Bị loãng xương nặng phải làm sao

Phải làm gì khi bị bệnh loãng xương nặng?

Thứ Năm ngày 11/08/2022

  • 8 vấn đề cần biết để ngăn ngừa loãng xương
  • Thiếu vitamin K2 làm tăng nguy cơ gãy xương ở phụ nữ lớn tuổi
  • Tác hại của bệnh loãng xương

Tác động của loãng xương thường diễn ra rất chậm và thường không được xem là căn bệnh đe dọa đến tính mạng. Các biểu hiện thường rõ rệt hơn khi người bệnh đã bị bệnh loãng xương nặng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu bị bệnh loãng xương nặng để có cách phát hiện và điều trị kịp thời.

Hệ thống xương là bộ khung nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Xương đóng vai trò quan trọng trong sự vận động của con người. Loãng xương là một căn bệnh thường gặp, đặc biệt là ở những người cao tuổi. Nhưng biểu hiện bệnh lại không rõ rệt khiến nhiều người chủ quan dẫn đến các biến chứng không đáng có. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu bị bệnh loãng xương nặng để có cách phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh loãng xương là gì?

Xương được tạo thành từ protein và các khoáng chất. Trong đó chủ yếu là canxi và photpho. Ngoài ra còn có các chất như Magie, kẽm và florua được lắng đọng trong chất nền protein của xương. Khi còn là bào thai trong bụng mẹ, xương đã được hình thành và phát triển. Trong suốt cuộc đời của con người, xương liên tục thay đổi theo từng độ tuổi nhất định.

Bệnh loãng xương hay còn gọi là bệnh xốp xương, giòn xương là tình trạng giảm mật độ, giảm cấu trúc xương khiến cho xương mỏng dần, yếu đi, dễ gãy và có thể gây đau đớn cho người bệnh. Loãng xương thường tiến triển trong thầm lặng. Thông thường chỉ đến lúc gãy xương thì người bệnh mới phát hiện ra các dấu hiệu bị bệnh loãng xương nặng. Mất xương do loãng xương ảnh hưởng trực tiếp đến xương vùng vỏ xương và bè xương. Chiều dày vỏ, kích thước, số lượng của bè xương giảm khiến xương trở nên xốp, giòn. Bè xương dễ bị nứt, gãy hoặc gặp các chấn thương khác. Bên trong ống xương có thể mất xương nhanh hơn so với vỏ xương. Các sợi xương ít đi theo thời gian do xương ở đây rỗng hơn và quá trình chu chuyển nhanh hơn làm yếu xương.

Bị loãng xương nặng phải làm sao
Bệnh loãng xương làm giảm mật độ xương

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương

Xương là mô sống hình thành và phát triển từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Trong mỗi cuộc đời, hệ xương đều trải qua 4 giai đoạn: Hình thành, phát triển, cân bằng và lão hóa. Vì vậy, để phòng tránh bệnh loãng xương cần chú trọng đến việc bảo vệ và duy trì khung xương ngay từ rất sớm. Một số nguyên nhân gây ra loãng xương như:

  • Do độ tuổi: Xương phát triển nhờ quá trình mất xương và tạo xương diễn ra liên tục. Khi còn trẻ quá trình tạo xương chiếm ưu thế, do đó khối lượng xương tăng giúp cơ thể phát triển khoẻ mạnh. Đến độ tuổi 40 trở đi, quá trình huỷ xương diễn ra nhanh hơn, khối lượng xương giảm dần gây ra bệnh loãng xương. Vì vậy những người cao tuổi có nguy cơ bị bệnh loãng xương nặng cao hơn so với người trẻ.
  • Do chế độ ăn uống: Khung xương khỏe mạnh chịu tác động rất lớn bởi yếu tố dinh dưỡng. Cơ thể cần các khoáng chất canxi, photpho, vitamin D,… để tạo nên một bộ xương chắc khỏe. Nếu không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể ngay từ khi còn trẻ thì việc hình thành các mô xương sẽ bị ảnh hưởng. Khi về già kèm với sự lão hóa xương dễ bị giòn xốp gây nên tình trạng bị bệnh loãng xương nặng.
  • Do sinh hoạt, lao động: Lối sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên hút thuốc, uống nhiều bia rượu có thể dẫn đến mòn, xốp xương. Ít vận động, không tập thể dục thể thao hoặc lao động nặng thường xuyên cũng là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương.

