Bé không chịu uống sữa bột phải làm sao

Đúng như chị lo ngại, đối với trẻ nhỏ, sữa mẹ, sữa bột, sữa tươi… đều cung cấp những giá trị dinh dưỡng nhất định, cần cho sự phát triển của trẻ. Không uống sữa là một bất lợi, trẻ có thể thiếu một số chất, ví dụ như canxi, vốn rất cần thiết trong việc phát triển chiều cao và hệ xương khỏe mạnh.

Nhưng chị cũng đừng nên quá lo lắng, vẫn có nhiều phương án giải quyết để bảo đảm con chị vẫn nhận được nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển.

Điều đầu tiên chị nên làm là xem lại lý do cháu từ chối sữa. Như chị nói, cân nặng, chiều cao của bé vẫn ổn, thậm chí còn nhỉnh hơn mức trung bình. Điều này có thể do bé đã được cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết qua các món ăn khác. Nếu chị đưa sữa cho bé khi bé đã ăn no, bé từ chối cũng là điều không khó hiểu.

Vì vậy, chị hãy thử thay thế một vài cữ ăn bằng cữ sữa, bởi sữa cũng là một bữa ăn giàu dinh dưỡng đối với bé. Nếu lúc này bé chịu uống sữa, vấn đề coi như được giải quyết.

Còn nếu cách đó không khả quan, chị có thể đưa bé đến các đơn vị y tế chuyên khoa nhi. Nếu cần thiết, bé sẽ được kê toa thuốc để kích thích việc uống sữa. Lưu ý rằng thuốc này chị không nên tự ý mua, chỉ được sử dụng khi đã được bác sĩ thăm khám và chỉ định.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tư vấn dinh dưỡng để bổ sung các chất thiếu hụt do không uống sữa bằng các loại thực phẩm khác, phù hợp với cơ địa của bé, giúp quá trình phát triển của bé được tốt dù thiếu sữa.

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng khi bé không muốn hoặc bé không chịu uống sữa. Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi quan trọng. Đó là một khoáng chất thiết yếu mà trẻ em cần để phát triển xương chắc khỏe. Ngoài việc tìm hiểu lí do của vấn đề này, bài viết sẽ giúp bạn có thêm thông tin về những thực phẩm thay thế sữa. 

Nội dung bài viết

1. Tại sao trẻ em cần uống sữa?

Sữa là nguồn cung cấp lượng canxi rất nhiều cho cơ thể trẻ em. Ngoài ra, còn có một lượng lớn đạm và những chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Bao gồm vitamin D và kali, thường bị thiếu trong chế độ ăn của trẻ. Do đó, uống sữa sẽ bổ sung nhiều năng lượng và khoáng chất để phát triển khỏe mạnh hệ xương và răng.

Trẻ em có thể nhận được nguồn đạm từ các thực phẩm khác. Nhưng nếu con bạn không uống sữa, chúng có thể không được bổ sung đủ canxi và vitamin D. Nhu cầu canxi tăng lên khi trẻ lớn hơn. Vì vậy càng lớn, trẻ càng cần bổ sung thêm sữa mỗi ngày. Do đó việc bé không chịu uống sữa là một vấn đề cần phải giải quyết sớm.

2. Tại sao bé không chịu uống sữa?

Bé không chịu uống sữa bột phải làm sao
Có nhiều lí do khiến trẻ không thích sữa

Nếu bé không chịu uống sữa, bạn thử cố gắng tìm hiểu xem lý do tại sao:

  • Sữa có vị lạ hay quá nóng, không đủ lạnh.
  • Bạn có tạo áp lực hay chú ý khi uống sữa? Điều đó có thể khiến trẻ không thoải mái hay xấu hổ.
  • Chỉ có một mình trẻ uống sữa. Trẻ không được dùng những món ăn khác giống mọi người trong bàn ăn.
  • Sữa có làm bụng của con bạn khó chịu như tiêu chảy hay đau bụng? Bạn có thể đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn nếu đây là nguyên nhân.

