Ca sĩ nguyên nhung là ai?

Thông tin tiểu sử/ profile và ảnh của ca sĩ Nguyên Nhung được cập nhật liên tục tại tainhaccho.net.Nếu bạn thấy thông tin tiểu sử hoặc ảnh ca sĩ Nguyên Nhung không chính xác hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp bổ sung, gửi lời bình hoặc liên hệ với ban quản trị website.Để xem danh sách nhạc chờ theo ca sĩ Nguyên Nhung và theo mạng diện thoại của bạn từ danh mục bên trái. Chú ý: danh sách chỉ bao gồm nhạc chờ của riêng ca sĩ Nguyên Nhung, nếu bạn muốn tìm nhạc chờ của ca sĩ Nguyên Nhung hát cùng với các ca sĩ khác, vui lòng sử dụng công cụ tìm kiếm phía trên và nhập vào tên ca sĩ ["Nguyên Nhung"]

Bạn có thể tìm kiếm trang này bằng các từ khóa sau:

Tiểu sử Nguyên Nhung, thông tin tiểu sử Nguyên Nhung, profile Nguyên Nhung, lý lịch Nguyên Nhung, ảnh Nguyên Nhung, lí lịch Nguyên NhungTiểu sử ca sĩ Nguyên Nhung, thông tin tiểu sử ban nhạc Nguyên Nhung, profile band Nguyên Nhung, lý lịch ca sĩ Nguyên Nhung, ảnh ban nhạc Nguyên Nhung, lí lịch ca sĩ Nguyên NhungTieu su Nguyen Nhung, thong tin tieu su Nguyen Nhung, profile Nguyen Nhung, ly lich Nguyen Nhung, anh Nguyen Nhung, li lich Nguyen NhungTieu su ca si Nguyen Nhung, thong tin tieu su ban nhac Nguyen Nhung, profile band Nguyen Nhung, ly lich ca si Nguyen Nhung, anh ban nhac Nguyen Nhung, li lich ca si Nguyen Nhung

[Cadn.com.vn] - Một đêm hè ở Khu du lịch đảo Hòn Tằm Nha Trang cách đây hơn hai năm, tại buổi giao lưu văn hóa Việt Nga, lần đầu tiên tôi gặp và nghe Nguyên Nhung hát. Cô gái gốc Quảng Nam này cuốn hút mọi người bởi nụ cười rạng rỡ, đôi mắt sáng và giọng hát lay động, như những ngọn sóng ngoài khơi xa. Trong chương trình Sắc Màu Tình ca vừa diễn ra đầu năm nay tại Buôn Ma Thuột, Nguyên Nhung lại thực sự chinh phục trái tim khán giả nơi đây... Nhiều khán giả ở TPHCM biết đến ca sĩ Nguyên Nhung với hình ảnh váy trắng, mái tóc dài, cầm đàn hát.  Cô sinh ra ở Quảng Nam, lớn lên ở Bình Thuận và nay là công dân TPHCM. Tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm âm nhạc Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật  TPHCM, Nguyên Nhung trở thành cô giáo dạy nhạc ở một trường tiểu học tại Quận 3 TPHCM.

Cô thường hát ở những cuộc giao lưu, văn nghệ của các trường..., dần dà, giọng hát của Nhung đã vang xa. Sau 5 năm trời đi hát, Nguyên Nhung vừa chính thức ra mắt  MV "Cho em quên tuổi ngọc". Nguyên Nhung nói: "Với sự hỗ trợ và giúp đỡ rất nhiều của những người bạn, Nguyên Nhung mong muốn mang lại một chút thông điệp ý nghĩa trong cuộc sống. Lời cảm ơn chân thành đến những ai đã yêu mến và giúp đỡ Nguyên Nhung. Mong cuộc sống mỗi ngày một tươi đẹp hơn đến tất cả mọi người." Hiện trang //www.facebook.com/FCNguyenNhung rất được các bạn trẻ yêu thích.

Câu chuyện của chúng tôi lại diễn ra sau hơn hai năm từ ngày gặp Nguyên Nhung ở Nha Trang.

Ca sỹ Nguyên Nhung [ảnh do ca sỹ cung cấp].

Nguyên Nhung có thấy là những cô gái Quảng Nam khi chọn con đường âm nhạc thường thành công, có phải nhờ chất giọng?

Rất lâu rồi, từ trước khi chính thức đi hát thì Nhung đã mến mộ các thế hệ anh chị đi trước, thầm mơ ước sẽ có lúc mình được hát. Khi bước chân vào nghề, Nguyên Nhung hiểu rằng, làm công việc gì, ngoài năng lực phải có đam mê và lòng kiên trì, bất luận chúng ta đến từ miền nào của đất nước. Với âm nhạc, Nhung chỉ có thể nói rằng đây là một cái duyên, còn thành công nhờ vào chất giọng thì Nhung không chắc, chỉ dám xin hứa sẽ luôn hết mình trong sự nghiệp.

