Cách chăm cây hạnh phúc trong nhà

Cây Hạnh Phúc là loại cây trồng khá hot trong thời gian gần đây và được nhiều người săn đón. Bề ngoài chúng trông bắt mắt với những chiếc lá màu xanh bóng loáng. Vậy cây hạnh phúc trồng trong nhà có tốt không? Cách chăm sóc cây thế nào?

ta tin rằng trồng một cây Hạnh Phúc trong nhà sẽ mang đến sự đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình. Cây có nhiều kích thước khác nhau phù hợp với nhiều vị trí không gian trong gia đình, văn phòng.

Đặc điểm của cây Hạnh Phúc

Cây Hạnh Phúc có tên khoa học là Radermachera sinica, thuộc chi Heteropanax. Chúng có nguồn gốc từ các vùng cận nhiệt đới ở miền nam Trung Quốc và Đài Loan. Thuộc loài cây thân gỗ, cây trong tự nhiên có thể cao đến 3 mét.

Mỗi cành nhỏ thường mọc 3 lá tạo thành hình trái tim. Lá non có màu xanh non và chuyển dần sang màu xanh đậm khi già, bề mặt lá bóng loáng.

Vào mùa xuân và mùa hè cây thường ra hoa ở những nách lá hoặc cành lá. Cây nở hoa màu trắng tinh khôi, có lẽ vì thế mà người ta gọi chúng là cây Hạnh Phúc. Sau khi ra hoa cây sẽ kết quả có hình quả đậu.

Tác dụng của cây hạnh phúc trồng trong nhà

Cây Hạnh Phúc luôn xanh tươi, khỏe khoắn, tràn đầy sức sống tượng trưng cho niềm tin yêu và hy vọng. Là cây cảnh mang phong cách sang trọng, khi được trồng trong nhà chúng thể hiện được đẳng cấp, sự tinh tế và độc đáo trong tính cách của người trồng.

Cũng như những cây cảnh khác cây có tác dụng thanh lọc không khí tốt, mang lại không gian trong lành, xanh mát cho gia đình. Sự xuất hiện của cây còn khiến người nhìn cảm thấy thư thái, bình yên sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, mệt mỏi.

Ý nghĩa phong thủy cây hạnh phúc

Hạnh Phúc toát ra ý nghĩa từ tên gọi. Cây là biểu tượng của hạnh phúc, sự viên mãn, đầm ấm. Cây toát ra ý nghĩa từ hình dáng cây to cao, vững chãi cùng với kết cấu lá hình trái tim.

Bên cạnh ý nghĩa về hạnh phúc, thứ mà con người vẫn luôn tìm kiếm trong cuộc sống thì cây hạnh phúc trồng trong nhà còn tạo nên sự sang trọng, uy nghiêm, tạo vận khí tốt cho gia chủ.

Với màu sắc chủ đạo là màu xanh đậm nên cây hạnh phúc hợp với mệnh Kim nhất. Những người thuộc mệnh Kim trồng cây hạnh phúc trong nhà sẽ giúp cho họ cân bằng lại cuộc sống, gia đình sum vầy, viên mãn. Ngoài ra, theo tứ hành xung thì Kim sinh Thủy nên cây hạnh phúc còn hợp với người mệnh Thủy.

Cây hạnh phúc trồng trong nhà nên đặt ở vị trí nào?

Bạn có thể chọn cây Hạnh Phúc trồng tại bất cứ vị trí nào tùy thích. Nhưng, vị trí chúng tôi khuyên bạn nên chọn trồng cần đáp ứng được các yếu tố sau đây:

  • Cây phải được trồng tại những vị trí râm mát, có ánh sáng nhiều nhưng không chịu ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
  • Nên chọn đặt cây trong nhà, trên các kệ tủ, cửa sổ hay trực tiếp trên bàn.
  • Bạn nên chọn cây giống mập mạp, thân chắc khỏe và lá không bị vàng hay rụng.

Cách chăm sóc cây Hạnh Phúc

Cây Hạnh Phúc có nhiều kích thước từ nhỏ đến lớn, bề ngoài lại bắt mắt nên thích hợp dùng làm cây cảnh để bàn, cây trồng văn phòng, trang trí nhà cửa, quán cafe, phòng khách, showroom,….

Chúng thuộc loại cây thân gỗ nên có tuổi thọ cao, lại dễ trồng, dễ chăm sóc, thích nghi được với nhiều môi trường. Khi chăm sóc cây hạnh phúc trồng trong nhà cần lưu ý một số điểm sau:

Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là từ 18 – 25 đô C. Tránh để cây ở nhiệt độ >40 độ C cây sẽ bị héo lá, thân mất nước có thể dẫn đến chết cây.

Ánh sáng

Để cây sinh trưởng tốt, chúng cần nhiều ánh sáng mặt trời chiếu rọi gián tiếp. Tránh để cây dưới ánh nắng gắt trong thời gian dài vì dễ gây cháy lá. Nên để cây trong hiên nhà hoặc bên ngoài vườn sau khi đã dùng lưới che bớt 30% ánh sáng. Với những cây sống trong nhà hoặc dưới bóng đèn thì nên đưa cây ra phơi nắng thường xuyên vào những lúc nắng nhẹ.

Nước tưới

Một lưu ý quan trọng khi trồng loại cây này là chúng không thích bị di chuyển quá nhiều. Vì vậy hạn chế thay chậu và di chuyển cây nếu không cần thiết để tránh gây tổn hại đến cây.

Đất trồng và phân bón

Đất trồng nên chọn loại đất tơi xốp, màu mỡ, có độ thoát nước tốt. Có thể trộn đất thịt với tro trấu, xơ dừa hoặc mùn cưa kết hợp với phân bón.

