Bị mụn có nên ăn lạc không

Bị mụn có nên ăn lạc không

Lạc có thể luộc, rang, hầm hay làm muối vừng đều mang lại hương vị thơm ngon và hấp dẫn khẩu vị của nhiều người. Nhiều bác sĩ dinh dưỡng cũng khuyên chúng ta nên ăn lạc mỗi ngày để bổ sung nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe, lạc là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, rất ngon và dễ dàng chế biến. Tuy nhiên, tốt không đồng nghĩa là phù hợp với tất cả mọi người. Bởi vậy với một số người, lạc lại trở thành thực phẩm 'đại kỵ', tuyệt đối không nên ăn vì gây hại khủng khiếp cho cơ thể, bởi những lý do sau đây.

Những người đang thực hiện kế hoạch giảm cân: Có câu nói nổi tiếng rằng, muốn giảm cân chắc chắn phải kiểm soát cho được cái miệng, phải sải rộng đôi chân (ý nói là phải hạn chế ăn uống và tăng cường vận động). Việc chúng ta cần làm là kiểm soát tổng lượng calo trong chế độ ăn uống hàng ngày. Do đó, những người muốn giảm cân tốt hơn là không nên ăn quá nhiều lạc, vì năng lượng của lạc rất cao, lại chứa nhiều chất béo. Nếu ăn một vài muỗng hạt lạc, tức đã vô tình bổ sung khoảng 580 calo, rất đáng sợ và khiến cho việc giảm cân trở nên bất lợi.

Người bị bệnh gút (gout): Bệnh nhân gút không nên ăn lạc. Bởi vì nó có thể làm tăng thêm lượng axit uric của cơ thể, gây ra các cơn gút ở bệnh nhân, làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, trong giai đoạn bệnh tấn công cấp tính, đừng ăn quá nhiều lạc, nếu không sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân bị gút thường có triệu chứng khó tiêu. Nếu bạn ăn quá nhiều lạc một món ăn khó tiêu hóa, sẽ khiến các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bị cao huyết áp: Tương tự với người tiểu đường và người bệnh gút. Người cao huyết áp ăn nhiều dầu ăn sẽ làm tăng huyết áp, động mạch xơ cứng, gây nguy hiểm cho cơ thể bạn.

Người hay bị nóng trong: Theo Đông y lạc vị ngọt, tính nóng có thể gây nóng trong. Do đó những người bị nhiệt, hay bị mụn, nóng trong không nên ăn lạc. Vì ăn lạc sẽ khiến bạn khó thở và khiến cơ thể nóng thêm.

Người bị bệnh phù thũng: Lạc chứa một hoạt chất có tác dụng làm đông máu tạm thời. Nếu những người bị phù thũng, ăn lạc sẽ khiến khiến cơ thể bị tổn thương, máu ứ động khiến tình trạng phù thũng trầm trọng hơn.

Phụ nữ mang thai: Một nghiên cứu tại Bệnh viện Sainte Justine (Canada) đã chỉ ra rằng nếu phụ nữ ăn lạc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến trẻ sau này dễ mắc bệnh dị ứng cao hơn 4 lần so với những đứa trẻ khác. Nếu phụ nữ cho con bú ăn lạc cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh trẻ em ở những em bé này.

Người bị cắt bỏ túi mật: Muốn tiêu hóa chất béo, không thể không có sự tham gia của mật, chỉ sau khi mật được thải vào tá tràng, chất béo có thể được tiêu hóa và hấp thu tốt hơn. Vì lạc là thực phẩm giàu protein và hàm lượng chất béo cao, những thực phẩm này sẽ kích thích túi mật và khiến mật chảy ra. Nếu túi mật đã bị loại bỏ, mật sẽ không được lưu trữ lại và sẽ không có đủ mật, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa chất béo. Do đó, những người từng phẫu thuật loại bỏ túi mật không nên ăn thực phẩm nhiều calo và chất béo cao. Lạc chính là món ăn cần đặc biệt chú ý.

Người bị bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao, cần điều trị suốt đời. Ngoài việc điều trị bằng thuốc và insulin, bệnh nhân tiểu đường cũng phải tuân thủ những điều cấm kỵ trong ăn uống một cách nghiêm ngặt. Những người mắc bệnh tiểu đường phải kiểm soát tổng năng lượng tiêu thụ hàng ngày, và nếu vượt quá sẽ rất bất lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Lời khuyên dành cho bạn là không sử dụng hơn 30 gram dầu ăn mỗi ngày, nhưng 18 hạt lạc tương đương với 10 gram dầu, sẽ vượt quá tiêu chuẩn. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn lạc. Ngoài ra, hàm lượng chất béo trong dầu lạc cũng lớn, do vậy không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.