Cách chăm sóc người bị vỡ mạch máu não

Việc chăm sóc người bị tai biến có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phục hồi của bệnh nhân sau biến cố. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chăm sóc người bị tai biến giúp người bệnh nhanh phục hồi. Cùng tìm hiểu về bệnh tai biến mạch máu não và cách chăm sóc cho người bệnh qua bài viết sau.

1. Tai biến mạch máu não và vai trò của việc chăm sóc đối với người bị tai biến

Tai biến mạch máu não là tình trạng cấp cứu nguy hiểm xảy ra khi động mạch cung cấp máu cho một vùng não bị vỡ hoặc tắc đột ngột khiến cho não rơi vào tình trạng thiếu oxy và dinh dưỡng. Tế bào não khi đó bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí có thể chết chỉ sau vài phút. 

Người bệnh có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời, đúng cách. Ngay cả khi được cứu sống, bệnh nhân cũng có khó thể phục hồi ngay mà cần đến vài tháng, thậm chí là vài năm. Họ cũng dễ gặp phải các di chứng sau tai biến khiến việc phục hồi trở nên khó khăn hơn. Do vậy, cách chăm sóc sau tai biến rất quan trọng đối với việc hạn chế các di chứng, tăng khả năng phục hồi cho người bệnh. Các yếu tố bao gồm: chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện, chế độ sinh hoạt.

Cách chăm sóc người bị vỡ mạch máu não

Chăm sóc đúng cách là “chìa khóa” giúp người bệnh mau phục hồi sau tai biến.

2. Những lưu ý trong cách chăm sóc người bị tai biến

2.1 Đảm bảo chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng không khoa học là một trong những nguyên nhân gây tai biến mạch máu não. Cụ thể, các loại thực phẩm quá nhiều đường, chất béo, muối, quá ít vitamin và khoáng chất,… có thể làm tăng nguy cơ tai biến. Do vậy, khi chăm sóc người bệnh tai biến, cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Một chế độ lành mạnh đầy đủ, lành mạnh sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi của người bệnh, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh tai biến

Sau đây là nhu cầu dinh dưỡng cơ bản cho người bệnh tai biến mạch máu não:

– Đạm (protein): Lượng đạm được khuyến cáo ở mức 0,8g/kg cân nặng/ngày. Người bệnh tai biên nên bổ sung các loại thực phẩm chứa ít cholesterol và giàu đạm thực vật, đạm động vật.

– Chất béo: Lượng chất béo nên sử dụng cho bệnh nhân sau tai biến thường là 25 – 30g/ngày. Trong đó 1/3 là chất béo từ động vật và 2/3 là chất béo từ thực vật. Lượng chất béo này là cần thiết để đảm bảo hoạt động cho não bộ và các cơ quan trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy các loại axit béo trong dầu thực vật có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, hạn chế hình thành cục máu đông trong lòng mạch.

– Vitamin và chất khoáng: Hoa quả chín, rau củ, sữa… là những loại thực phẩm chứa nhiều kali, có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp. Các nghiên cứu cũng cho thấy, những người bổ sung thường xuyên các loại vitamin và khoáng chất có ít nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ hơn so với những người không dùng.

Ví dụ nếu mỗi ngày bổ sung ít nhất 300mcg axit folic thì nguy cơ đột quỵ sẽ giảm 20%. Dùng từ 136mcg/ngày chất này trở lên có thể giảm 13% nguy cơ mắc bệnh tim.  Axit folic có nhiều trong rau xanh, các loại đậu, gạo, mỳ, các loại quả có vị chua,…

Cách ăn uống 

– Nên cho bệnh nhân ăn những thức ăn dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa… để dễ tiêu hóa, hấp thụ

– Chia nhỏ bữa ăn thành 3 – 4 bữa/ngày, tránh ăn quá no, gây áp lực cho hệ tiêu hóa

Ngoài ra, người bệnh tai biến nên giảm bớt năng lượng trong khẩu phần ăn để tránh tăng cân, từ đó giảm áp lực cho hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Theo khuyến cáo, mức năng lượng đưa vào cơ thể nên trong khoảng 30 – 35 Kcal/ kg cân nặng/ngày. Các loại rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm, mỳ, bún, miến là những thực phẩm có thể giúp bổ sung đầy đủ năng lượng cho bệnh nhân tai biến.

