Bức thư chiến sĩ lê văn huỳnh gửi vọ năm 2024

Thời chiến, thư tay là phương tiện duy nhất giữ mối liên lạc giữa hậu phương là tiền tuyến. Những lá thư viết vội đôi khi còn vương màu đất. Có những bức thư gửi về đúng hẹn, nhưng cũng có những bức thư được gửi khi người viết mãi mãi không trở về.

Bức thư đặc biệt nhất bà Xơ nhận được từ chồng, ông viết tháng 9/1972 và tháng 1/1973, ông đã mãi mãi ở lại nơi chiến trường. Ông mất tròn 1 năm sau ngày cưới. Bà Xơ thời điểm đó mới được 7 ngày làm vợ ông Huỳnh. Khi đó ông 24 tuổi, còn bà 23 tuổi. Hình ảnh 10 trang thư được bà đặt ở nơi trang trọng nhất trong gia đình.

"Em thương yêu" đã được lặp đi lặp lại, đó là những lời gan ruột của chàng sinh viên Đại học Xây dựng gửi cho người vợ trẻ. Những dự cảm về cái chết, về sự chia cách, nhưng luôn mong vợ hãy vui tươi cho đời tươi trẻ.

Bức thư chiến sĩ lê văn huỳnh gửi vọ năm 2024

Bức thư khiến bà Đặng Thị Xơ cả đời không quên.

Gần 30 năm sau ngày ông hy sinh, 2 người mới lại được gặp nhau. Khi đi mái tóc còn xanh, ngày gặp lại, mái tóc vợ đã bạc, da đã sạm nhăn vì lam lũ cuộc đời. Cái ôm tạm biệt ngày ông lên đường vào Nam chiến đấu thì nay là cái ôm thật nhẹ nhàng và lạnh lẽo.

Không một chiếc ảnh kỷ niệm, cũng không có con chung, mà chỉ có tình yêu ở lại. 81 ngày đêm Thành cổ Quảng Trị chìm trong lửa đạn, đã có biết bao lá thư viết vội không hẹn ngày về như thế. Cùng với đồng đội của mình, liệt sỹ Lê Văn Huỳnh đã hy sinh để mang lại vinh quang cho Tổ quốc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Bức thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh kể nơi anh chiến đấu, giúp gia đình tìm hài cốt; di vật liệt sĩ Lê Binh Chủng giúp người nhà tìm được con của anh.

Di vật của hai liệt sĩ Lê Văn Huỳnh (quê huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) và Lê Binh Chủng (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) được đặt trang trọng ở nhà trưng bày trong di tích quốc gia đặc biệt thành cổ Quảng Trị. Những di vật này là điểm nhấn trong thuyết minh của các hướng dẫn viên, để lại ấn tượng với những người đến thăm thành cổ.

Bức thư chiến sĩ lê văn huỳnh gửi vọ năm 2024

Bức thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh ở nhà trưng bày trong thành cổ Quảng Trị. Ảnh: Hoàng Táo

Bức thư của liệt sĩ Huỳnh đề ngày 11/9/1972, là ngày thứ 77 của cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị. Thư mở đầu như sau: "Toàn gia đình kính thương! Con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng phòng khi đã đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất thì gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột".

Trong 10 trang giấy, anh Huỳnh viết cho mẹ, vợ và những người thân với dự cảm đây là lá thư cuối cùng. Anh xin lỗi vì chưa làm tròn bổn phận của một người con, một người chồng, nhưng "đã sống trọn đời cho Tổ quốc". Anh cũng gửi gắm lại người cháu phải nhớ chú ruột đã hy sinh, nhớ cúng xôi và gà.

Đặc biệt, thư miêu tả chi tiết vị trí đóng quân, nơi anh dự cảm sẽ hy sinh và được chôn cất. Anh dặn vợ: "Khi hòa bình, nếu có điều kiện thì vào lấy hài cốt anh về. Đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh đã hy sinh. Từ thị xã Quảng Trị, qua cầu ngược trở lại về Nhan Biều 1, nếu tính xuôi theo dòng nước thì ở cuối làng, về đó tìm sẽ thấy bia ghi tên anh đục trên mảnh tôn", thư viết.

Bức thư viết vội chưa kịp gửi thì anh Huỳnh hy sinh. Đồng đội sau đó gửi thư về quê, còn thi hài anh ở lại với mảnh đất Quảng Trị.

