Cách điều trị hen phế quản ở trẻ em

Trong thời tiết lạnh ẩm thất thường, các bệnh hô hấp ở trẻ em gia tăng, trong đó có bệnh hen. Hen phế quản [suyễn] là bệnh hô hấp mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Bệnh cần được kiểm soát kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Trong thời tiết lạnh ẩm thất thường, các bệnh hô hấp ở trẻ em gia tăng, trong đó có bệnh hen. Hen phế quản [suyễn] là bệnh hô hấp mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Bệnh cần được kiểm soát kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Yếu tố nguy cơ gây hen

Hen hoàn toàn không phải là bệnh lây lan, truyền nhiễm. Bệnh hen dễ gặp ở trẻ em. Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen cũng cao gấp đôi người lớn [10%  so với 5%]. Thế nhưng trên thực tế, việc chẩn đoán hen ở trẻ em thường bị chậm trễ, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi. Điều này tất yếu đã hạn chế hiệu quả điều trị: trẻ thường xuyên bị lên cơn, phải nhập viện, thậm chí có thể tử vong. Có nhiều yếu tố thuận lợi hoặc là căn nguyên chính gây bệnh hen có thể kể đến như: + Di truyền, yếu tố gia đình: Yếu tố di truyền trong bệnh hen rất lớn. Người bị hen có thể do di truyền, trong gia đình cũng có người mắc các bệnh dị ứng như mề đay, mẩn ngứa, dị ứng thời tiết, viêm mũi dị ứng theo mùa, đặc biệt là bố, mẹ hoặc cả hai có bệnh hen, thì tỷ lệ con cái mắc hen cũng cao. + Yếu tố cơ địa: Nhiều trường hợp trẻ bị bệnh hen là do cơ địa. Có khoảng từ 30-60% trẻ em bị chàm sữa sau này có thể bị hen suyễn. Các trẻ đã bị viêm mũi dị ứng, viêm phế quản co thắt, thể tạng tăng tiết dịch cũng nhiều khả năng bị mắc bệnh hen. + Tiếp xúc với dị nguyên: Các dị nguyên như bụi, lông chó, mèo, phấn hoa, khói bếp, khói thuốc, thời tiết thay đổi thất thường, lạnh [mùa lạnh thường hay tái phát bệnh hen ở người bệnh hen mạn tính]. Việc dùng một số thuốc chữa bệnh [Đông y, Tây y] cũng có những tác dụng phụ gây kích phát cơn hen. Các vi sinh vật có trong không khí [vi khuẩn, virut, nấm mốc]. Hiện nay, người ta cũng đề cập nhiều đến vai trò của nấm mốc, cũng có thể là một trong các yếu tố nguy cơ gây hen hoặc làm tái phát bệnh hen. + Sử dụng thực phẩm: Một số loại thực phẩm cũng được nhắc đến trong nguy cơ gây hen suyễn tái phát như: tôm, cua ốc, ếch...

 
Phát hiện bệnh thế nào?

+ Để biết được trẻ mắc bệnh hen, chẩn đoán thường dễ dàng khi trẻ đang lên cơn: trẻ ho, có cảm giác nặng ngực, thở khò khè, khó thở [thở nhanh, thở co kéo lồng ngực, co kéo cơ vùng cổ, cánh mũi phập phồng,...]. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc chẩn đoán cũng dễ dàng. + Cần nghi ngờ trẻ mắc bệnh hen khi trẻ bị ho tái đi tái lại nhiều lần [đặc biệt là ho về đêm], khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố khởi phát [khi thay đổi thời tiết, khi trẻ gắng sức, hay khi ăn “trúng” một thức ăn nào đó,...]. Nếu như khò khè, khó thở là những gợi ý khá điển hình, thì triệu chứng ho tái đi tái lại là triệu chứng khá đặc biệt nhưng lại thường bị bỏ sót, vì mọi người nghĩ trẻ dễ bị ho hắng thoáng qua… Ở trẻ dưới 2 tuổi, cần nghĩ đến hen khi trẻ bị khò khè tái phát liên tục 3 lần, ngay cả khi trong gia đình không có ai bị hen, dị ứng. Thật ra, có khi trẻ mắc bệnh hen chỉ biểu hiện bằng những cơn ho về đêm [lắm khi nhiều đến mức làm trẻ không thể ngủ được] mà không hề có triệu chứng gợi ý nào khác và ban ngày trẻ lại hoàn toàn bình thường. Một số nhà chuyên môn thường gọi đây là “hen dạng ho” - một thể khá đặc biệt của bệnh và thường bị bỏ sót.