Bệnh nhân cũng nên hạn chế mức tối đa các đồ lên men, đồ muối chua (dưa, cà, hành muối, thịt hun khói, pa tê, xúc xích…), các chất gây kích thích (gia vị cay, nóng, rượu, trà, cà phê…).

Cách chăm sóc người bị vỡ mạch máu não

Xây dựng thực đơn khoa học, lành mạnh cho người bệnh tai biến giúp đảm bảo năng lượng và hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể.

2.2 Xây dựng chế độ tập luyện phù hợp là cách chăm sóc người bị tai biến hiệu quả

Việc tập luyện đúng cách có thể giúp não và các cơ quan trong cơ thể phục hồi nhanh hơn. Nếu điều kiện sức khỏe cho phép, bệnh nhân có thể tập luyện ngay từ những ngày đầu sau giai đoạn điều trị cấp tính.

Tập luyện khi ở viện 

Trong những ngày đầu, hầu như các hoạt động tập luyện của người bệnh là thụ động, cần sự hỗ trợ của người thân, bao gồm:

– Thay đổi tư thế nằm mỗi giờ để chống loét

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên, tốt nhất 2-3 lần/ngày

– Xoa bóp cơ bắp, vận động các khớp tay và chân giúp máu lưu thông, tránh cứng khớp, teo cơ

– Tập vận động nhẹ nhàng nhưng cố gắng duy trì thường xuyên

Tập luyện sau khi xuất viện

Sau khi xuất viện, bệnh nhân tai biến có thể tập vận động tại nhà hoặc tại phòng tập vật lý trị liệu. Các bài tập bao gồm:

– Phục hồi chức năng vận động: Người bệnh cần được tập cầm nắm các vật dụng quen thuộc, duỗi chân tay,… từ đơn giản đến phức tạp để khôi phục khả năng vận động.

– Phục hồi khả năng ngôn ngữ: Khoảng 20% bệnh nhân tai biến mạch máu não bị mất tiếng nói. Vì vậy, người bệnh cần được tập nói những câu từ đơn giản như đếm số, bảng chữ cái, ngày tháng,… đến mô tả đồ vật xung quanh hoặc đọc đoạn văn. Các chuyên gia khuyến cáo trong vòng 3 tháng đầu bệnh nhân nên luyện nói khoảng 40 – 100 giờ để sớm lấy lại khả năng giao tiếp.

Nguyên tắc tập luyện cho các bệnh nhân này là thực hiện các bài tập từ đơn giản đến phức tạp, khuyến khích bệnh nhân tự thực hiện với sự trợ giúp của thân nhân. Trong quá trình tập luyện, có thể sửa đổi một số vật dụng trong nhà cho phù hợp, giúp bệnh nhân tập luyện và di chuyển dễ dàng.

Cách chăm sóc người bị vỡ mạch máu não

Chế độ tập luyện phù hợp không thể thiếu trong quá trình chăm sóc người bệnh tai biến.

2.3 Điều chỉnh chế độ sinh hoạt – Cách chăm sóc người bị tai biến cần chú ý

Các thói quen xấu có thể cản trở, làm giảm hiệu quả của quá trình phục hồi sau tai biến. Muốn tăng khả năng phục hồi, người bệnh cần chú ý:

– Từ bỏ thuốc lá, rượu bia, hạn chê ăn mặn…

– Uống thuốc đầy đủ theo đơn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn

– Kiểm soát chặt chẽ các bệnh đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường,…

– Chế độ làm việc, nghỉ ngơi khoa học, tránh căng thẳng, làm việc quá sức

– Đối với người cao tuổi, cần chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, hạn chế tai biến tái phát

Trên đây là những lưu ý cơ bản trong cách chăm sóc người bệnh tai biến. Đây là một quá trình kéo dài, đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và những người thân. Trong quá trình phục hồi, nếu có khó khăn hoặc bất thường, người nhà nên chủ động liên hệ và tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo chăm sóc người bệnh tốt nhất. 

