Bệnh tiểu đường có an được thịt dê không

Từ trước đến nay, bên cạnh chế độ thuốc men, chữa bệnh tiểu đường bằng ăn uống rất quan trọng, đó là thực hiện chế độ ăn uống theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Người bệnh tiểu đường không nên kiêng khem quá mức mà nên sử dụng đa dạng thực phẩm nhằm cung cấp đủ calo cho cơ thể. Trong số báo này, chúng tôi giới thiệu một số món cháo, canh súp người bệnh tiểu đường nên ăn góp phần tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Các món cháo, cơm

Cháo bột sắn: Bột sắn 30g, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ ngâm nước 1 đêm vo rửa sạch nấu thành cháo đặc, cho bột sắn hoà với nước, nấu với cháo đặc trên. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường týp II, khát nước, miệng họng khô.

Cháo địa cốt bì: Địa cốt bì 30g, tang bạch bì 15g, mạch môn đông 15g, bột miến dong 100g. Đem 3 loại dược liệu cùng sắc lấy nước, đem nước sắc này nấu với bột miến dong thành cháo. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.

Cháo rau cần tây: Cần tây tươi 60g, gạo tẻ 50 - 100g. Cần tây tươi rửa sạch thái nhỏ đem nấu với gạo tẻ thành cháo, thêm muối gia vị, cho ăn nóng sáng và chiều. Chỉ định cho các trường hợp tăng huyết áp và bệnh tiểu đường.

Cháo khoai lang: Khoai lang 60g, kê 30g. Khoai lang gọt vỏ thái lát nấu cháo với kê. Ăn bữa sáng. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường có tỳ vị hư nhược.

Cháo hoặc cơm tiểu mạch: Mì hạt đã xát vỏ hoặc bột mì ngâm nước đãi sạch, nấu thành cơm hoặc cháo. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, miệng họng khô khát nước; người bệnh tiểu đường có thể ăn nhưng phải tuân thủ định lượng theo thực đơn quy định.

Cháo ý dĩ: Ý dĩ nấu cháo cho ăn hằng ngày. Dùng cho các bệnh nhân tiểu đường khát nhiều, uống nhiều.

Cháo thục địa, nhục quế: Nhục quế 3g, thục địa hoàng 10g, gạo tẻ 100g. Nhục quế, thục địa nấu với gạo tẻ thành dạng cháo loãng. Khi cháo được cho thêm 30g rau hẹ tươi và chút muối gia vị. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường.

Cơm kê: Kê được đồ hoặc nấu thành dạng cơm xôi. Dành cho các bệnh nhân tiểu đường.

Các món canh, súp người bệnh tiểu đường nên dùng

Súp bào ngư, củ cải, cà rốt: Bào ngư khô 20g (tươi 60g), củ cải 100g, cà rốt 100g, thêm tôm nõn hoặc thịt nạc liều lượng tuỳ ý cùng gia vị thích hợp, nấu thành dạng súp cho ăn thường ngày hoặc cách 2 - 3 ngày/lần. Dùng cho các trường hợp tiểu đường.

Cá chép hầm đậu đỏ: Cá chép 1 con (khoảng 500g), xích tiểu đậu 50g, trần bì 6g, ớt đỏ 6g, thảo quả 6g. Cá chép làm sạch, cho xích tiểu đậu, trần bì, ớt đỏ, thảo quả vào trong bụng cá, thêm gừng, hành, muối, tiêu và đổ nước; nấu trong khoảng 1 giờ, cho thêm hành thái lát, rau tươi tuỳ ý, đun sôi, thêm nước dùng, gia vị, cho ăn khi còn nóng. Dùng cho các trường hợp tiểu đường.

Canh thịt dê, đậu hũ: Phổi dê 1 lá, thịt dê 100g, đậu phụ 100g, muối, nước. Phổi dê và thịt dê rửa sạch thái lát, thêm nước và gia vị, nấu thành dạng canh thịt. Dùng cho bệnh nhân đái nhiều.