Làm thế nào để chẩn đoán khi trẻ không lên cơn hay khi trẻ có biểu hiện không điển hình?

+ Đo hô hấp ký là một nghiệm pháp không quá đắt tiền có thể giúp chẩn đoán hen khi nghi ngờ hen, khi bệnh nhân không lên cơn hoặc khi có biểu hiện không điển hình, không rõ ràng mà một số thầy thuốc gọi là “hen giấu mặt”. Tuy nhiên, đây là một nghiệm pháp gắng sức đòi hỏi bệnh nhân phải biết hợp tác nên thường khó thực hiện được cho trẻ dưới 6 tuổi.

Chăm sóc đúng cách để giảm triệu chứng

Điều cần nhất để phòng ngừa cơn hen cấp và giảm triệu chứng bệnh hen cho trẻ là cần tránh những nguyên nhân có thể làm khởi phát cơn hen: không nuôi thú vật [chó, mèo,…] trong nhà, thường xuyên diệt gián. Không hút thuốc lá trong nhà và ở nơi gần trẻ Không để những chất nặng mùi [chất tẩy rửa] trong nhà. Tránh dùng các loại thuốc xịt như nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi, côn trùng. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc nhang khói. Nơi ngủ của trẻ: cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm. Thường xuyên giặt khăn trải giường và chăn mền bằng nước nóng, phơi khô ngoài nắng. Không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông cũng như không cho thú vật vào nơi trẻ ngủ. Dùng cửa sổ [đóng hay mở] để duy trì không khí sạch và trong lành. Hàng ngày nên cho trẻ vui chơi ngoài trời, nơi thoáng khí. Cần hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm dễ gây dị ứng làm khởi phát cơn hen như: hải sản, cua, ốc, thịt thú rừng… Cha mẹ và người chăm sóc cần lưu ý, khi trẻ có các dấu hiệu bệnh hen hoặc nghi ngờ mắc hen cần được đưa đi khám chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Cần phải tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc, tái khám đúng hẹn và không bao giờ được tự ý ngưng thuốc ngay cả khi trẻ có vẻ đã tốt hơn.  

Lời khuyên của thầy thuốc

+ Cần nhận biết sớm các dấu hiệu cho biết một cơn hen đang đến: ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, thức giấc về đêm. Trong trường hợp này nếu đã được thầy thuốc hướng dẫn, cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh [dưới dạng hít hay xông]. Cho trẻ nghỉ ngơi trong 1 giờ.

+ Thông thường việc điều trị hen cho trẻ thường được thực hiện tại nhà, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên khi việc dùng thuốc ít tác dụng hoặc trẻ mắc thêm chứng bệnh nào đó khiến cơn hen năng hơn thì cần đưa trẻ đi cấp cứu trong những trường hợp sau: Khi trẻ liên tục có cơn hen cấp, gây khó thở nặng nề. Trẻ đã dùng thuốc cắt cơn mà không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng ngắn, trẻ vẫn còn khó thở, nói năng khó nhọc. Trẻ phải ngồi thở, co kéo vùng xung quanh xương sườn và cổ khi thở, cánh mũi phập phồng, tím tái môi hay đầu ngón tay - đây là dấu hiệu rất nguy kịch.


Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Admin

Hen suyễn là căn bệnh phổ biến có thể xảy ra ở hầu hết các đối tượng. Trong đó trẻ em là đối tượng chiếm tỷ lệ mắc hen suyễn cao nhất. Hen suyễn ở trẻ bắt nguồn từ những tác nhân môi trường cũng như bệnh về hô hấp, lâu ngày có thể thành mãn tính. Đâu là nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục? Cùng giải đáp những vấn đề hen phế quản ở trẻ em qua bài viết dưới đây!