Chia sẻ

Cách chăm sóc người bị vỡ mạch máu não

Bệnh tai biến là căn bệnh để lại nhiều di chứng khác nhau. Bệnh thường xảy ra đối với người già do đối tượng này có thể trạng yếu, hệ miễn dịch kém. Vì vậy, người già bị tai biến cần được chăm sóc đặc biệt. Cách chăm sóc người già bị tai biến như thế nào? Trong bài viết này, SunMate sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc người bệnh tai biến tại nhà để giảm thiểu biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

>>>Xem thêm: Cách chăm sóc sức khỏe cho người già bị lẫn

Cách chăm sóc người bị vỡ mạch máu não

Cách chăm sóc người già bị tai biến tại nhà

Khái niệm về bệnh tai biến mạch máu não, đột quỵ

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ não, là căn bệnh xuất hiện phổ biến ở người cao tuổi. Đây là tình trạng não bị tổn thương nghiêm trọng do lưu lượng máu cung cấp đến não bị gián đoạn hoặc mạch máu trong não bị vỡ. Từ đó, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi tế bào não cũng giảm đáng kể. Trong thời gian ngắn, tế bào não chết dần và xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Phân biệt các loại bệnh đột quỵ

Đột quỵ là một căn bệnh ảnh hưởng đến các động mạch dẫn đến và trong não. Nó là nguyên nhân số 5 gây tử vong và là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu tại Việt Nam. Vậy có các loại bẹnh đột quỵ nào?

Đột quy do thiếu máu cục bộ

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra khi một mạch cung cấp máu lên não bị tắc nghẽn. Nó chiếm khoảng 87% tổng số ca đột quỵ.

Chất béo lắng đọng trong thành mạch, được gọi là xơ vữa động mạch, là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Chất béo tích tụ có thể gây ra hai loại tắc nghẽn:

  • Huyết khối tĩnh mạch não là một cục huyết khối (cục máu đông) phát triển tại mảng bám chất béo trong mạch máu.
  • Thuyên tắc mạch não là cục máu đông hình thành tại một vị trí khác trong hệ tuần hoàn, thường là tim và các động mạch lớn của ngực trên và cổ. Một phần của cục máu đông vỡ ra, đi vào máu và di chuyển qua các mạch máu của não cho đến khi nó đến các mạch quá nhỏ để nó đi qua. Nguyên nhân chính của tắc mạch là nhịp tim không đều được gọi là rung nhĩ. Nó có thể gây ra các cục máu đông hình thành trong tim, di chuyển và di chuyển đến não.

Cách chăm sóc người bị vỡ mạch máu não

Đột quỵ xuất huyết não

Đột quỵ do xuất huyết chiếm khoảng 13% các trường hợp đột quỵ. Chúng được gây ra bởi một mạch suy yếu bị vỡ và chảy máu vào não xung quanh. Máu tích tụ và nén các mô não xung quanh.

Hai loại đột quỵ xuất huyết là xuất huyết trong não hoặc xuất huyết dưới nhện (máu bị rò rỉ vào khoảng trống giữa não và màng não).

Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi một mạch máu suy yếu bị vỡ. Hai loại mạch máu suy yếu thường gây ra đột quỵ xuất huyết: chứng phình động mạch và dị dạng động mạch (AVM).

Cách chăm sóc người bị vỡ mạch máu não

Thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA)

TIA là sự tắc nghẽn tạm thời của dòng máu đến não. Vì nó không gây ra thiệt hại vĩnh viễn nên nó thường bị bỏ qua. Nhưng đây là một sai lầm lớn. TIA có thể là dấu hiệu cho bệnh đột quỵ nghiêm trọng hơn sắp phải đối mặt.