Hát nhạc xưa có phải là khuynh hướng thời thượng hiện nay nên Nguyên Nhung đã chọn?

Nhung không nghĩ nhạc xưa là khuynh hướng thời thượng. Thời nào cũng có người hát nhạc xưa mà. Nhạc xưa đi vào tâm hồn từ khi Nhung còn là một đứa trẻ ngày ngày được nghe nhạc từ cái máy cassette cũ của ông nội, những dịp mọi người trong gia đình tụ tập đàn hát. Âm nhạc đến với Nhung nhẹ nhàng và sâu lắng. Và Nhung thật sự có cảm giác hạnh phúc khi được đắm mình trong những lời hát. Đơn giản hát vì yêu thôi.

Ngoài hát ở các phòng trà, được biết Nhung còn nhận lời mời đi hát ở những vùng hải đảo xa xôi như Côn Đảo hoặc tham gia hát cho các chương trình từ thiện. Điều gì thôi thúc Nhung đến với họ?

Nhung nghĩ, ở đâu có người yêu nhạc, muốn nghe nhạc thì Nhung đều tình nguyện đến. Tình yêu mà, xa cũng thành gần. Dù giúp đỡ vật chất không đáng kể, nhưng Nhung luôn hy vọng mang đến mọi người chút ấm áp tình người. Như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng", Nguyên Nhung mong muốn được san sẻ và động viên tinh thần mọi người, những ai kém may mắn trong cuộc sống. Mong mọi người yêu cuộc sống, yêu lấy bản thân mình và yêu thương những người xung quanh.

Nguyên Nhung tham gia biểu diễn trong một chương trình ca nhạc từ thiện.

Giới Showbiz vốn không yên ả. Vậy Nguyên Nhung sẽ sẵn sàng đón nhận những phiền toái vốn dĩ của con đường mình đã chọn?

Nguyên Nhung nghĩ môi trường nào cũng vậy. Là showbiz, là công sở hay là ở ngay gia đình, nơi nào cũng sóng gió cả. Nguyên Nhung vẫn luôn cố gắng vun đắp từng ngày, rèn luyện và học hỏi để khi vấp ngã mình có thể tự đứng dậy và giúp đỡ người khác.

Là giáo viên dạy nhạc ở một trường Tiểu học, thời gian còn lại đi hát. Vậy chừng nào thì Nguyên Nhung không còn dạy học nữa?

Nguyên Nhung hiện tại vẫn chưa nghĩ đến việc ngừng dạy học.

Và tôi tin chắc tiếng hát Nguyên Nhung sẽ còn bay xa hơn nữa, bởi trong cô có tình yêu lớn với âm nhạc. Và ở đâu cần, cô sẵn sàng lên đường.

Khuê Việt Trường

Nguyên Nhung [sinh năm 1933], tên khai sinh là Nguyễn Bá Nhung, là nhạc sĩ người Việt Nam.

Tiểu sử

Nguyên Nhung tham gia hoạt động văn nghệ trong quân đội từ khi mới 17 tuổi. Năm 1957, ông theo học lớp sáng tác âm nhạc do chuyên gia giảng dạy tại Hà Nội. Năm 1963, người nhạc sĩ này học tại Nhạc viện Hà Nội. Từ năm 1970, Nguyên Nhung là cán bộ sáng tác trong quân đội cho đến khi nghỉ hưu.

Tác phẩm

Âm nhạc kinh điển

  • 3 bản giao hưởng, tiêu biểu là Cung Thương [1998]
  • Khúc tưởng niệm [viết cùng Lưu Hữu Phước và Đỗ Nhuận, 1971]
  • Các bản hợp xướng, tiêu biểu là Giải phóng

Ca khúc

  • Đứng gác dưới trăng [1957]
  • Chiếc đàn môi [1958]
  • Từ trên đỉnh núi [1959]
  • Bài ca bên cánh võng [1969]
  • Chim yến bay [1980]
  • Biển [1984]

Bài viết liên quan
  • Canh Thân
  • Ns Sa Huỳnh
  • Vũ Khắc Anh
  • Nguyễn Tôn Nghiêm
  • Lil Nguyễn

  • 09:55 | Thứ Năm, 11/02/2021

[QBĐT] - Nhạc sỹ Nguyên Nhung có tên khai sinh là Nguyễn Bá Nhung, sinh ngày 15-11-1933 tại làng Hòa Ninh, xã Quảng Hòa, huyện Quảng Trạch [nay là TX. Ba Đồn].

