tuyệt đối không ăn.

Bánh chưng hay bánh tét có thể bảo quản lâu nếu được bảo quản đúng cách. Với những chia sẻ phía trên của PassionLink, bạn đã biết cách bảo quản 2 loại bánh quen thuộc này rồi đúng không? Hãy cùng nhau áp dụng nhé, chúc các bạn thành công!

Xem thêm Gói bánh tét có khó như bạn nghĩ? tại đây!

Bánh chưng, bánh tét là món ăn ngon truyền thống trong dịp Tết của người Việt Nam. Tuy nhiên, chúng rất dễ bị ôi thiu, lên mốc nếu không bảo quản đúng cách. Điện Máy Chợ Lớn sẽ mách bạn cách bảo quản bánh chưng, bánh tét lâu ngày, không thiu mốc nhé!

Cách bảo quản bánh tét thơm ngon, an toàn

Nhiều gia đình lo sợ bánh tét nhanh cứng, bị sượng [còn gọi là lại gạo] khi bảo quản bánh trong tủ lạnh. Nhưng với thời tiết nóng ẩm như Việt Nam, bánh tét rất nhanh thiu, mốc. Bạn vẫn có thể treo bánh nơi thoáng mát, không bụi bẩn, tránh ánh nắng trực tiếp, để bảo quản được 2 – 3 ngày. Lưu ý, không cất bánh vào tủ hay để bánh trong túi kín, bánh bị hầm hơi sẽ rất mau hư.

Đang xem: Cách bảo quản bánh chưng sau tết

Để giữ bánh tét không bị hỏng trong 2-3 ngày, bạn nên treo bánh nơi thoáng mát.

Nếu muốn bảo quản lâu hơn bạn nên cho bánh vào tủ lạnh, khi dùng thì đem hấp lại hoặc chiên ăn rất ngon. Bạn có thể tăng thời hạn sử dụng bánh tét lên đến khoảng 15 ngày, khi cho bánh vào ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, bạn mất nhiều thời gian rã đông bánh và cần luộc lại bánh khi dùng.

Cách bảo quản bánh chưng không bị mốc suốt Tết

Với bánh chưng, bạn vẫn có thể bảo quản được khoảng 7 đến 10 ngày ở điều kiện bên ngoài. Thế nhưng còn tuỳ thuộc vào khâu gói bánh buột chặt không, điều kiện môi trường ở từng nơi mà thời gian có thể chênh lệch. Sau khi nấu chín bánh chưng, bạn nên dùng nước sạch rửa lại bánh, để loại bỏ các chất nhựa có trong lá. Rồi treo bánh tại ở thoáng mát, giúp bánh khô ráo hoàn toàn. Cuối cùng bạn đặt bánh lên một tấm bìa và dùng vật nặng ém bánh chặt lại hơn.

Đặt một tấm bìa lên bánh chưng, rồi dùng vật nặng đè lên để ép hết nước ra ngoài.

Nếu muốn tăng thời gian bảo quản, bạn nên đặt chúng trong ngăn mát tủ lạnh. Trong suốt thời gian bảo quản, cần thường xuyên kiểm tra xem bánh có bị nấm mốc hay không. Mỗi lần ăn bạn cho vào lò vi sóng hoặc hấp và cũng có thể chiên bánh.

Để bánh được bảo quản được khoảng 15 đến 20 ngày, bạn cất giữ bánh trong ngăn đá tủ lạnh. Bạn cần để bánh còn nguyên vẹn lá gói khi cho ngăn đá tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó. Sau khi cắt bạn dùng màng bọc thực phẩm bao kín bánh lại và đặt lại vào tủ.

Bánh chưng, bánh tét rất dễ bị thiu, mốc nếu không biết cách bảo quản.

Lưu ý khi bảo quản bánh chưng và bánh tét

– Lá gói bánh chưng, bánh tét thường là lá dong, lá chuối. Trước khi tiến hành gói bánh, bạn cần phải rửa kĩ bằng nước sạch, trụng lá 1 lượt nhanh qua nước nóng để loại bỏ vi khuẩn, như vậy bánh sẽ giữ được lâu hơn.

Xem thêm: Tổng Hợp Các Cách Bảo Quản Sữa Đặc Khi Không Có Tủ Lạnh Là, Cách Bảo Quản Sữa Đặc Es Tủ Lạnh Là

– Nên dùng dao sạch để cắt bánh, tránh tình trạng dao còn bám thực phẩm hay bụi. Bởi vì chất bẩm từ thực phẩm khác dính vào bánh, dễ gây ra nấm mốc, ôi thiu.

Dùng dao sạch để cắt bánh tét, bánh chưng.

– Trong khi gói bánh, bạn không nên gói bánh quá chặt tay hoặc quá lỏng. Nếu gói bánh quá chặt sẽ lám bánh dễ bị lại gạo ảnh hưởng đến chất lượng của bánh. Còn nếu gói bánh quá lỏng, thì bánh khi nấu sẽ rời rạc và dễ bị hỏng hơn.

– Khi bánh xuất hiện nấm mốc nhẹ ở bên ngoài lá gói, bạn có thể hơ bánh trên lửa nhằm loại bỏ nấm mốc, sau đó dùng màng bọc thực phẩm gói bánh lại và tiếp tục bảo quản.

– Bánh cần được luộc chín thật kỹ để gạo nếp nở thật đều, bánh mềm ngon và giữ được lâu, tránh tình trạng ẩm mốc ngược từ phần nhân ra phần vỏ. Sau khi luộc bánh chín bạn nên lấy bánh ra để bánh hơi nguội, rồi cho bánh vào một chậu nước sạch và rửa cho bánh hết lớp mỡ bên ngoài lá gói, giúp giữ bánh được lâu hơn.

– Nếu bánh có tình trạng lại gạo [nếp bị khô, cứng], bạn có thể mang bánh đi luộc [nếu chưa bóc bỏ lớp vỏ] hay hấp lại bánh.

Theo các chuyên gia, thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin. Loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người dùng, dễ gây ung thư, sau một thời gian dài tích tụ. Vì thế, tuyệt đối không ăn những thực phẩm đã bị nấm mốc.

Xem thêm: Mách Bạn Cách Bảo Quản Xôi Nóng Lâu Để Bán Cả Buổi Mà Ít Người Biết

Với các mẹo trên đây, bạn có thể bảo quản bánh chưng, bánh tét lâu ngày mà không lo bị hỏng, ôi thiu, hãy áp dụng ngay cho dịp Tết này nhé.

See more articles in category: Cách bảo quản

Video liên quan

Chủ Đề