Khi bạn lần đầu tiên nhận thấy các triệu chứng, cần phải đưa người thân đến các trung tâm y tế, bệnh viện để được chẩn đoán sớm nhất.

Cách chăm sóc người bị vỡ mạch máu não

Đột quỵ không rõ nguồn gốc (CS: Cryptogenic Stroke)

Trong hầu hết các trường hợp, đột quỵ là do cục máu đông làm tắc nghẽn dòng máu lên não. Nhưng trong một số trường hợp, mặc dù đã thử nghiệm nhưng không thể xác định được nguyên nhân. Đột quỵ mà không rõ nguyên nhân được gọi là đột quỵ không rõ nguồn gốc.

Đột quỵ vùng thân não

Đột quỵ thân não có thể có các triệu chứng phức tạp và khó chẩn đoán. Người bị mắc bện có dấu hiệu bị chóng mặt, hoa mắt và mất cân bằng nghiêm trọng mà không có dấu hiệu của hầu hết các cơn đột quỵ - yếu một bên cơ thể. Các triệu chứng chóng mặt chóng mặt hoặc mất thăng bằng thường xảy ra cùng nhau; riêng chóng mặt không phải là dấu hiệu của đột quỵ. Đột quỵ thân não cũng có thể gây ra nói lắp và giảm ý thức.

Hậu quả sau tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não có thể dẫn đến nhiều biến chứng, hệ quả nặng nề như:

  • Suy hô hấp hay viêm phổi: Tình trạng này xuất hiện trong vài tuần đầu sau khi mắc bệnh, lúc đó khả năng khạc, nhổ của người bệnh gặp trở ngại dẫn đến tình trạng bít tắc đường thở và suy hô hấp. Nếu tình trạng này kéo dài, dịch phế quản bị ứ động, cản trở lưu thông đường thở dẫn đến bệnh viêm phổi.
  • Rối loạn tiểu tiện (tiểu không tự chủ, tiểu rắt, khó tiểu): Là những biến chứng thường gặp khác ở bệnh nhân tai biến. Đây là tình trạng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Ngoài những biến chứng trên, lở loét do đè ép hay cứng khớp, teo cơ cũng thường gặp ở người bệnh tai biến nếu không được chăm sóc cẩn thận.

Các di chứng sau tai biến mạch máu não ở người già

Tai biến mạch máu não xảy ra khi lượng máu chỉ cung cấp một phần lên não hoặc toàn bộ não đột ngột bị ngưng trệ, do đó dẫn đến não bị tổn thương. Các di chứng xảy ra đối với người già là:

  • Rối loạn thị giác: Nếu bệnh nhân bị tắc động mạch hoặc tĩnh mạch võng mạc trung tâm sẽ gây thiếu máu võng mạc mất thị lực.
  • Rối loạn nhận thức: Di chứng này chiếm khoảng 60% bệnh nhân. Đây là một trong những di chứng nặng nề nhất. Người bị tai biến mạch máu não sẽ bị sa sút trí tuệ, hay quên, không nhận ra người thân.
  • Rối loạn ngôn ngữ: Do tổn thương vùng ngôn ngữ khiến bệnh nhân không điều khiển được hệ phát âm, từ đó bị nói ngọng, nói lắp.
  • Yếu hoặc liệt nửa người: Di chứng này là phổ biến nhất, chiếm đến 90% bệnh nhân bị tai biến mạch máu não. Bệnh nhân tai biến sẽ bị liệt nửa người, liệt tay chân, liệt cơ mặt, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. Việc không vận động trong thời gian dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như lở loét da, viêm cứng khớp, viêm hô hấp.
  • Một số di chứng như: khó nuốt, táo bón…

Cách chăm sóc người bị vỡ mạch máu não

Cách chăm sóc người già bị đột quỵ thường gặp nhiều khó khăn

Khó khăn trong cách chăm sóc cho người bị tai biến mạch máu não

Người bị tai biến mạch máu não thường gặp khó khăn trong sinh hoạt nên cần sự hỗ trợ rất nhiều từ người thân, từ những việc nhỏ như ăn uống, tiểu tiện,...