Lòng bò nấu dấm chua: Dạ dày bò 200g thái lát nấu với dấm và gia vị thành dạng canh súp. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, suy nhược choáng váng, xây sẩm, hoa mắt chóng mặt.

Nước ép thịt thỏ: Thỏ 1 con lột da, bỏ lòng ruột, làm sạch, hầm lấy nước, để nguội, cho uống khi khát. Dùng cho các trường hợp tiểu đường suy kiệt.

Nước ép thịt ngỗng: Thịt ngỗng cả con, làm sạch bỏ ruột, hầm nhừ ép lấy nước. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường.

Ngỗng hầm song bổ thang: Thịt ngỗng 1 con, thịt lợn nạc 200g, sơn dược 20g, sa sâm 20g, ngọc trúc 20g. Thịt ngỗng chặt nhỏ, thịt lợn thái lát, sơn dược, xa sâm, ngọc trúc đều thái nhỏ, thêm gia vị và lượng nước thích hợp, hầm nhừ. Dùng để bổ khí, bổ âm trong các trường hợp miệng và họng khô, khát nước, mệt mỏi, tiểu đường...

Canh lá sen, cá trạch: Cá trạch 200g, lá sen tươi bánh tẻ 100g, thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, khát, uống nhiều.

Rùa hầm bắp nếp: Thịt rùa 200g, ngô nếp hoặc ngô tẻ 200g. Thịt rùa chặt nhỏ, ngô tẽ lấy hạt và để cả râu, thêm gia vị, nước sạch lượng thích hợp, hầm nhừ dạng canh súp. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, tăng huyết áp.

Canh trai, rau hẹ: Trai 150g, rau hẹ 60 - 120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn. Dùng cho các trường hợp tiểu đường.

Canh hẹ, hẹ xào: Hẹ tươi 90 -150g, hàng ngày nấu canh hay xào không cho muối. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường khát nhiều.

(Theo SKĐS)

Dưới đây là cách chế biến một số thực phẩm thông thường nhưng lại có tác dụng rất hiệu quả đối với những bệnh nhân bị tiểu đường và cáo huyết áp.

1. Bông cải xanh xào

Bệnh tiểu đường có an được thịt dê không

Nguyên liệu: Bông cải xanh 300 gam, tỏi 10 gam, bột mì, muối, cốt gà, nước. 

Cách làm:

– Rửa sạch bông cải xanh, thái miếng vừa, cho vào nước sôi luộc, rồi đổ ra đĩa;

– Tỏi rửa sạch, chế thành dung dịch tỏi, dùng nước, bột mì, muối, cốt gà điều chế thành nước hồ;

– Nồi sạch, cho nước bột mì vào, để lửa nhỏ cho tới khi trong;

– Nhẹ nhàng cho tỏi vào rồi tắt bếp, bày ra đĩa là được.

2. Cà rốt hầm thịt cừu

Bệnh tiểu đường có an được thịt dê không

Nguyên liệu: Cà rốt 300 gam, thịt dê 180 gam, nước 1200 ml, rượu 3 thìa, hành gừng tỏi 1 thìa, bột ngọt và muối vừa đủ, dầu thơm 1/2 thìa.

Cách làm:

– Cà rốt và thịt dê rửa sạch để ráo, sau đó thái cà rốt và thịt dê thành khối để dùng;

– Cho thịt dê vào nước sôi trần, vớt ra để ráo nước;

– Cho dầu vào nồi, cho 5 thìa dầu ăn, cho thịt dê vào xào liên tục tới khi chuyển màu trắng;

– Cho cà rốt, nước và gia vị ( trừ dầu thơm), cùng cho vào nồi đun sôi;

– Sôi 1 tiếng sau thì tắt lửa, cho dầu thơm vào.

Món ăn này không thể dùng cùng miến phở, nếu không sẽ mất hiệu quả, khi nấu không thể cho thêm thực phẩm vị chua, nếu không cũng sẽ mất hiệu quả.

3. Xà lách xào thịt

Bệnh tiểu đường có an được thịt dê không

Nguyên liệu: Xà lách 200 gam, thịt lợn (thịt mỡ) 100 gam, rượu, muối, nước tương, nước sốt, hành, bột ngọt, mì chính, mỡ lợn, hạt tiêu.

