Caách xử lý sự cố biến dạng móng

Chấn thương giường móng là một loại chấn thương khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, việc xử trí chấn thương giường móng lại đòi hỏi kiến ​​thức tốt về giải phẫu cũng như phù hợp theo từng cơ chế chấn thương, vừa nhằm đảm bảo vết thương mau lành cũng như vừa ngăn ngừa những dị tật, khiếm khuyết về mặt thẩm mỹ của ngón tay, ngón chân.

Móng tay hoặc móng chân có thể bị thương do đánh vào hay dập móng do kẹt ngón vào khe cửa hoặc ngăn kéo bàn, tủ. Loại chấn thương này thường gây ra chảy máu dưới móng và tụ máu dưới móng. Tuy nhiên, móng tay, móng chân cũng có thể bị rách hoặc tách ra khỏi ngón do cách chấn thương mạnh hơn, gây rách móng hay lóc mất móng.

Ngược lại, với các chấn thương giường móng xảy ra tại móng chân, lặp đi, lặp lại trong thời gian dài do đi giày không vừa vặn, lâu ngày có thể dẫn đến biến dạng móng do móng chân chọc thịt. Các dị tật kiểu này có thể giống như nhiễm trùng nấm, giường móng có thể dày lên hoặc đổi màu hoặc thậm chí bong ra khỏi lớp móng, gây mất thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, những thói quen xấu khó bỏ như: tật cắn móng tay và cắn lớp biểu bì da quanh móng cũng có thể gây chấn thương cho móng tay. Hơn nữa, cắn móng tay cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm móng cấp tính, một loại nhiễm trùng trong đó vi khuẩn xâm nhập vào bên dưới mô ở cạnh móng tay và gây sưng tấy, kích ứng. Trong các trường hợp nghiêm trọng, móng tay có thể bị tách ra khỏi đầu ngón.

2.Các triệu chứng của chấn thương giường móng như thế nào?

Caách xử lý sự cố biến dạng móng

Tụ máu dưới móng

Có năm loại chấn thương có thể xảy ra đối với chấn thương giường móng tay. Tuy vậy, sự kết hợp của những biểu hiện này cũng có thể xảy ra trên cùng một móng tay.

Tụ máu dưới móng: Biểu hiện nổi bật với hình ảnh vết bầm dưới móng tay do dập móng. Móng bị tổn thương thường có màu đỏ hoặc tím đen, nhạt dần thành xanh lam trong vài tuần. Toàn bộ ngón tay hoặc ngón chân đau nhói, đau nhiều khi chạm vào hoặc thậm chí cả khi đưa ngón di chuyển tự do trong không gian. Vết bầm trên móng có thể tự xuất hiện nếu bị vỡ mạch máu dưới móng rồi tự phai dần hoặc có thể thấy kết hợp với các vết thương khác trên móng.

Rách móng: Vết rách ở móng tay có thể là do các vết cắt xuyên qua móng tay, đến lớp móng, lớp biểu bì hoặc các nếp gấp móng tay bên hoặc bất kỳ sự kết hợp nào trong các thành phần này. Thực tế dạng chấn thương giường móngrách móng sẽ nhìn thấy máu trên da. Móng bị rách, có mức độ biến dạng hay bong tróc tùy thuộc vào loại chấn thương.

Đoạn móng: Đây là dạng tổn thương làm cắt cụt đầu ngón tay tại vị trí móng, bao gồm một phần hoặc toàn bộ móng tay. Dạng tổn thương này có thể nhìn thấy xương đầu ngón hoặc không.

Bong móng: Tổn thương dạng này xảy ra khi một phần móng bị bóc tách ra khỏi lớp móng hoặc nhô ra khỏi lớp da ở gốc móng và thường có kèm theo chảy máu. Cơ thể tổn thương gây bong móng thường liên quan đến một vết rách.

3.Xử trí chấn thương giường móng tại nhà bằng cách nào?

Caách xử lý sự cố biến dạng móng

Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau do chấn thương giường móng

Chăm sóc chấn thương giường móng tại nhà nên bắt đầu với việc chăm sóc vết thương ban đầu và đánh giá vết thương, được thực hiện theo các bước sau đây:

  • Đầu tiên, tháo tất cả đồ trang sức khỏi bàn tay hoặc bàn chân bị ảnh hưởng.
  • Cầm máu bằng cách dùng khăn sạch đè lên. Khi máu đã ngừng chảy, lấy vải ra và kiểm tra vết thương.
  • Chăm sóc tại nhà có thể thích hợp nếu chỉ có tụ máu dưới móng và diện tích chiếm ít hơn 25%. Đồng thời, ngón tay hoặc ngón chân không bị cong hoặc biến dạng, không có vết rách hoặc vết nứt trên móng. Bạn nên lưu ý giữ tay hoặc chân cao hơn mức của tim sẽ giúp giảm đau nhói.
  • Rửa sạch vết cắt hoặc vết xước tại móng trong xà phòng và nước, sau đó băng lại. Nếu có bất kỳ vết rách, vết rách, vết bầm lớn trên móng hoặc móng bị cong, biến dạng thì cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu.
  • Không cố ý kéo móng hoặc cố gỡ móng ra khỏi nền móng.
  • Kiểm tra lần cuối cùng chủng ngừa uốn ván.
  • Dùng các thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau.

4.Khi nào cần đi thăm khám nếu bị chấn thương giường móng?

Caách xử lý sự cố biến dạng móng

Nếu bạn tiêm uốn ván hơn mười năm kể từ lần cuối cùng nên đi thăm khám khi bị chấn thương giường móng

Đối với các chấn thương giường móng mức độ nhẹ và khu trú, có khả năng tự hồi phục, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu bị chấn thương giường móng có kèm theo các đặc điểm sau thì cần đến thăm khám bác sĩ:

  • Đã hơn mười năm kể từ lần tiêm nhắc lại uốn ván cuối cùng
  • Nhiễm trùng, mẩn đỏ hoặc chảy dịch hình thành và tiến triển nặng dần tại chỗ bị thương từ hai đến bảy ngày sau đó.
  • Có bệnh đồng mắc như: bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh AIDS, đang điều trị hóa chất hoặc bất kỳ tình trạng nào khiến cho vết thương kém lành hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Cơ chế chấn thương giường móng phức tạp: (1) rách hoặc cắt cụt móng tay, lớp móng hoặc vùng da xung quanh móng, (2) bong móng, (3) vết bầm tụ máu trên móng tay chiếm hơn 25% diện tích móng tay và có khuy hướng tiến triển hơn, (4) uốn cong hoặc biến dạng ở đầu ngón tay cho thấy xương có thể bị gãy và (5) bất kỳ thương tích nào do vết cắn của người hoặc động vật gây ra.

5.Mất bao lâu để chấn thương giường móng có thể lành lặn?

Ngay cả khi được chăm sóc vết thương đúng cách, móng tay bị biến dạng vĩnh viễn sau chấn thương giường móng vẫn mắc phải. Móng sẽ mọc trở lại nhưng có thể có rãnh hoặc vết lõm trên đó.

Caách xử lý sự cố biến dạng móng

Móng tay bị hoại tử sẽ mất từ ​​bốn đến sáu tháng để móng tay mới mọc lại

Nếu một phần thịt của đầu ngón tay bị mất, móng sẽ mọc sát đầu ngón nên sẽ trông một chiếc đinh móc. Điều này đôi khi có thể được sửa chữa sau đó bằng phẫu thuật thẩm mỹ.

Ngược lại, nếu móng tay đã bị cắt bỏ hoặc nếu có vết bầm trên móng tay quá lớn thì móng tay bị thương có thể sẽ bị hoại tử để có chỗ cho móng tay mới mọc lại. Thời gian hồi phục hoàn toàn là sẽ mất từ ​​bốn đến sáu tháng để móng tay mới mọc lại và 12 tháng đối với móng chân mới.

Cuối cùng, nguy cơ nhiễm trùng vẫn có thể xảy ra. Điều này phổ biến hơn với vết thương do vết cắn hoặc vết thương bị nhiễm độc. Nhiễm trùng cũng là một nguy cơ đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc AIDS, những người đang hóa trị, những người có tuần hoàn kém do bất kỳ lý do nào, hoặc những người có các vấn đề sức khỏe khác có thể làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng.

Tóm lại, móng là một bộ phận quan trọng trong chức năng của đầu ngón tay, ngón chân. Chấn thương giường móng khá phong phú, có thể bao gồm từ dập móng, rách móng, bong móng hay thậm chí cả những vết thương phức tạp cần sửa chữa. Chính vì bất kì chấn thương giường móng đều có nguy cơ dẫn đến biến dạng ngón vĩnh viễn, những hiểu biết này là cần thiết nhằm sửa chữa đúng cách tại nhà, giúp mau hồi phục chức năng của móng.

Nếu trong trường hợp bạn bị chấn thương giường móng nặng và các biện pháp điều trị tại nhà không đem đến kết quả tốt thì nên đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám bởi những bác sĩ chuyên khoa giàu chuyên môn và kinh nghiệm. Việc được chữa trị sớm sẽ mang lại kết quả tốt và tiết kiệm chi phí tối đa cho khách hàng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: emedicinehealth.com - ncbi.nlm.nih.gov - health.harvard.edu - leenailsbeauty.com - msdmanuals.com

XEM THÊM:

  • Mang thai 20 tuần bị zona thần kinh có nên tiêm uốn ván không?
  • Biến dạng móng và loạn dưỡng móng
  • Trẻ bị cửa sắt cứa vào chân có cần tiêm uốn ván không?