Nên bón phân cho cây sau khoảng 3-4 tháng/lần. Sử dụng phân hữu cơ như: phân chuồng, vỏ cà phê, vỏ đậu phộng,… ủ hoai để bón cho cây. Khi cây bắt đầu ra hoa nên bổ sung thêm Kali.

Sâu bệnh hại

Cần chú ý quan sát kỹ để phát hiện ra những cành nhánh kém phát triển để loại bỏ đi cũng góp phần giúp cây hạnh phúc phát triển tốt hơn với hình dáng đẹp hơn, bắt mắt hơn.

Việc quan sát này sẽ giúp chúng ta phát hiện ra sau bệnh hai cây hoa hanh phúc để có biện pháp kịp thời điều trị cho giúp cây phát triển tốt nhất. Các bệnh thường gặp của cây hoa hạnh phúc là: rầy, đốm lá , thối rễ. Nên tìm hiểu và chọn các sản phẩm phù hợp để điều trị cho cây.

Cây hạnh phúc trồng trong nhà mang đến không gian xanh tươi mát, lại vừa mang ý nghĩa hạnh phúc và đầm ấm vì thế được nhiều gia đình việc ưa chuộng. Vì thế bạn hoàn toàn có thể chọn cây hạnh phúc để trang trí cho nhà mình nhé.

Cây hạnh phúc là một cây nội thất có ý nghĩa mang hạnh phúc, êm ấm cho gia đình, vì thế ai trồng cây hạnh phúc cũng muốn cây xanh tốt quanh năm. Vậy làm sao để giúp cây hạnh phúc luôn được sum suê lá cành, Gspace xin được chia sẻ bí quyết chăm sóc cây hạnh phúc.

Đặc điểm cây hạnh phúc


 

Cây hạnh phúc có tên khoa học là Radermachera sinica. Thuộc dạng cây thân gỗ, cây có tán lá dày, xanh lướt, lá non màu xanh nhạt, dần chuyển sang màu xanh đậm, lá mọc ghép ba lá tựa hình trái tim. Cây hạnh phúc trong cảnh quan thường được trồng chậu đặt ban công, cửa sổ các gia đình hoặc bàn làm việc, sảnh lớn, quán cafe, nhà hàng,…Cây còn được làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đối tác góp phần gắn kết, bày tỏ yêu thương.

Điều kiện sinh trưởng của cây hạnh phúc

Ánh sáng : Cây ưa nắng, đồng thời chịu bóng bán phần. Cây không chịu được nơi thiếu ánh sáng. Thiếu ánh sáng toàn phần khiến cây bị rụng vàng lá và chết.

Nhiệt độ : Cây thích hợp nhiệt độ 20-25 độC

Đô ẩm : Cây có bộ rễ yếu, không chịu được hạn, không chịu được úng. Lá bị vàng rụng khi thiếu nước, lá bị rũ đen khi thừa nước.

Đất trồng : Do có bộ rễ yếu nên cây yêu cầu đất trồng cần màu mỡ, tơi xốp. Các thành phần trong giá thể trồng cây hạnh phúc nên có như : sơ dừa, trấu hun, đất thịt, phân hữu cơ tổng hợp,…

Cách chăm sóc cây hạnh phúc

Về ánh sáng, nên đặt cây tại các vị trí gần cửa sổ, cửa kính, ban công. Nếu đặt cây trong nhà nên sử dụng đèn quang hợp trợ sáng cho cây.

Về độ ẩm, do bộ rễ yếu không chịu hạn, không chịu úng nên sờ đất khi đất mặt hơi se khô tưới ẩm nhẹ bề mặt đất. Trung bình tưới 1-2 lần/ tuần.

Về dinh dưỡng, bón phân NPK định kì 2 lần/tháng, bổ sung phân vi lượng 1 lần/2 tháng. Khi cây ra hoa cần bổ sung thêm kali. Có thể sử dụng thêm phân vi sinh; phân trùn quế; B1 cho cây để cây phát triển tốt hơn.

Nên phun xịt lau lá thường xuyên để có màu lá bóng đẹp.

Chú ý không lay động gốc gây ảnh hưởng rễ cây.

Sâu bệnh hại trên cây hạnh phúc

Bệnh thối rễ

Cây bị thối rễ thường do tưới nhiều nước bị úng, hoặc khả ăng thoát nước của đất kém. Cần sử dụng đất tơi xốp có kèm sơ dừa trấu hun cho cây. Sử dụng chậu có lỗ thoát nước.

Bệnh héo rũ, rụng lá


 

Cây hạnh phúc héo rũ, rụng lá thường do các nguyên nhân : trong môi trường thiếu sáng, cây bị thiếu nước, cây bị sốc nhiệt. Cần đảm bảo ánh sáng cho cây, không đặt cây trong bóng tối, thường xuyên kiểm tra độ ẩm đất của cây, tránh vận chuyển thay môi trường nhiệt độ ổn định của cây [ ngoài trời chuyển vào phòng điều hòa dưới hướng dòng làm mát của điều hòa]

Bệnh rệp sáp


 

Cắt bỏ và tiêu hủy những lá cành bị bệnh. Sử dụng nước xà phòng, cồn hoặc thuốc diệt côn trùng để xịt. nếu cây bị nặng nên nhanh chóng sử dụng thuốc sâu nội hấp phun xịt ngăn chặn sự lây lan phát triển của rệp.

Để được hỗ trợ thêm về kĩ thuật hãy liên hệ ngay cho chúng tôi, tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề