Bộ luật hình sự 2015 có bao nhiêu chương điều

Có thể nhận định Bộ luật Hình sự hiện hành đã áp dụng các quy phạm khắt khe đối với các tội phạm vi phạm pháp luật Việt Nam. Do đó, Bộ luật Hình sự giữ một vài trò quan trọng, tác động tích cực đến an ninh trật tự xã hội và làm nổi bật tính nghiêm minh của pháp luật nước ta.

Contents

Luật Hình sự là gì?

Luật hình sự là một ngành luật thuộc Hệ thống pháp luật Việt Nam – xác định các hình phạt dành cho tội phạm, nhằm phòng chống tội phạm và loại trừ các hành vi gây tổn hại hoặc có thể gây tổn hại cho đời sống xã hội.

Luật Hình sự bao gồm những quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước ban hành để xác định tội phạm – những người gây ra hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, và quy định hình phạt tương ứng với các tội phạm đó.

Điểm Nổi bật trong Bộ luật Hình sự Việt Nam Hiện hành

Bộ luật Hình sự hiện hành là Bộ luật Hình sự năm 2015, bổ sung năm 2017. Điều 1 Bộ luật Hình sự quy định nhiệm vụ của Bộ luật này như sau:

“Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa – an ninh của đất nước, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, quyền công dân, quyền con người, bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, chống phá mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Đồng thời, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục người dân hiểu và tuân theo quy định pháp luật.”

Bộ luật Hình sự hiện hành có nhiều điểm thay đổi mới nhằm đáp ứng sự biến chuyển của kinh tế xã hội, cụ thể:

  • Thể chế hóa chủ trương của Đảng về hình thức phạt tù (hạn chế), mở rộng phạm vi áp dụng đối với các hình phạt khác. Cụ thể, hình thức phạt tiền là hình thức phạt chính được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng. Đồng thời, nội hàm của tội phạm “cải tạo không giam giữ” cũng đã được mở rộng.
  • Bổ sung thêm quy định không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình đối với một số trường hợp nhất định.
  • Bổ sung quy định về việc tha tù trước thời hạn (có điều kiện). Sau khi được tha tù, chính quyền địa phương có nhiệm vụ giám sát họ trong thời gian nhất định.

Cấu trúc của Bộ luật Hình sự hiện hành bao gồm các phần sau:

  • Phần những quy định chung: Bao gồm 12 Chương và 107 Điều.
  • Phần các tội phạm: Bao gồm 14 Chương và 318 Điều.
  • Phần hiệu lực thi hành: Bao gồm 01 Điều.

Đối với mỗi điều luật ở phần tội phạm sẽ có hai phần gồm: Phần quy định (Phần mô tả tội phạm) và Phần chế tài (Phần xác định hình phạt), cụ thể:

  • Phần quy định: Thường là phần đầu trong các điều luật trên, mô tả các dấu hiệu pháp lý đặc trưng để nhận diện tội phạm. Bên cạnh đó, vẫn có những điều luật không đưa ra mô tả tội phạm cụ thể mà chỉ nhắc lại tội danh – được gọi là Quy định giản đơn.
  • Phần chế tài: Thường là phần sau trong điều luật, xác định các khung hình phạt tương ứng với tội danh phạm tội (được mô tả ở phần quy định). Khung hình phạt sẽ nằm trong khoảng Mức nhẹ nhất và Mức nặng nhất – bao gồm nhiều hình phạt khác nhau. Mỗi điều luật sẽ áp dụng hai khung hình phạt trở lên: Một dành cho trường hợp cơ bản – Một dành cho trường hợp tăng nặng hay giảm nhẹ.

Giải đáp các Thắc mắc về Luật Hình sự

Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực khi nào?

Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Sau đó, vào ngày 20 tháng 6 năm 2017, Quốc hội đã chính thức sửa đổi, bổ sung Bộ luật này. Những sửa đổi, bổ sung này có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2018.

Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự là gì?

Quan hệ pháp luật hình sự sẽ có hai chủ thể tham gia: Nhà nước và Người phạm tội (hoặc pháp nhân thương mại phạm tội). Nhà nước sẽ có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp cũng như hình phạt cần thiết để xử lý tội phạm. Ngược lại, người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội có nghĩa vụ phải chấp hành hình phạt được đưa ra bởi nhà nước.

Tội làm nhục người khác được quy định như thế nào?

Theo Điều 155.1, Bộ luật Hình sự hiện hành quy định như sau:

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được bộ luật hình sự quy định như thế nào?

Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu mọi trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; ngoại trừ những tội phạm mà bộ luật hình sự áp dụng quy định khác.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được liệt kê tại Điều 16.2, Bộ luật Hình sự hiện hành.

Bộ luật hình sự quy định mức phạt tiền thấp nhất là bao nhiêu?

Theo thống kế các điều luật được quy định trong Bộ luật hình sự về khung hình phạt tiền thấp nhất áp dụng cho chủ thể thực hiện phạm tội như sau:

  • Cá nhân là 1.000.000 đồng.
  • Pháp nhân thương mại là 50.000.000 đồng.

Luật hình sự khác luật dân sự như thế nào?

Điểm khác biệt giữa luật hình sự và luật dân sự được phân định rõ ràng dựa trên các căn cứ dưới đây:

  • Luật dân sự là một ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật có mục đích để điều chỉnh các quan hệ về các vấn đề nhân thân và tài sản. Trong khi đó, luật hình sự là một ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật có mục đích xác định và ngăn ngừa các hành vi nguy hiểm cho xã hội.
  • Về mặt bản chất, luật dân sự mang tính chất tư, còn luật hình sự mang tính chất công.
  • Luật dân sự có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ nhân thân và tài sản. Trong khi đó, luật hình sự lại điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội.
  • Phương pháp điều chỉnh một mối quan hệ dân sự sẽ là phương pháp bình đẳng, thoả thuận và tự do định đoạt. Trong khi đó, một mối quan hệ hình sự lại được điều chỉnh bởi phương pháp quyền uy, phục tùng.
  • Thông thường, trong một mối quan hệ dân sự, bên vi phạm sẽ phải bồi thường hoặc thực hiện một nghĩa vụ nhất định nào đó đối với bên bị vi phạm. Tuy nhiên, đối với một mối quan hệ hình sự, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, đồng thời phải đối diện với hình phạt tù hoặc các hình phạt khác.
  • Trong luật dân sự, vị thế của các bên là ngang hàng, bình đẳng. Ngược lại, luật hình sự, vị thế của các bên không ngang hàng, bình đẳng; Nhà nước nắm quyền lực tối cao, xét xử người phạm tội.

Bài viết này chứa đựng kiến thức pháp luật và thuật ngữ chuyên môn, quý độc giả có thắc mắc hoặc cần trao đổi về chuyên môn liên quan đến pháp luật hình sự, vui lòng liên hệ các Luật sư Hình sự của chúng tôi tại [email protected].

Luật hình sự sửa đổi bao nhiêu lần?

Bộ luật hình sự đầu tiên của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành năm 1985 và đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997. Bộ luật hình sự hiện hành là Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017.

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có bao nhiêu điều?

MỤC LỤC BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) - gồm 426 điều.

Bộ luật tố tụng hình sự có bao nhiêu điều?

Bộ luật Tố tụng hình sự với 510 điều chia làm 9 phần, 36 chương; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016.

Chương 20 Bộ luật hình sự quy định về gì?

Chương 20: Các tội phạm về ma tuý (Điều 247 - Điều 259) - Bộ luật hình sự 2015 (và sửa đổi, bổ sung 2017)