Bức thư chiến sĩ lê văn huỳnh gửi vọ năm 2024

Học sinh tiểu học tham quan di tích quốc gia đặc biệt thành cổ Quảng Trị. Ảnh: Hoàng Táo

Giữa năm 2002, gia đình theo những dòng nhắn gửi trong bức thư tìm về mảnh đất Quảng Trị và tìm thấy hài cốt của liệt sĩ Huỳnh, đưa về quê an táng.

Ông Trần Khánh Khư, nay 71 tuổi, nguyên Trưởng ban quản lý di tích thành cổ Quảng Trị, ra Hà Nội công tác, nghe cựu binh thành cổ kể về câu chuyện nên đã đến viếng gia đình liệt sĩ Huỳnh, đúng 49 ngày đưa liệt sĩ về quê. Được người thân giới thiệu về bức thư, ông Khư xin đọc, "thấy gai cả người".

"Thư viết cho gia đình nhưng nội dung nhắn nhủ lại cho thế hệ mai sau. Nếu để lại thì chỉ là kỷ vật gia đình, còn trưng bày ở thành cổ thì sẽ được thế hệ sau khắc ghi mãi", ông Khư thuyết phục để gia đình đồng ý tặng kỷ vật của liệt sĩ. Đến cuối năm 2003, bức thư được đưa vào nhà trưng bày ở thành cổ.

Đặt đối diện bức thư của liệt sĩ Huỳnh là di vật của liệt sĩ Lê Binh Chủng, gồm hai tấm ảnh nhỏ của anh Chủng và một cô gái, sổ nhật ký, bút cùng một số bức thư. Các di vật được phát hiện rất tình cờ. Khoảng năm 2000, khi thi công hệ thống thoát nước ở thành cổ, có một đoạn không như thiết kế phải đào lên làm lại.

Khi đào đất lên, công nhân phát hiện một hầm trú ẩn chắc chắn với các tấm sắt và bê tông. Bên trong có 5 hài cốt liệt sĩ và một người có túi xách. Ông Khư kiểm tra, thấy còn nhiều di vật, trong đó có những lá thư của chị Phan Thị Biển Khơi, vợ của liệt sĩ Lê Binh Chủng.

Bức thư chiến sĩ lê văn huỳnh gửi vọ năm 2024

Cựu chiến binh Trung đoàn 48 thăm nhà trưng bày ở thành cổ Quảng Trị. Ảnh: Hoàng Táo

Trong bức thư đề ngày 15/5/1972, chị Biển Khơi viết: "Cầm bút viết thư cho anh trong lúc chiến trường Trị Thiên đang thắng to. Tin vui bay về hậu phương làm cho mọi người dân lòng dậy lên sung sướng. Tự hào thay, trong hàng ngũ những người chiến thắng đó có anh, người mà em gửi gắm bao niềm thương nỗi nhớ... Em và con gửi lời thăm tới các anh trong đơn vị. Gửi tới anh nhiều cái hôn".

Cuốn số nhật ký và tài liệu cho thấy anh Chủng tham gia giải phóng Quảng Trị, rồi vào trấn giữ thành cổ trong cuộc chiến 81 ngày đêm. Trong một đợt tấn công, anh Chủng và đồng đội chiếm giữ được một căn hầm kiên cố trong thành cổ. Không may, bom đạn trút xuống khiến anh và đồng đội hy sinh ngày 3/8/1972.

Anh Chủng và chị Biển Khơi yêu nhau ở chiến trường, được đơn vị làm đám cưới vào tháng 1/1970 khi đóng quân ở Quảng Bình. Hai người có một con trai, nhưng gia đình liệt sĩ Chủng ở Nghệ An lại không hay biết. Gần 30 năm sau, những lá thư đã giúp bà Khơi và con trai được đoàn tụ với nhà chồng. Cũng nhờ các di vật này, người con trai được công nhận là con liệt sĩ.

Từ ngày 28/6 đến 16/1972, Mỹ cùng quân lực Việt Nam Cộng hòa rải xuống thành cổ và thị xã Quảng Trị 328.000 tấn bom đạn nhằm tái chiếm thành, gây sức ép trên bàn đàm phán Paris. "Quân ta quyết liệt chiến đấu bảo vệ thành cổ, thương vong rất lớn, đến nay còn chưa thống kê hết. Trung bình một ngày đêm ta hy sinh một đại đội, tức khoảng 100 người", thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 2, lúc đó là Trung đoàn phó Trung đoàn 9 Sư đoàn 304, kể lại.