Đặc biệt, khi chăm sóc bệnh nhân tai biến liệt nửa người cần phải dìu đỡ, giúp họ di chuyển trong nhà. Đồng thời, bạn cũng phải đảm nhiệm việc tắm rửa, cho người bệnh đi vệ sinh, đảm bảo bề mặt da luôn sạch sẽ và tránh bị lở loét. Việc phụ thuộc hoàn toàn của người bệnh sẽ khiến bạn cảm thấy khá vất vả.

Quan trọng hơn nữa, bạn cần phải cùng bệnh nhân thực hành vật lý trị liệu đều đặn để phục hồi khả năng đi lại. Việc tập luyện phải theo đúng quy trình, bắt đầu từ tư thế ngồi, sau đó đến các bài tập đứng. Cho đến khi người bệnh ổn định và cảm thấy an toàn, người bệnh mới bắt đầu tiếp cận bài tự đi bộ.

Tuy không dễ dàng nhưng nếu bạn biết cách chăm người già nằm một chỗ tại nhà thì bạn sẽ không cảm thấy áp lực.

Cách chăm sóc người già bị tai biến tại nhà

Cách chăm sóc người già bị tai biến tại nhà là việc làm không hề đơn giản, đòi hỏi người chăm sóc phải có sự kiên nhẫn và tinh thần “thép”. Do đó, nếu người thân của bạn bị tai biến mạch máu não hoặc đột quỵ thì bạn hãy tham khảo cách chăm sóc người bị đột quỵ tại nhà dưới đây.

Theo dõi tình trạng bệnh của bệnh nhân

Cách chăm sóc người bị vỡ mạch máu não

Theo dõi tình trạng bệnh của bệnh nhân thường xuyên

Khi người bệnh bị tai biến, bạn cần lưu ý theo dõi huyết áp, lịch tái khám và dùng thuốc của người bệnh. Bạn nên trang bị máy đo huyết áp tại nhà để thường xuyên kiểm tra tình trạng huyết áp của người bệnh.

Khi huyết áp của người bệnh dao động bất thường, bạn cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để điều chỉnh huyết áp về mức bình thường chứ không nên tự áp dụng các phương pháp truyền miệng, thiếu cơ sở khoa học hoặc tự ý mua thuốc không kê đơn bên ngoài.

Khi thực hiện cách chăm sóc bệnh nhân tai biến liệt nửa người , bạn nên thường xuyên mời bác sĩ tái khám định kỳ để nắm được những diễn biến của tình hình bệnh và nhờ bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp với bệnh nhân. Thông thường, người bệnh sau tai biến phải sử dụng rất nhiều loại thuốc, mỗi loại có những tác dụng khác nhau như kiểm soát cholesterol, hạ huyết áp, làm loãng máu,... Bạn cần cho bệnh nhân uống thuốc đúng giờ và thường xuyên quan sát trạng thái sau khi uống để kịp thời xử lý nếu có những biểu hiện bất thường.

Cách chăm sóc người bị vỡ mạch máu não

Bạn cần nhắc người bệnh uống thuốc đúng giờ

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Sau khi bị tai biến mạch máu não, vùng não bị tổn thương và cơ thể của người bệnh trở nên yếu ớt, cho nên bạn cần áp dụng chế độ ăn uống phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh. Đây cũng là cách chăm sóc người già bị tai biến tại nhà rất tốt. Phương pháp này giúp hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi những tổn thương, đồng thời góp phần giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Cách chăm sóc người bị vỡ mạch máu não

Chú ý đến chế độ ăn uống cho người bệnh

Đối với bệnh nhân có thể tự ăn được

Đối với bệnh nhân có thể tự ăn được thì bữa ăn nên cân đối đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Các loại thức ăn nên mềm và dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa tươi, nước trái cây,...

Đặc biệt, người già bị tai biến mạch máu não nên từ bỏ thói quen uống rượu, bia,... vì những thức uống này có thể làm mất tác dụng của thuốc và ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị.

