Biên bản thỏa thuận làm việc là gì năm 2024

Trong giao dịch dân sự, hợp đồng và bản thỏa thuận đều là cách thức ghi lại sự thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên giữa hai hình thức này cũng có rất nhiều điểm khác biệt. Công ty luật HTC Việt Nam xin đưa ra một số điểm khác biệt giữa hợp đồng và bản thỏa thuận trong bài viết sau:

1. Căn cứ pháp lí

- Bộ luật dân sự năm 2015

2. Sự khác nhau giữa hợp đồng và bản thỏa thuận

Thứ nhất, về khái niệm của hợp đồng và bản thỏa thuận:

- Theo Điều 358 Bộ luật dân sự quy định về khái niệm hợp đồng:

“Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Trong cuộc sống thường ngày của con người, việc chuyển giao tài sản, quyền sở hữu tài sản hoặc việc thực hiện giao dịch trao đổi giữa người này với người kia, giữa một cá nhân với một tổ chức như mua bán tài sản, thuê mướn tài sản hoặc khoán làm một công việc nào đó cụ thể. Những giao dịch đó được hình thành dựa trên các thỏa thuận trao đổi tương tác giữa các bên chủ thể tham gia. Việc trao đổi, thỏa thuận này được dựa trên các căn cứ quy định pháp luật và được pháp luật ghi nhận. Cũng từ đây quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia được phát sinh và buộc phải thực hiện theo những gì đã thỏa thuận trước đó

-Bản thỏa thuận cũng là một dạng hình thức khác của hợp đồng được thể hiện bằng văn bản để trao đổi và bàn bạc về một vấn đề có liên quan tới hai hay nhiều bên cùng tham gia, tuy nhiên xét về mặt tính chất thì bản thỏa thuận thường là văn bản được thực hiện để bày tỏ nguyện vọng ý chí của một bên thể hiện dưới dạng bản thỏa thuận và các bên còn lại trong quan hệ liên quan đều đồng ý và phải thực hiện theo những điều đã thể hiện trong bản thỏa thuận.

Thứ hai, về mặt hình thức của hợp đồng và bản thỏa thuận:

- Đối với hợp đồng có ba hình thức được quy định trong Bộ luật dân sự 2015 như sau:

1. Hợp đồng giao kết thông qua hình thức bằng miệng [bằng lời nói]: Đối với hình thức bằng miệng, các bên liên quan tiến hành giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận giao kết với nhau thông qua lời nói, khi đó các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng cần có. Hoặc trong trường hợp các bên giao kết với nhau một công việc cụ thể và ngay sau khi giao kết thỏa thuận công việc sẽ được thực hiện ngay và hợp đồng chấm dứt ngay sau khi công việc được thực hiện thì các bên thường giao kết với nhau thông qua hợp đồng có hình thức bằng miệng.

2. Hợp đồng giao kết thông qua hình thức bằng văn bản: Đối với hình thức bằng văn bản các bên có liên quan buộc phải thể hiện những thỏa thuận, ý kiến đã trao đổi với nhau thông qua chữ viết bằng văn bản cụ thể và có chữ kí của các bên tham gia có liên quan. Việc giao kết hợp đồng thông qua hình thức bằng văn bản thường có độ chắc chắn, tin cậy rất cao. Do đó, loại hợp đồng bằng băn bản thường được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong đời sống, kinh doanh, liên kết với nhau giữa nhiều chủ thể. Cũng chính vì văn bản này có tính pháp lý cao nên khi xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh thì các bên sẽ đưa hợp đồng bằng văn bản trên làm căn cứ để giải quyết mâu thuẫn dựa trên các điều khoản đã thỏa thuận trước đó.

3. Hợp đồng giao kết có sự công chứng chứng thực: Đối với hình thức này sau khi các bên tiến hành thỏa thuận, trao đổi các điều khoản và thống nhất ghi vào văn bản thì sẽ đem hợp đồng ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành công chứng, chứng thực. Việc công chứng, chứng thực sẽ đem lại giá trị pháp lý cao nhất khi hợp đồng có xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên. Việc công chứng, chứng thực không phải là bắt buộc nếu như loại hợp đồng đó quy định của pháp luật không yêu cầu công chứng, nhưng để quyền và lợi ích của các bên liên quan tham gia ký kết được đảm bảo thì vẫn có thể tiến hành công chứng, chứng thực.