Cách làm:

– Rửa sạch thịt thái thành miếng dài khoảng 6cm, rau xà lách bỏ rễ, bỏ lá hỏng, thái thành sợi;

– Đặt nồi lên bếp, cho dầu, sau khi nóng cho thịt, xào qua cho biến màu, cho hành, rượu, đợi đến khi chín mặt;

-Cho xà lách vào nồi, xào lượt hai, cho rượu, nước tương, súp, thêm mì chính, muối tinh, bột súp, hạt tiêu xào đều là được.

4. Canh thịt dê bí đao

Bệnh tiểu đường có an được thịt dê không

Nguyên liệu: Bí đao 100 gam, thịt nạc dê 80 gam, kì tử 3 gam, gừng 10 gam, hành 10 gam, dầu lạc 10 gam, muối 8 gam, rượu 3 gam, tiêu và các gia vị khác.

Cách làm:

– Thái thịt dê thành miếng nhỏ; rửa sạch bí đao, nạo vỏ, thái thành miếng, dùng nước sôi trần một lần, vớt ra, để ráo; rửa sạch rau thơm thái nhỏ;

– Bắc nồi, đun canh, cho muối, nước hoa tiêu, hành, tiêu vào đun, thêm mỡ lợn, đổ vào trong nồi thịt dê là có thể dùng.

Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị đái tháo đường. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Ngoài ra còn giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội.

Bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị rằng nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường type 2 nói riêng là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần được xây dựng để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa là điều tốt nhất.

Theo BS dinh dưỡng Lê Thị Hải , 3 nhóm thức ăn người bệnh đái tháo đường cần đặc biệt tuân thủ là:

Nhóm thức ăn nên dùng: Các loại bánh mì không pha phụ gia, gạo, mì sợi: số lượng vừa phải; sữa tách béo, lòng trắng trứng gà, các loại thịt nạc, thịt gà bỏ da, các loại cá ít béo, các loại rau xanh có lượng đường thấp: các loại rau cải, mồng tơi, bí bầu, mướp, dưa chuột...

Nhóm thức ăn hạn chế: Bánh mì trắng, ngọt, các loại cá béo, thịt dê, cừu, rau quả đóng hộp, các loại quả chín, cà phê, chè, các chất ngọt nhân tạo, muối khoáng có đường.

Bệnh tiểu đường có an được thịt dê không
Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi và cá trích đều là những nguồn cung cấp axit béo omega3 DHA và EPA, cực kỳ tốt cho tim mạch. Với những người bị bệnh tiểu đường, đang có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ, thì ăn những loại cá này để cung cấp đủ lượng dưỡng chất là rất quan trọng. DHA và EPA sẽ giúp bảo vệ các tế bào trên mạch máu, giảm thiểu viêm nhiễm và cải thiện chức năng của động mạch. Ảnh minh hoạ: Internet

Nhóm thức ăn cần tránh hoặc ăn rất ít: Đường (trừ lượng cho phép), các loại mật, bánh ngọt, kẹo, mứt, các loại nước ngọt, nước quả có đường; sữa béo; thịt nhiều mỡ; thức ăn chế biến sẵn: xúc xích, thịt hun khói, các loại phủ tạng...; cá nhiều mỡ (cá basa); lòng đỏ trứng; bơ, mỡ đông lạnh; khoai tây rán; quả ngọt dạng sấy khô, quả ngâm đường; các loại đồ uống: rượu, bia, nước ngọt...

Ngoài ra, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...

Bệnh tiểu đường có an được thịt dê không
Các loại nước ngọt là đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế hoặc tránh xa càng tốt. Ảnh minh hoạ: Internet

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, hoặc ép thành nước để uống, nhưng không nên chế biến thêm bằng cách cho them kem, nước sốt. Đặc biệt người bệnh tiểu đường nên chọn lựa những loại hoa của có lượng đường thấp.

Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:

Protein: lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.