Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự là gì

Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự [TNDS] Bắt buộc là một trong những giấy tờ quan trọng mà chủ phương tiện cần đem theo khi tham gia giao thông. Loại hình bảo hiểm này có thật sự cần thiết cho chủ phương tiện không, và mức bảo hiểm của loại hình này là bao nhiêu? Cùng khám phá câu trả lời của MSIG thông qua bài viết này nhé!

Bảo hiểm TNDS Bắt buộc của chủ xe cơ giới là loại hình mà các cá nhân hoặc doanh nghiệp phải mua theo luật định và được xem là chính sách an sinh xã hội của Nhà nước, nhằm bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông do xe cơ giới gây ra, mặt khác giúp giảm thiểu gánh nặng tài chính cho chủ xe cơ giới trước những rủi ro bất ngờ.

Theo Thông tư số 22/2016/TT-BTC, khi xảy ra rủi ro, tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, đơn vị bảo hiểm có thể sẽ bồi thường cho chủ xe phần trách nhiệm dân sự này với mức trách nhiệm lên đến 100 triệu đồng/1 người/vụ. Thông tư mới ban hành đầu năm 2021 có thể sẽ nâng mức trách nhiệm lên đến 150 triệu đồng/1 người/vụ.

Quy định này đã hỗ trợ phần nào khó khăn về mặt tài chính cho chủ xe cũng như gia đình nạn nhân, chứng minh được tính ưu việt của chính sách trong thời gian qua. Thủ tục bồi thường đơn giản để người bị thiệt hại xác định được mức chi trả.

Theo thống kê, tính đến cuối năm 2019 cả nước đã có gần 60 triệu xe môtô, xe máy, tăng gần 80% so với năm 2011.

Bùng nổ xe máy mang đến nhiều hệ lụy, kéo theo tỷ lệ tai nạn giao thông không ngừng tăng lên, đẩy nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần… tăng gánh nặng chăm sóc sức khỏe lên toàn xã hội cũng như đẩy lùi sự phát triển kinh tế của đất nước.

Do vậy, việc tham gia Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc là vô cùng cần thiết và mang lại lợi ích thiết thực cho chủ xe cũng như xã hội. Vừa thể hiện chủ xe là công dân gương mẫu, tuân thủ luật pháp, vừa giúp bảo vệ bản thân trước các rủi ro tài chính nếu điều không may xảy đến.

Mức phí không cao và sản phẩm có thể được mua dễ dàng tại các công ty bảo hiểm, mua trực tuyến hoặc ở các đại lý ôtô, xe máy… Vì vậy nếu chưa có Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc, các chủ xe cần tham gia ngay từ hôm nay để luôn an tâm trước các rủi ro không lường trước có thể xảy ra.

Chỉ bằng một vài thao tác đơn giản, chủ xe cơ giới có thể sở hữu ngay Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Bắt buộc của MSIG. Mua online 3 phút, nhận ngay Giấy chứng nhận điện tử:

- Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự [TNDS] Bắt buộc dành cho Xe máy

- Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự [TNDS] Bắt buộc dành cho Ô tô

Nguồn Sưu tầm.

Ngày 15/01/2021 Chính Phủ ban hành Nghị định số 03/2021/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự [TNDS] của chủ xe cơ giới. Theo đó:

- Chủ xe cơ giới là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe cơ giới.

- Đối với mỗi xe cơ giới, trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới chỉ phát sinh theo một hợp đồng bảo hiểm duy nhất.

Phạm vi bồi thường thiệt hại:

- Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.

- Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách do xe cơ giới gây ra.

Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới [gọi là Giấy chứng nhận bảo hiểm]:

- Giấy chứng nhận [GCN] bảo hiểm của chủ xe cơ giới là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc TNDS giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp [DN] bảo hiểm. Mỗi xe cơ giới được cấp 01 GCN bảo hiểm. Chủ xe cơ giới bị mất GCN bảo hiểm phải có văn bản đề nghị DN bảo hiểm cấp lại GCN bảo hiểm.

- Khi mua bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới, chủ xe cơ giới được DN bảo hiểm cấp GCN bảo hiểm.

Giám định thiệt hại:

- Khi xảy ra tai nạn, DN bảo hiểm hoặc người được DN bảo hiểm ủy quyền phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới, người lái xe và bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Kết quả giám định phải lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan. Chi phí giám định thiệt hại do DN bảo hiểm chi trả.

