Cách để kết nối với đồng nghiệp

Những cá nhân bất hợp tác trong nhóm không chỉ làm mọi người khó chịu mà còn ảnh hưởng xấu đến năng suất của cả nhóm.Khi một thành viên trong nhóm bày tỏ thái độ bất hợp tác thì điều nguy hiểm là họ có thể lan truyền bầu không khí tiêu cực đó đến những người xung quanh.

"Chúng ta đều nhận ra và dần bị những tín hiệu tinh vi từ người khác ảnh hưởng đến thái độ lẫn hành động", Susan David - nhà sáng lập Viện Huấn luyện Harvard/McLean [Mỹ], tác giả quyển Emotional Agility chia sẻ với trang Havard Business Review."Điều này dẫn đến hiệu suất của toàn đội bị giảm sút, mức độ cam kết với công việc cũng xuống thấp và đội ngũ dần mất tập trung vào mục tiêu chung". Đồng thời, theo David, sự bỏ mặc chỉ làm vấn đề trở nên tệ hơn.

"Có rất nhiều cảm giác tiêu cực phát sinh khi một thành viên không đảm nhiệm nổi công việc chung", Allan Cohen - Giáo sư Quản trị tại trường Babson [Mỹ], tác giả của quyển Influence Without Authority chia sẻ. "Thời gian càng kéo dài thì tình hình càng tồi tệ, vì các thành viên còn lại trong nhóm sẽ bắt đầu bực tức với sự sụt giảm này".

Nếu bạn đang gặp khó khăn vì một đồng nghiệp bất hợp tác trong nhóm thì đây là những cách để bạn có thể làm việc tiếp tục với họ.

1. Đừng vội kết luận

Giả định về lý do dẫn đến một hành vi nào đó của người khác là phản ứng tự nhiên của con người, ngay cả khi chúng ta không có bằng chứng nào. Theo Cohen, "đó là cách não bộ của chúng ta hoạt động". Song, các phán đoán này không phải lúc nào cũng đưa đến kết luận chính xác.

Thay vì phỏng đoán mơ hồ, hãy chủ động hỏi han, tìm hiểu vấn đề của đồng nghiệp trước.

Thay vì phỏng đoán mơ hồ, Cohen gợi ý "nên chủ động tìm hiểu trước". Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành vi của họ có thể làm bạn bất ngờ. Đó có thể là vì họ đang phải đối diện với một tình huống căng thẳng ở nhà, dẫn đến sự phân tâm trong công việc. Hoặc, họ cảm nhận được những áp lực tại văn phòng mà bạn không nhận thức được. Hoặc, họ không biết góp sức như thế nào là tốt nhất.

2. Bắt đầu bằng đối thoại

Tiếp cận đồng nghiệp của bạn bằng những câu hỏi thân thiện, thay cho sự dò xét. Nếu bạn không phải là trưởng nhóm thì "hãy xem đây là cơ hội tốt để thực tập khả năng lãnh đạo của bạn", David nói.Bạn có thể hỏi rằng: "Có điều gì khác đang xảy ra với bạn hiện tại không?" hoặc "Thường thì bạn lấy động lực làm việc từ đâu?". Những câu hỏi này nhằm mang đến cho bạn thông tin về góc nhìn của đồng nghiệp.

3. Kết nối họ với nhóm

Các vấn đề nghiêm trọng sẽ bắt đầu phát sinh khi các thành viên dần tránh xa cá nhân không hoàn thành tốt công việc. Khi đó, hãy trở thành cầu nối giữa hai bên. Bạn cần đảm bảo là không ai bị loại ra khỏi các câu chuyện chung của nhóm. Cân nhắc mời đồng nghiệp của bạn đi cà phê hoặc ăn trưa để hiểu hơn về họ.Nếu tiện, bạn có thể rủ thêm một, hai đồng nghiệp khác để dần tạo sự thấu hiểu chung. Càng nhiều cơ hội để tương tác thì bầu không khí thân thiện sẽ càng gia tăng trong nhóm.

Hãy đảm bảo không ai bị loại ra khỏi các câu chuyện chung của nhóm

4. Kiểm tra lại sứ mệnh của nhóm

Đôi khi, thái độ bất hợp tác của một thành viên là dấu hiệu tốt để nhắc bạn kiểm tra lại những vấn đề tiềm ẩn của đội ngũ hiện tại. Đó có thể là vì phương pháp tiếp cận chung của cả nhóm đang không ổn, hoặc nhiệm vụ bạn đưa ra chưa rõ ràng, Cohen cho biết.Nhân cơ hội này, hãy dành thời gian trò chuyện cùng cả nhóm để xác lập lại tầm nhìn chung và phương pháp để đi đến đích của cả nhóm là gì. Sự rõ ràng sẽ thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả và chính xác hơn.

5. Xác định rõ vai trò mỗi thành viên

Một khi bạn đã có cái nhìn tổng quan về nhiệm vụ hiện tại, bạn sẽ cần xác định rõ vai trò của từng thành viên trong nhiệm vụ đó. Đừng giả định rằng ai cũng biết rõ họ cần phải làm gì. Lối suy nghĩ này có thể dẫn đến việc những thành viên không biết rõ nhiệm vụ của họ là gì sẽ trở nên bất hợp tác.Bằng việc xác định rõ vai trò của đồng nghiệp, bạn có thể tìm hiểu xem người đồng nghiệp đó có đang hiểu nhầm về công việc hiện tại hay không. Nếu có, bạn có thể giúp họ xác định rõ vai trò cũng như thời hạn hoàn tất các công việc.

6. Xác định các cơ hội để động viên

Một thành viên trở nên xa cách với đồng nghiệp cũng có thể là vì họ đang cảm thấy nhàm chán với công việc hiện tại. Họ có thể muốn được thử thách nhiều hơn hoặc có cơ hội để phát triển những kỹ năng hiện tại.Nếu đồng nghiệp của bạn ở trường hợp này, "hãy nghĩ về những vị trí phù hợp khác mà họ có thể đảm nhiệm trong nhóm", David cho biết. Hãy tìm các cách để tế nhị khen ngợi những kỹ năng của họ với các thành viên khác, hoặc tạo điều kiện để họ có thể học thêm điều họ muốn.

Các nguyên tắc cần nhớ

Nên:

  • Tìm hiểu sở thích, mức độ ưu tiên và động lực của đồng nghiệp để có cảm quan tốt hơn về quan điểm cũng như nguyên nhân chi phối các hành vi của họ.
  • Giám sát cách các thành viên đang hiểu về mục tiêu và mục đích chung
  • Tìm kiếm cơ hội nâng cao kỹ năng của những thành viên bất hợp tác.

Không nên:

  • Tự mặc định lý do dẫn đến hành động của nhân viên mà không trò chuyện với họ trước.
  • Làm các thành viên trong nhóm nghi ngờ lẫn nhau.
  • Cho rằng mọi người đều đã biết rõ họ cần làm gì.
  • 3 lời khuyên ứng xử giúp nghỉ việc xong vẫn làm bạn với sếp cũ

  • Cách đối phó với 6 kiểu đồng nghiệp "khó ưa"

  • Chủ tịch Tập đoàn Honda: Đồng nghiệp càng thân thiết với nhau càng không nên đến nhà nhau!

Được đồng nghiệp ủng hộ, cộng tác bạn như được chắp thêm đôi cánh. Năng động, có khả năng tư duy độc lập, có kinh nghiệm... vẫn chưa đủ tạo nên một tác phong chuyên nghiệp. Bạn cần biết cách phối hợp cùng với các đồng nghiệp. Tựa như những viên gạch, sự phối hợp ăn ý giữa các đồng nghiệp sẽ tạo nên một ngôi nhà vừa đẹp vừa bền.

Ngoài gia đình và bạn bè, các đồng nghiệp chính là lực lượng quan trọng có thể giúp bạn giải tỏa stress, chống lại bệnh tim và huyết áp. Căng thẳng do áp lực của công việc là điều bạn không thể tránh khỏi. Vì vậy, bạn hãy cố gắng tận hưởng “liều thuốc đồng nghiệp” một cách triệt để.