>>>Xem thêm: Cách chăm sóc người nhà bị tiểu đường tại nhà

Bên cạnh đó, bạn cần quan tâm đến số lượng thực phẩm và chất lượng bữa ăn. Khi ăn không đủ, cần ăn tăng thêm số bữa và bổ sung thêm các sản phẩm dinh dưỡng như bánh cao năng lượng, sữa cao năng lượng hoặc các thực phẩm khác tùy theo sở thích. Ngoài ra, cách chăm sóc người bị tai biến nhẹ bạn cần biết là theo dõi cân nặng thường xuyên để điều chỉnh chế độ ăn, tránh để sụt cân hoặc tăng cân quá mức.

Đối với bệnh nhân không thể tự ăn được

Đối với bệnh nhân không chủ động ăn mà phải đưa thức ăn qua ống thông mũi, dạ dày thì bạn nên chia nhỏ lượng thức ăn cho từng bữa ăn trong ngày. Thông thường, bạn có thể chia thành 5 bữa ăn mỗi ngày và mỗi bữa ăn cách nhau từ 2 - 3 tiếng, tùy thuộc vào lượng thức ăn trong mỗi lần ăn. Nếu bệnh nhân đầy bụng hoặc nôn ói, bạn nên điều chỉnh lại tốc độ khi cho ăn và khối lượng bữa ăn.

Chế độ sinh hoạt và tập luyện

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, cách chăm sóc người già bị tai biến là bạn nên lưu ý đến chế độ sinh hoạt và luyện tập của bệnh nhân. Đây là quá trình không thể thiếu giúp hỗ trợ tốt cho việc phục hồi chức năng của các cơ quan.

Bạn cũng cần hỗ trợ bệnh nhân các hoạt động chăm sóc bản thân như mặc quần áo, thay quần áo, tắm rửa, đi vệ sinh hoặc hỗ trợ việc di chuyển từ giường sang xe lăn và ngược lại. Việc tập luyện này phải được thực hiện càng sớm càng tốt, vì nếu bệnh nhân không di chuyển trong 6 tuần đầu sau đột quỵ thì khả năng phục hồi rất thấp.

Ngoài các bài tập vận động, sinh hoạt hàng ngày, cách chăm sóc người già bị tai biến là bạn có thể cho bệnh nhân thực hiện các bài tập khác như tập giữ thăng bằng khi đứng, tập theo tầm vận động khớp,... Trong quá trình luyện tập, không để người bệnh té ngã, bởi vì sau tai biến mạch máu não, té ngã sẽ rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây liệt hoàn toàn. Hãy nhớ luôn bên cạnh hỗ trợ quá trình luyện tập vận động của người thân, đồng thời dọn dẹp những chướng ngại vật, đồ vật trong nhà, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình luyện tập.

>>>Xem thêm: Phương pháp vệ sinh các nhân cho người bị liệt hiệu quả nhất

Chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân

Cách chăm sóc người bị vỡ mạch máu não

Bên cạnh động viên và hỗ trợ tinh thần cho người bệnh

Sau khi bị tai biến mạch máu não, nhiều người phải đối mặt với tình trạng rối loạn ngôn ngữ hoặc bị liệt nên khiến họ rơi vào cảm giác cô đơn, lo âu, mệt mỏi, buồn chán. Mọi sinh hoạt hằng ngày đều phụ thuộc vào người thân nên họ dễ nảy sinh tâm lý mặc cảm, tự ti và cảm thấy mình vô dụng. Cho nên, cách chăm người già nằm một chỗ là bạn phải thật tâm lý, luôn bên cạnh động viên, hỗ trợ tinh thần người bệnh, giúp họ vơi bớt cảm giác bị phụ thuộc và luôn lạc quan, vui vẻ. Điều này giúp ích không nhỏ trong việc điều trị bệnh và hồi phục bệnh nhanh chóng.