- Trường hợp chủ xe cơ giới, người lái xe không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại do DN bảo hiểm xác định, hai bên có thể trưng cầu giám định viên độc lập [trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng]. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập, một trong các bên được yêu cầu Tòa án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.

- Trường hợp kết luận của giám định viên độc lập khác với kết luận giám định của DN bảo hiểm, DN bảo hiểm phải trả chi phí giám định viên độc lập. Trường hợp kết luận của giám định viên độc lập trùng với kết luận giám định của DN bảo hiểm, chủ xe cơ giới, người lái xe phải trả chi phí giám định viên độc lập.

- Trong trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không thể thực hiện được việc giám định, DN bảo hiểm được căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các tài liệu liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.

Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:

- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.

- Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện TNDS của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện TNDS của chủ xe Cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.

- Người lái xe chưa đủ độ tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe [GPLX] hoặc sử dụng GPLX không hợp lệ [có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản Lý GPLX] hoặc sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa hoặc sử dụng GPLX hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng GPLX không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có GPLX. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn hoặc bị thu hồi GPLX thì được coi là không có GPLX.

- Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

- Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.

- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

- Chiến tranh, khủng bố, động đất.

Bồi thường bảo hiểm:

- Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, DN bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trường hợp người được bảo hiểm chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án, DN bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại [trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết] hoặc đại diện của người bị thiệt hại [trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi].

- Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được Bảo hiểm về vụ tai nạn, DN bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, cụ thể:

+ Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: 70% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1người/1vụ đối với trường hợp tử vong; 50% mức bồi thường Bảo hiểm theo quy định/1người/1vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu

+ Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1người/1vụ đối với trường hợp tử vong.; 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1người/1vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.

Mức bồi thường bảo hiểm:

- Mức bồi thường cụ thể về sức khỏe, tính mạng được xác định theo từng loại thương tật, thiệt hại theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định hoặc theo thoả thuận [nếu có] giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại [trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết] hoặc đại diện của người bị thiệt hại [trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi], nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định.

Trường hợp có quyết định của Tòa án thì căn cứ vào quyết định của Tòa án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định..

Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của bên thứ ba, thì mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe, tính mạng đối với các đối tượng thuộc bên thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định hoặc theo thỏa thuận [nếu có] giữa người được bảo hiểm hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại [trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết] hoặc đại diện của người bị thiệt hại [trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi], nhưng không vượt quá 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định.

- Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản/1vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

* DN bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính, trừ trường hợp chủ xe cơ giới tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện.

* Trường hợp nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự được giao kết cho cùng một xe cơ giới, số tiền bồi thường chỉ được giải quyết theo hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên. DN bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm 100% phí bảo hiểm đã đóng đối với các hợp đồng bảo hiểm còn lại.

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm:

DN bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm và các bên có liên quan để thu thập 01 bộ hồ sơ bồi thường bảo hiểm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ bồi thường bảo hiểm. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:

- Tài liệu liên quan đến xe, người lái xe:

+ Giấy đăng ký xe.

+ Giấy phép lái xe.

+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác của người lái xe.

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm.

- Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng:

+ Giấy chứng nhận thương tích.

+ Hồ sơ bệnh án.

+ Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn.

- Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản: Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra; các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe cơ giới đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của DN bảo hiểm.

- Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an do DN bảo hiểm thu thập trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với bên thứ ba và hành khách, bao gồm: thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông.

- Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất do DN bảo hiểm lập được thống nhất giữa DN bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm.

Thời hạn yêu cầu, thanh toán bồi thường:

- Thời hạn yêu cầu bồi thường là 01 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra tai nạn [trừ trường hợp bất khả kháng], bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải gửi thông báo tai nạn bằng văn bản hoặc thông qua hình thức điện tử cho DN bảo hiểm.

- Thời hạn thanh toán bồi thường của DN bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm hợp lệ và không quá 30 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm hợp lệ trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ.

- Trường hợp từ chối bồi thường, DN bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm hợp lệ.

Giải quyết tranh chấp:

Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm trước hết giải quyết trên cơ sở thương lượng, trường hợp không thương lượng được, các bên có quyền lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải thương mại hoặc Trọng tài thương mại hoặc Tòa án.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2021, thay thế Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ và Nghị định số 214/2013/NĐ-CP ngày 20/12/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2008/NĐ-CP.

Video liên quan

Chủ Đề