Cha của Nguyên Nhung là ông Nguyễn Thúc Hướng, chủ nhà buôn sở hữu một đội thuyền gồm 8 chiếc với 80 nhân công từ Quảng Bình vào đến Khánh Hòa và sang Lào. Ông buôn bán chủ yếu là bông vải, rượu dâu. Mẹ của Nguyên Nhung là một phụ nữ hiền thục, đảm đang. Bà đã  nuôi dạy con cái, quán xuyến mọi việc trong nhà để cho chồng đi làm ăn xa. Bà thường tham gia hát nhà trò, hát Kiều, hò đối đáp nơi làng xã. Các con của bà đã thừa hưởng chất giọng trời phú với các làn điệu dân ca miền Trung, những điệu hò khoan trên sông nước do bà truyền lại.

Năm 1947, giặc Pháp đánh chiếm Quảng Bình, các cơ quan đầu não của tỉnh và nhân dân dưới xuôi lên tản cư trên vùng rừng núi Tuyên Hóa. Gia đình ông Hướng tản cư về gần làng Còi. Ngày 24-4-1949 tại hang Đại Hòa, Trung đoàn 18 được thành lập cách làng Còi không xa. Mới 16 tuổi, Nguyên Nhung được chọn vào đội văn nghệ truyên truyền của Trung đoàn.

Sau chiến thắng Xuân Bồ [năm 1950], Nguyên Nhung theo đội văn nghệ Trung đoàn 18 chuyển sang hoạt động bên Lào và Campuchia. Năm 1955, đoàn văn công sư đoàn thành lập, Nguyên Nhung được tuyển làm nhạc công và diễn viên. Năm 1957, ông được dự một lớp sáng tác nhạc tại Hà Nội và năm sau đi thực tế lên Tây Bắc, đến khu tự trị Thái-Mèo. Ông đi khắp các bản làng Tuần Giáo, Điện Biên, Lai Châu… về nơi đèo heo hút gió. Hai tác phẩm đầu tay sau khi được học lớp sáng tác bài bản Chiếc đàn môi và Từ trên đỉnh núi được đánh giá là bước đột phá trong sự nghiệp sáng tác âm nhạc của ông. Hai bài hát được phát trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam và đi công diễn ở nước ngoài.

Ông nghiên cứu một cách tinh tế đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Từ làn điệu dân ca Mèo quen thuộc, ông đã phát triển lên thành bài ru con hiện đại. Nếu Từ trên đỉnh núi là tiếng lòng tự hào, lòng biết ơn Đảng, Bác Hồ đã đem lại cơm no, áo ấm cho đồng bào các dân tộc, thì Chiếc đàn môi là một bản tình ca lãng mạn của đôi trai gái yêu nhau. Chiếc đàn môi là vật làm tin mà người con trai thức thâu đêm làm để tặng cho người yêu trước khi đi bộ đội. Ca từ: “Em đưa vòng tay anh, anh nhớ đừng vòng tay ai. Anh đi dù thương ai, anh nhớ về làm đàn môi đây. Gửi gắm ngàn tình thương là dù xa xôi lòng em mãi đợi chờ” thật sâu lắng, dễ thương trong từng giai điệu cứ dìu dặt luyến láy, khẳng định một tình yêu thủy chung, son sắt của người con gái mãi nhớ nhung, chờ đợi.

Nguyên Nhung là một nhạc sỹ tài hoa, ông theo suốt cuộc trường chinh của dân tộc, được đặt chân mình trên mọi nẻo đường của đất nước. Từ Đứng gác dưới trăng, Cô gái bên sông đến Từ trên đỉnh núi, Chiếc đàn môi tiếp theo là Hành quân, Tiếng chim rừng, Đường chín Đông, Đường chín Tây… là những bước tiến dài.

Khi đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam, leo thang ném bom miền Bắc, văn nghệ sỹ xung phong lên đường vào tuyến lửa. Phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” là lời thách thức với bom đạn của kẻ thù, cả dân tộc lên đường ra trận. Bên cạnh những âm hưởng hào hứng sục sôi, ngọn lửa khát khao chiến đấu và chiến thắng thì Nguyên Nhung góp một dòng nhạc êm đềm, nhỏ nhẹ với giai điệu mượt mà, uyển chuyển, làm mát rượi lòng người.

