Cách cân bằng độ pH cho đất

Độ pH đất là một yếu tố quan trọng trong trồng trọt, là yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cả cây trồng lẫn vi sinh vật có trong đất. Khi đất bị chua sẽ làm giảm năng suất và chất lượng của nhiều loại cây trồng. Do đó, người ta phải tìm cách làm tăng độ pH của đất để cải thiện chất lượng.

1. Vai trò của độ pH trong đất đối với cây trồng

Mỗi một loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong môi trường đất có độ pH nhất định. Việc trồng cây ở vùng đất có độ pH phù hợp giúp tạo môi trường thuận lợi để cây phát triển tốt nhất, không chỉ làm tăng năng suất mà chất lượng và dinh dưỡng trong cây cũng được đảm bảo tốt nhất.

Vậy độ pH của đất là gì?

PH đất là một loại chỉ số thể hiện độ axit hay bazo, hay còn gọi là độ chua và tính kiềm của đất. Độ pH được có phạm vi từ 1 - 14. Nếu đất có độ pH<7 gọi là đất chua, pH=7 là đất trung tính, khi pH >7 gọi là đất kiềm.

Vai trò của độ pH trong đất

pH đất không chỉ có vai trò trong xác định tính chất của đất mà còn có ảnh hưởng nhất định đến cây trồng và vi sinh vật trong đất.

Đối với đất, độ pH quyết định đến dinh dưỡng đất ở hệ dễ tiêu.

Đối với cây trồng, pH đất cũng đóng vai trò là yếu tố quyết định đến khả năng sinh trưởng của cây.

Đối với các vi sinh vật trong đất, độ pH đất ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của vi sinh vật, bao gồm cả các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất và các loại vi sinh vật gây hại.

Độ pH trong đất trồng

2. Cách kiểm tra độ pH trong đất

Về cơ bản, việc kiểm tra độ pH trong đất có thể tiến hành trên mọi loại đất ở mọi thời điểm mà không ảnh hưởng đến kết quả đo. Thông thường, người ta thường sử dụng 3 công cụ đo độ pH chủ yếu là giấy quỳ, máy đo pH cầm tay và bút đo điện tử bỏ túi.

Có 2 cách đo pH đất là đo trực tiếp trong đất và kiểm tra độ pH của mẫu sệt:

Đo pH đất trực tiếp

Phương pháp này dùng thước hoặc mũi khoan để tạo lỗ trong đất, các lỗ phải có cùng độ sâu để tránh sai lệch kết quả cho mỗi lần đo. Sau đó thêm một lượng nước khử ion vào lỗ vừa đủ để làm đất ẩm rồi cắm giấy quỳ hoặc thiết bị đo pH vào lỗ, chờ giá trị hiển thị ổn định rồi đọc kết quả. Bạn cũng có thể thay thế nước khử ion bằng nước cất cũng mang lại kết quả tương đương.
Ưu điểm của phương pháp này là không cần phải lấy mẫu mà có thể đo trực tiếp trên đất trồng.

Phương pháp đo độ pH đất trực tiếp

Đo độ pH của mẫu sệt

Phương pháp này kiểm tra độ pH cho toàn bộ diện tích đất cần kiểm tra trên một phần mẫu đất đại diện. Yêu cầu là phải chắc chắn lấy được mẫu đại diện chính xác, thể hiện được tính chất của toàn bộ phần đất canh tác cần kiểm tra.

Bạn cần lấy mẫu đất cạnh cây trồng và vài mẫu đất ở khu vực cách xa đó ở cùng một độ sâu để có kết quả chính xác nhất.

Cách đo độ pH của đất trên mẫu sệt : Thêm vào nước khử ion và nước cất vào từng mẫu đất theo tỉ lệ 1:1, khuấy khoảng 5 giây, sau đó để yên trong vòng 15 phút rồi khuấy lại và đo kết quả.

3. Nguyên nhân đất có độ pH thấp

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây sụt giảm độ pH của đất. Trong đó, phổ biến nhất có thể kể đến như:

- Vùng đất mưa nhiều, làm mất đi lớp phủ thực vật. Nguyên nhân là do trong nước mưa có chứa nhiều đạm gỗ NH3-, khiến đất giải phóng ra nhiều ion H+, làm giảm nhanh độ pH.

- Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, đất bị cây trồng hút đi lượng lớn chất kiềm mà không được bù đắp lại.

- Sử dụng quá mức lượng phân hóa học trong quá trình canh tác khiến độ pH đất giảm mạnh.

- Đất kém thoáng khí, thường bị ngập nước khiến đất hóa chua.

Nguyên nhân làm giảm độ pH đất

4. Hướng dẫn cách làm tăng độ pH cho đất

Tùy vào mức độ chua của đất hoặc độ pH cần thiết, phù hợp với từng loại cây trồng canh tác mà có thể sử dụng những cách khác nhau để tăng độ pH đất. Trong đó, cách phổ biến nhất thường được áp dụng trong nông nghiệp là sử dụng vôi bột, nước vôi trong hoặc sử dụng kali cacbonat thường xuyên, định kỳ như một loại phân bón, vừa có tác dụng cải thiện tính chua vừa cung cấp dinh dưỡng cho đất và cây trồng.

Thông qua bài viết này của Vườn sạch 7kg, chúng ta đã được cung cấp những cách làm tăng độ pH của đất hiệu quả, giúp nâng cao hiệu quả cạnh tác và chất lượng sinh trưởng của cây trồng, có tác động quan trọng với nền nông nghiệp nước ta.

Xem thêm:khái niệm về sâu bệnh hại cây trồng