- Đối với bản thỏa thuận: Hình thức chính và cũng là hình thức bắt buộc của bản thỏa thuận chính là văn bản, được thể hiện bằng chữ viết.

Thứ ba, về mặt nội dung:

- Đối với nội dung của hợp đồng:

Nội dung của hợp đồng dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng thỏa thuận với nhau nhằm xác định quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng. Nội dung của hợp đồng bao gồm những điều khoản chủ yếu, điều khoản thông thường và điều khoản tùy nghi.

Nội dung chủ yếu của hợp đồng do pháp luật quy định. Tùy theo tính chất của các quan hệ giữa các bên chủ thể mà pháp luật quy định những điều khoản nội dung khác nhau. Có những điều khoản ở hợp đồng này các bên không cần thỏa thuận, nhưng ở hợp đồng khác các bên lại buộc phải thỏa thuận, thì hợp đồng mới được coi là giao kết.

Đối với nội dung của bản thỏa thuận:

Nội dung của bản thỏa thuận là do hai bên cùng tiến hành trao đổi, đề bật, đưa ra các điều khoản rồi cùng tiến hành kí kết và tuân thủ theo, thực hiện theo những gì các bên đã cam kết trong bản thỏa thuận.

Thứ tư, về trình tự các bước thực hiện:

Đối với trình tự giao kết hợp đồng

Việc giao kết hợp đồng sẽ được thực hiện thông quá các bước như sau:

Bước 1 : Đề nghị giao kết hợp đồng: Là việc một bên bày tỏ ý chí của mình muốn giao kết hợp đồng với một người cụ thể và chịu sự ràng buộc về đề nghị này đối với bên đã được xác định cụ thể đó.

Bước 2 : Thay đổi, hủy bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng: Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng. Trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng nếu có điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị, thì cũng coi như bên được đề nghị đưa ra đề nghị mới. Bên được đề nghị trở thành bên đề nghị mới và cũng chịu sự ràng buộc về lười đề nghị thay đỏi đó trước bên đã đề nghị đối với mình.

Bước 3 : Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: Là việc bên được đề nghị đồng ý toàn bộ những yêu cầu mà bên đề nghị đã đưa ra.

Đối với trình tự tiến hành xác lập bản thỏa thuận:

Bản thỏa thuận thông thường sẽ được tiến hành xác lập khi hai bên mong muốn có được tiếng nói chung, xác lập việc thực hiện một quan hệ pháp lý có cách giải quyết rõ ràng cụ thể để hai bên tuân theo. Thì hai hay các bên tham gia sẽ chủ động gặp mặt, tiến hành thỏa thuận và xác lập, xây dựng bản thỏa thuận để vấn đề được giải quyết và các bên có liên quan tuân thủ theo các nội dung đã được ghi nhận trong bản thỏa thuận.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về sự khác nhau giữa hợp đồng và bản thỏa thuận . Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

Biên bản thỏa thuận xây dựng là gì?

Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng hiểu đơn giản là văn bản được lập ra sau khi đã hoàn thành thỏa thuận xây lắp nhà ở, công trình, nhà xưởng… trình bày trong hợp đồng thi công. Văn bản này nhằm chính thức xác nhận hoàn tất mọi vấn đề về quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.

Biên bản thỏa thuận là gì?

Thông thường, biên bản thỏa thuận là văn bản được thực hiện để bày tỏ nguyện vọng ý chí của một bên thể hiện dưới dạng bản thỏa thuận và các bên còn lại trong quan hệ liên quan đều đồng ý và phải thực hiện theo những điều đã thể hiện trong biên bản thỏa thuận.

Giày động ứng là gì?

Giấy đề nghị tạm ứng hợp đồng là một giấy tờ cần thiết giúp các bên có thể đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của mình, mức tạm ứng trước giá trị hợp đồng sẽ do hai bên chủ động tiến hành thỏa thuận với nhau về mức tạm ứng sao cho phù hợp. Cái này hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận giữa hai bên với nhau.

Thỏa thuận công việc là gì?

Thỏa thuận hợp tác công việc là dạng thỏa thuận giữa các bên cùng thực hiện một công việc, chương trình hay dự án liên kết hoặc độc lập và thường không/chưa hướng tới vấn đề kinh doanh.

Chủ Đề