Bài ca bên cánh võng "thai nghén" khi ông đang học đại học âm nhạc được điều về Đoàn văn công Quân khu 4. Ông chọn hình tượng chiếc võng, một vật dụng không thể thiếu trong hành trang người lính Trường Sơn. Cùng với ba lô và khẩu súng trên vai, đôi dép cao su, chiếc gậy Trường Sơn, chiếc mũ tai bèo giản dị đã được nhiều văn nghệ sỹ khai thác, chiếc võng là hình ảnh thân thương gắn bó với cuộc đời người lính:

“… Dừng chân bên suối võng đưa

Nhìn trời cao trong xanh lồng lộng

Bông hoa rừng thơm ngát phải đất nước cho ta

Mẹ yêu con gửi tình trong hoa bát ngát…”

Phút dừng chân, được nằm trên chiếc võng không phải trong nhà mà ngay giữa rừng Trường Sơn, được hòa quyện vào thiên nhiên. Theo nhịp võng đưa, các tiết tấu, câu nhạc, nốt nhạc ngân dài xua tan đi khói lửa của chiến tranh: “Cho quê ta hết giặc, bao em thơ yên ngủ. Về anh ru dưới võng dừa”. Những câu hát ngọt ngào, đằm thắm "vẽ" cảnh đất nước thanh bình.  

Những năm đầu của thập kỷ 70 thế kỷ trước, Bài ca bên cánh võng nổi tiếng toàn quân, được cất lên trong đêm dạ hội văn nghệ hay cùng với hành trang người lính đi vào trận đánh.  

Con đường sáng tác âm nhạc của Nguyên Nhung dài theo năm tháng, dài theo bước chân lịch sử dân tộc. Ông sáng tác tuy không nhiều nhưng luôn luôn đáp ứng kịp thời yêu cầu của cách mạng. Khi đất nước thống nhất, thính giả cả nước lại được đón nhận các nhạc phẩm mới của ông, những tác phẩm để đời: Chim yến bay, Tổ quốc...

Chim yến bay, phổ thơ Lê Thị Mây là ca khúc mà ông trăn trở, cố tìm tòi một phong cách diễn đạt mới lạ. Bài hát nhanh chóng được phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, được biểu diễn khắp cả nước. Ông còn phổ bài Như lá [thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ], Biển [thơ của Xuân Diệu] và Khúc ca bốn mùa [của Đỗ Bạch Mai]. Những ca khúc của ông đều mang nhiều âm sắc miền Trung, có lúc phảng phất âm điệu chất ví dặm nhưng có phong cách riêng, mới mẻ, hiện đại.

Ngoài ca khúc, Nguyên Nhung còn là tác giả của các thể loại âm nhạc. Ông đã viết trên 20 tác phẩm liên khúc và hợp xướng lớn nhỏ. Ông cũng là tác giả của Bản giao hưởng số 1, tổ khúc giao hưởng Bất diệt và bản nhạc Hành khúc tưởng niệm của ông cùng Lưu Hữu Phước và Đỗ Nhuận được Nhà nước chọn làm nhạc tang lễ quốc gia. Ông đã từng giành được giải nhất cuộc thi ca khúc năm 1961 với bài Cờ ba nhất phấp phới bay.

Anh chị em ông, ai cũng hát hay và hay hát nhưng họ đi theo các ngành khoa học tự nhiên. Chỉ có Nguyên Phú học khoa “Lý luận sáng tác phê bình văn học” ở Trường đại học Tổng hợp về công tác tại Ty Văn hóa Nghệ Tĩnh. Nguyên Phú làm được khá nhiều thơ và sáng tác bài hát.

Nguyên Nhung thường về thăm quê vợ, diễn viên Hương Nhu ở Hà Tĩnh và làng Hòa Ninh quê ông. Ông có nhiều buổi nói chuyện với cán bộ và nhân dân trong xã về âm nhạc. Ông viết bài Làng quê Hòa Ninh tặng nhân dân Quảng Hòa trong dịp xã đón danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Hai con trai của ông cũng theo nghiệp cha, giảng dạy và sáng tác âm nhạc.

45 năm trong quân đội, nhạc sỹ Nguyên Nhung về hưu với quân hàm đại tá. Ông vẫn tiếp tục sáng tác và ấp ủ nhiều dự định sáng tạo âm nhạc. Nhưng năm 2009, ông đã trút hơi thở cuối cùng vì căn bệnh ung thư dạ dày. Ra đi, ông để lại một khối lượng sáng tác có giá trị nghệ thuật cao, cả thanh nhạc và khí nhạc. Những bài ca của ông vẫn đi cùng năm tháng. Ông thật xứng đáng với giải thưởng Nhà nước đã trao tặng về văn học nghệ thuật năm 2001.

                                                                                           Hoàng Minh Đức

Video liên quan

Chủ Đề