Triệu chứng thường gặp khi bị bệnh loãng xương nặng

Tác động của loãng xương thường diễn ra rất chậm và thường không được xem là căn bệnh đe dọa đến tính mạng. Các biểu hiện thường rõ rệt hơn khi người bệnh đã bị bệnh loãng xương nặng. Bệnh loãng xương có một số triệu chứng đặc trưng như sau:

  • Gãy xương: Loãng xương chính là nguyên nhân gây nên tình trạng gãy xương dù chỉ gặp chấn thương nhẹ. Đặc biệt là ở người cao tuổi và phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Một số xương khi bị gãy rất khó có khả năng lành lại như xương đùi, xương ống tay, xương ống chân và xương cột sống.
  • Đau nhức xương: Người bị giòn xương sẽ cảm thấy đau mỏi ở các khớp xương và ống xương. Người bệnh có thể cảm thấy đau đớn ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Đối với người già thì bệnh thường biểu hiện ở vị trí khớp gối và đốt sống lưng. Những trường hợp bị bệnh loãng xương nặng có thể mất khả năng hoạt động độc lập.
  • Khung xương biến đổi: Người bị bệnh loãng xương nặng có thể bị gãy lún thân đốt sống, đau lưng cấp tính. Gãy lún gây ra tình trạng gù lưng, giảm chiều cao, kèm quá ưỡn cột sống. Xương giòn xốp khiến khung xương không thể nâng đỡ được trọng lượng cơ thể làm thắt lưng đau nhức.

Bị loãng xương nặng phải làm sao
Loãng xương gây xẹp lún đốt sống

Cách điều trị khi bị bệnh loãng xương nặng

Lối sống lành mạnh

Cần duy trì lối sống, thói quen sinh hoạt lành mạnh. Tăng cường tập luyện thể dục như đi bộ, chạy bộ, tập gym, yoga, chơi các thể thao như cầu lông, bóng chuyền,... Đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D cho cơ thể. Hạn chế tối đa chất kích thích như rượu, bia, không hút thuốc lá.

Dùng thuốc điều trị

Bisphosphonat (BP) là nhóm thuốc thường được lựa chọn phổ biến trong điều trị loãng xương cho hầu hết các loại loãng xương. Với công dụng ức chế huỷ xương, Thuốc còn sử dụng để phòng ngừa cho những trường hợp có nguy cơ loãng xương, Bisphosphonat giúp duy trì khối lượng xương và làm giảm tỷ lệ gãy xương đùi và xương cột sống lên đến 50%. Thuốc có thể uống trực tiếp hoặc truyền tĩnh mạch.

Bị loãng xương nặng phải làm sao
Thói quen ăn uống lành mạnh tạo nên khung xương chắc khỏe

Những điều cần biết để phòng tránh bệnh loãng xương

Phòng tránh loãng xương phải được áp dụng ở mọi độ tuổi trong suốt cuộc đời. Quan trọng nhất là phải biết tối ưu hóa khối lượng xương trong quá trình trưởng thành. Quá trình hình thành xương và hủy xương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nhiều yếu tố. Trong đó có chế độ ăn uống và vận động.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chắc khỏe của xương ngay từ khi còn nhỏ. Một chế độ ăn uống đầy đủ sẽ tạo nên một khung xương khỏe mạnh và duy trì ổn định cho đến khi trưởng thành. Các chất dinh dưỡng quan trọng cho xương bao gồm canxi, kẽm, vitamin D, vitamin K, vitamin A và các chất dinh dưỡng khác. Các nguồn thực phẩm cung cấp canxi như sữa, sữa chua, pho mát, bông cải xanh, hải sản,… Một số loại thực phẩm có chứa vitamin D như dầu gan cá, lòng đỏ trứng, bơ, gan,... Canxi và các chất dinh dưỡng này phải được bổ sung ngay từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ cho đến khi chào đời thì mới có thể tạo nên một khung xương khỏe mạnh.

Duy trì tập luyện

Các hoạt động thể chất, đặc biệt là các hoạt động thể dục thể thao, chạy bộ, nhảy dây giúp duy trì một khung xương chắc chắn. Duy trì tập luyện mỗi ngày sẽ hạn chế nguy cơ bị bệnh loãng xương nặng khi về già. Ngoài ra, vận động bên ngoài dưới ánh mặt trời cũng giúp tổng hợp vitamin D.

Kiểm tra thường xuyên

Đối với những người trên 40 tuổi nên thường xuyên đến các cơ sở y tế đo lường loãng xương để kiểm tra mật độ xương. Khám bệnh định kỳ sẽ giúp phát hiện loãng xương sớm nếu có. Được bác sĩ hướng dẫn để hạn chế bị bệnh loãng xương nặng. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh giòn, xốp xương và có hướng điều trị nếu bị bệnh loãng xương nặng.