Câu chuyện về viên ngọc và hạt cát

Người Nhật đã từng có cách ví von rất hay về tinh thần hợp tác làm việc. Họ cho rằng, mỗi người là một viên ngọc. Thế nhưng, những viên ngọc ấy chẳng chịu tìm cách kết dính vào nhau. Kết quả: chúng không tạo nên một sản phẩm nổi bật nào cả. Họ cũng lấy làm tự hào khi nhìn nhận: mỗi người Nhật chỉ là một hạt cát rất nhỏ. Điểm đặc biệt là nhiều hạt cát biết làm nên vương miện ngọc trai.

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Ai chẳng từng mơ ước trở thành một hạt ngọc rực sáng trên chiếc vương miện ngọc trai. Mười bí quyết sau đây sẽ giúp bạn góp phần khơi “ngọc” trong tập thể làm việc của mình:

1. Nêu cao tinh thần hợp tác hơn là ganh đua với đồng nghiệp. Chẳng ai có thể quay lưng với người có thái độ cầu thị. Bạn hãy thử gọi: “Vừng ơi…”, cánh cửa khắc sẽ mở ra.

2. Thường xuyên chia sẻ những đề nghị, ý kiến, thông tin của mình với mọi người trong công ty. Đấy chính là biện pháp tốt nhất để bạn và đồng nghiệp có dịp gần gũi và hiểu về cách làm việc của nhau. Nếu không nói ra, chẳng ai biết. Thế sao bạn lại còn ngại ngùng?

3. Lắng nghe ý kiến của các cộng sự trước khi khéo léo bày tỏ sự đồng tình hay phản bác. Thái độ độc tài, bảo thủ sẽ khiến bạn lâm vào ngõ cụt. Trước một vấn đề, mỗi người sẽ có một cách quan sát và đánh giá khác nhau. Ý kiến của cá nhân bạn có thể đúng nhưng chưa chắc đã đủ. Cùng chung vai góp sức giải quyết, ắt hẳn con đường đi đến thành công sẽ bớt những gập ghềnh, chông chênh.

4. Ủng hộ các quyết định của tập thể ngay cả khi bạn không hoàn toàn nhất trí. Như thế sẽ tốt hơn nếu bạn không muốn biến mình thành một kẻ lập dị, chơi trội. Bạn còn nhớ một quy tắc bất thành trong cuộc sống: “Đa số thắng thiểu số”? Vì thế, hãy sống cùng tập thể, đừng tách mình ra khỏi cộng đồng.

5. Luôn chủ động thực hiện phần việc của mình. Điều này sẽ khẳng định sự cần thiết và tài năng của bạn với những công việc chung

6. Không nên làm hộ phần việc của người khác với các lí do sau:

- Vô tình, bạn sẽ tạo nên tính ỷ lại trong các đồng nghiệp và tập thể.

Mỗi người chỉ có lượng thời gian nhất định, đủ để giải quyết những công việc của mình. Nếu ôm đồm quá cùng lúc nhiều việc, chẳng khác nào bạn đã mua dây để buộc lấy mình.

7. Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao kỹ năng, kiến thức cũng như thái độ làm việc.

8. Trao đổi ngay với các cộng sự về những thay đổi hay vấn đề nảy sinh trong công việc. Quỹ thời gian ở văn phòng của bạn còn nhiều hơn ở gia đình. Vì thế, nếu chỉ “bằng mặt mà không bằng lòng”, quả là chẳng dễ thở chút nào.

9. Nếu một thành viên lỡ gây sai sót, hãy nhiệt tình giúp đỡ họ gỡ rối.

10. Cuối cùng, dù ở vị trí nào, bạn cũng nên cư xử với đồng nghiệp bằng sự tôn trọng.

Chìa khóa đã nằm trong tay bạn còn chờ gì nữa?

Video liên quan

Chủ Đề