Điểm cần lưu ý là không nên cho trẻ uống sữa chưa được khử trùng hoặc sữa tươi thô vì nó có thể khiến trẻ mắc bệnh nặng hơn.

3. Mẹo giúp trẻ thích uống sữa hơn

Bé không chịu uống sữa bột phải làm sao
Mẹo giúp trẻ thích uống sữa hơn

Những mẹo cho mẹ khi bé không chịu uống sữa:

  • Bình tĩnh cho trẻ uống sữa. Không ép hoặc năn nỉ con bạn uống sữa.
  • Thêm các phần sữa nhỏ (120 mL) vào hầu hết các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ.
  • Làm gương cho trẻ bằng cách các thành viên khác trong gia đình cũng có thói quen uống sữa.
  • Thử cho trẻ uống sữa đựng trong một chiếc cốc đầy màu sắc hoặc có hình trẻ yêu thích.
  • Cho trẻ uống sữa ở nhiệt độ mà trẻ thích (ướp lạnh). Bạn có thể thử thêm đá viên để làm cho sữa thực sự lạnh hoặc thử dùng sữa ấm.
  • Để trẻ tự đổ sữa ra cốc, pha sữa với sự giúp đỡ của người lớn hoặc từ sữa trong một bình nhỏ.
  • Thêm sô cô la hoặc dâu tây để tạo thêm mùi vị cho sữa.

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể thêm sữa vào bữa ăn hàng ngày. Trong khi con bạn đang học cách quen với sữa, bạn có thể chọn thực phẩm hoặc đồ uống được làm bằng sữa làm bữa ăn trong ngày như:

  • Ngũ cốc ăn sáng.
  • Súp kem tự làm hoặc đóng hộp.
  • Khoai tây nghiền (kèm sữa, bơ…).
  • Cháo bột yến mạch nấu trong sữa thay vì nước.
  • Bánh ngọt.
  • Sinh tố (làm từ sữa, sữa chua và trái cây).
  • Kết hợp phô mai với trái cây.

Mẹo nhỏ cho bạn là khi chế biến thức ăn có nước, bạn có thể cân nhắc thay nước bằng sữa.

Sữa cũng có thể được ngụy trang trong thức ăn yêu thích của con bạn. Tuy nhiên, nếu trẻ từ chối sữa hoặc bị dị ứng với thành phần có trong sữa, những chất dinh dưỡng này vẫn có thể được bổ sung qua các loại thực phẩm khác.

4. Những thực phẩm thay thế sữa khi bé không chịu uống sữa

Bé không chịu uống sữa bột phải làm sao
Có nhiều thực phẩm có thể thay thế sữa khi bé không chịu uống sữa

Ngoại trừ sữa đậu nành không đường, sữa làm từ thực vật không được khuyến khích thay thế cho khẩu phần sữa tươi. Sữa đậu nành chủ yếu cung cấp chất đạm, có thể giúp tăng cường canxi và vitamin D. Tuy nhiên, bạn nên chú ý rằng không phải tất cả các nhãn hàng thay thế sữa đều được tạo ra như nhau. Cha mẹ nên so sánh các thông tin dinh dưỡng và chọn đồ uống cung cấp canxi, đạm, vitamin D và không thêm đường cho trẻ.

Dị ứng với nhiều loại thực phẩm có thể khiến việc lựa chọn một loại sữa thay thế khó khăn. Cha mẹ nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ chuyên khoa dị ứng để chọn lựa loại sữa thay thế tốt nhất dựa trên nhu cầu của con mình.

Sau khi biết được những giải pháp cho vấn đề trẻ không chịu hoặc không thể uống sữa, hi vọng sẽ có cái nhìn tích cực hơn về tình hướng này. Sáng tạo với nhiều cách tiếp cận của bạn sẽ khuyến khích trẻ thích uống sữa  nhiều hơn. Nếu không, bạn đừng quá lo lắng vì canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác mà chúng cần có thể bổ sung qua thức ăn hằng ngày.

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.