Thu Hòa

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • bệnh loãng xương
  • loãng xương

  • Chế độ ăn uống: Cách dễ nhất để cung cấp canxi và vitamin D cho cơ thể là có một chế độ ăn uống khỏe mạnh. Việc không hấp thụ đầy đủ lượng canxi và vitamin D, không ăn đầy đủ trái cây, rau củ hay tiêu thụ quá nhiều protein, natri và caffeine có thể dẫn đến thiếu hụt canxi.
  • Tập thể dục thường xuyên: Việc không tập thể dục thường xuyên hay quá thụ động sẽ làm gia tăng nguy cơ bị loãng xương.
  • Hút thuốc và uống rượu bia: Việc hút thuốc và uống rượu bia có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Trong một cuộc khảo sát gần đây, khi so sánh với những người không hút thuốc thì những người đang hút thuốc ở thời điểm hiện tại có tần suất bị đau nhức cơ thể cao hơn 50%. Với những người sử dụng rượu bia thì họ có thể bị chuột rút và ốm tới mức chỉ còn da bọc xương.
  • Cân nặng: Bạn càng thừa cân thì áp lực lên xương và các khớp sẽ càng lớn. Béo phì có thể dẫn đến những rối loạn cơ xương khớp như viêm khớp, đau thắt lưng, gout và đau cơ xơ hóa;
  • Công việc văn phòng: Khi bạn dành quá nhiều thời gian để ngồi thì nguy cơ bị loãng xương sẽ gia tăng. Việc ngồi một chỗ không chỉ khiến bạn thụ động hơn mà còn làm xấu dáng và gây ra các vấn đề về lưng. Bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách tập các bài tập giúp hỗ trợ cân bằng và tăng cường sự cứng cáp của xương;
  • Sử dụng steroid: Việc sử dụng các loại corticosteroid trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến quá trình tái tạo xương. Bạn có thể trò chuyện với bác sĩ để tìm những phương pháp chữa trị thay thế phù hợp với tình trạng của bạn.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh loãng xương?

Kiểm tra mật độ khoáng của xương là cách tốt nhất để biết sức khỏe của xương. Trong quá trình kiểm tra, bạn sẽ nằm trên một bảng độn và một máy quét sẽ quét qua cơ thể để đo mật độ chất khoáng trong xương. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ chỉ kiểm tra một vài xương – thường ở hông, cổ tay và xương sống.

Những phương pháp dùng điều trị loãng xương là gì?

Thay đổi lối sống có thể giúp giảm nguy cơ gãy xương. Những thay đổi cần phải làm là thường xuyên thực hiện các bài tập giúp cơ thể tăng sức chịu nặng và các bài tập tăng cường cơ bắp. Ngưng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, và hấp thụ đủ canxi (ít nhất là 1.200 mg/ngày) và vitamin D (ít nhất là 800 IU/ngày) trong chế độ ăn uống. Thuốc bổ sung canxi có thể giúp tăng lượng canxi và vitamin D được dùng để giúp cơ thể hấp thụ canxi.

Thực tế, các phương pháp điều trị loãng xương tập trung vào việc làm chậm hoặc ngừng quá trình tiêu biến xương. Ngoài ra, bạn hãy ngăn ngừa gãy xương bằng cách giảm thiểu các nguy cơ té ngã.

Bạn có thể điều trị bệnh loãng xương thông qua một chế độ dinh dưỡng và tập thể dục phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giúp làm chậm hoặc ngưng quá trình mất xương, tăng mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương.

  • Dinh dưỡng: Các loại thực phẩm chúng ta ăn có chứa một loạt các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng quan trọng khác giúp cơ thể khỏe mạnh. Tất cả các chất dinh dưỡng đều cần thiết theo một tỷ lệ cân bằng. Trong đó đặc biệt là canxi và vitamin D rất cần thiết để giúp cho xương chắc khỏe hơn.
  • Tập thể dục: tập thể dục là phần quan trọng trong quá trình điều trị loãng xương. Tập thể dục không chỉ giúp xương khỏe mạnh, mà còn làm tăng sức mạnh cơ bắp, sự phối hợp và cân bằng cơ thể, từ đó giúp sức khỏe tốt hơn. Mặc dù tập thể dục tốt cho người bị loãng xương, nhưng bạn cũng phải cẩn thận, tránh vận động quá mạnh vì có thể dẫn đến gãy xương.
  • Điều trị bằng thuốc: một số loại thuốc có thể giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương bao gồm: bisphosphonates, estrogen agonists/antagonists, calcitonin, hormone tuyến cận giáp, liệu pháp estrogen, liệu pháp hormone.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Các cách giúp kiểm soát bệnh loãng xương là gì?

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu lưu ý vài điều sau:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê.
  • Hãy đảm bảo bạn có đủ canxi và vitamin D thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, giàu thực phẩm có chứa canxi như các sản phẩm từ sữa, cá, đậu, và các loại rau lá xanh.
  • Tránh uống quá nhiều rượu: uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày có thể làm giảm khả năng hình thành xương. Ngoài ra, bị say rượu cũng khiến bạn dễ bị té ngã, dẫn đến tổn thương xương hơn.
  • Tránh để bị ngã: Bạn hãy mang giày gót thấp để không trượt và dọn dẹp các dây điện, thảm và các chướng ngại vật mà có thể khiến bạn bị té ngã. Giữ phòng sáng, cài đặt các thanh vịn ở bên trong và bên ngoài cửa phòng tắm, và đảm bảo rằng bạn có thể vào và ra khỏi giường của mình một cách dễ dàng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.