Giường nằm cho bệnh nhân

Trong trường hợp người bệnh bị liệt, nằm liệt một chỗ thì giường nằm cho người bệnh phải chắc chắn, đầu giường có thể nâng cao được, sử dụng thêm gối để chống đỡ và cố định phần lưng, đầu khi nằm nghiêng, chêm, lót những vùng bị tỳ đè, có nguy cơ lở loét da. Trên giường, bạn nên dùng đệm hơi hoặc đệm nước để bệnh nhân nằm.

Bên cạnh đó, bạn nên bố trí giường ở nơi thoáng mát, có ánh nắng Mặt Trời, không ẩm thấp và tránh gió lùa.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân

Người già bị tai biến mạch máu não thường có nguy cơ nhiễm trùng cao, vì cơ thể nằm lâu một chỗ, không được trở mình thường xuyên nên da dễ bị sung huyết, có màu đỏ và phồng lên như bị phỏng. Những vùng da này để lâu sẽ dễ bị nhiễm khuẩn nếu không được vệ sinh thường xuyên . Nếu bệnh nhân nằm ngửa, những vùng da sau sẽ dễ dàng bị nhiễm khuẩn như hai bả vai, cùi chỏ tay, mông, gót chân, vùng thắt lưng. Nếu bệnh nhân nằm nghiêng một bên thì da bên ngoài lồng ngực, vùng hông, mắt cá chân, ngoài và trong đầu gối dễ bị nhiễm khuẩn.

Cách chăm sóc người già bị tai biến tại nhà là bạn cần thường xuyên trở mình cho bệnh nhân, vệ sinh cơ thể bằng nước sạch, sử dụng phấn rôm cho những vùng da bị tổn thương, thường xuyên thay ga trải giường, chiếu, tấm lót và tã cho người bệnh. Đặc biệt, bạn nên sử dụng tã cho người bệnh và thay tã 4 tiếng 1 lần kể cả khi tã chưa đầy.

Để biết tã của người bệnh đã đầy hay chưa, bạn nên lựa chọn loại tã được thiết kế vạch báo tã đầy như tã dán SunMate .

Cách chăm sóc người bị vỡ mạch máu não

Tã dán SunMate

Khi tã dán SunMate đã đầy, lớp mực chỉ thị màu trên tã sẽ mờ dần báo hiệu đến thời điểm thay tã. Tã dán SunMate được rất nhiều gia đình lựa chọn trong cách chăm sóc người tai biến. Bên cạnh thiết kế vạch báo tã đầy, SunMate còn được tin dùng nhờ chất liệu tã mềm mại, chú trọng sự thoải mái và trải nghiệm của người dùng, giúp hạn chế tối đa tình trạng hầm, bí và khó chịu.

Thấu hiểu được tâm lý của người bệnh khi phải đối mặt với những mùi hôi khó chịu trong quá trình sử dụng tã, tã dán SunMate tăng cường hạt siêu thấm hút kháng khuẩn giúp hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn và ngăn chặn mùi hôi của chất bài tiết. Lớp dẫn thấm thông minh (ADL) của tã dán SunMate giúp lan tỏa, phân tán chất lỏng, thấm hút siêu tốc và ngăn chất lỏng thấm ngược trở lại.

Để mua tã dán SunMate, bạn hãy mua tại Tã Bỉm Shop: https://tabimshop.com/collections/ta-nguoi-lon-sunmate hoặc trên các sàn thương mại điện tử: Tiki, Shopee, Laz, Sendo. Ngoài ra, SunMate còn phân phối sản phẩm trên khắp các siêu thị và tiệm tạp hóa trên toàn quốc. Ngoài ra, bạn có thể gọi đến hotline để mua tã SunMate số lượng lớn trực tiếp từ công ty.

Cách chăm sóc người già bị tai biến là quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Trong suốt quá trình này, tã dán SunMate sẽ luôn là người bạn đồng hành giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức chăm sóc và người bệnh cũng cảm thấy thoải mái vì được chăm sóc tốt hơn.

>>>Xem thêm: Người già bị viêm phổi nên chăm sóc như thế nào hiệu quả nhất