Hen suyễn là căn bệnh liên quan tới đường hô hấp, tình trạng viêm khiến đường hô hấp co thắt lại, không khí khó lưu thông vào phổi khiến trẻ khó thở, ho hen. Trên thực tế số lượng người bị hen suyễn rất cao, nguyên nhân gây hen suyễn ở từng đối tượng cũng khác nhau, chủ yếu là từ yếu tố môi trường thời tiết thay đổi. 

Trẻ em bị hen phế quản do chất nhầy nhiều gây tắc ống thở 

Các nguyên nhân điển hình gây nên bệnh hen suyễn ở trẻ em: 

  • Dị ứng từ các chất kích ứng, dị ứng trong môi trường như lông vật nuôi, nước hoa, khói bụi, nấm mốc, khói thuốc lá,... Nghiên cứu chỉ ra rằng, tới 60% hen phế quản ở trẻ nhỏ là do dị ứng hoặc sốt gây ra. 
  • Do tiền sử hoặc di truyền gia đình của trẻ có người bị hen suyễn 
  • Thể trạng ở trẻ yếu do sinh thiếu tháng, sốt mùa hè, phát ban dị ứng
  • Thời tiết thay đổi, trẻ dễ bị cảm, ho lâu ngày dẫn tới hen suyễn 
  • Trẻ bị các bệnh về đường hô hấp: Viêm phế quản, viêm phổi... dễ dẫn tới hen suyễn hơn. 

Dấu hiệu [triệu chứng] trẻ em bị hen suyễn

Để phát hiện trẻ bị hen suyễn, bạn cần theo dõi và để ý một số biểu hiện của bé để nắm rõ tình hình sức khỏe cũng như nhanh chóng điều trị tránh gây nên hen suyễn mãn tính cũng như các biến chứng nguy hiểm khác:

  • Các cơn ho kéo dài, ho lâu ngày, ho nhiều đặc biệt về đêm: Đường thở bị thu hẹp khiến bé khó thở, bị thiếu oxy gây nên những cơ ho dai dẳng. 
  • Khó thở, thở khò khè: Đường thở của trẻ bị phù nề do viêm, không khí khó đi qua phổi tạo nên âm thanh khò khè, rít. Biểu hiện của khó thở còn ở chỗ đôi khi bé ho hắng họng để cố đẩy đờm ra ngoài 
  • Trẻ thở nhanh, hơi thở gấp: Khi bị hen suyễn, trẻ thiếu oxy do đó luôn cố thở, thở nhanh, hơi thở gấp gáp. Để phát hiện bé thở gấp, bố mẹ có thể áp tai xuống bụng, bụng nhấp nhô lên xuống nhanh là biểu hiện của thở nhanh gấp. 
  • Mệt mỏi, chán ăn, mặt mũi tái nhợt: hen suyễn ảnh hưởng tới sinh hoạt của trẻ hằng ngày, bé không buồn ăn, không hứng thú với các thú vui thường ngày.  
  • Thích nghi kém với thời tiết lạnh: Trẻ bị hen suyễn sẽ có sức đề kháng yếu, khi gặp thời tiết lạnh, các triệu chứng của bệnh hen suyễn các biểu hiện rõ như sổ mũi, ho, khó thở,...
  • Khó khăn trong khi ăn hay uống nước: Đường thở bị co thắt gây cản trở quá trình hô hấp, quá trình ăn uống cũng bị tác động. 

**Lưu ý: Khi có những dấu hiệu bất thường sau, các bậc phụ huynh cần gọi ngay cấp cứu: 

  • Bé khó thở, gặp rắc rối lớn trong việc hít thở
  • Môi hoặc móng tay tím tái 
  • Vùng dưới xương sườn, giữa xương sườn, trong cổ rút lại khi bé hít thở.

Hen suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Theo nhiều thống kê, tỷ lệ mắc hen suyễn ở trẻ em cao gấp đôi người lớn, khoảng 10%. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ em mắc hen suyễn cao trên châu Á. Hen suyễn nếu không được điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho trẻ: 

  • Xẹp phổi: ⅓ số trẻ nhập viện do hen phế quản bị tình trạng xẹp phổi, biến chứng này gây khó khăn cho quá trình hô hấp của trẻ. 
  • Giãn phế nang đa tiểu thùy: Giãn phế nang là tình trạng giảm đàn hồi của các phế nang dẫn tới giảm thể tích khí thở ra. 
  • Tràn khí màng phổi: Hen suyễn các phế nang bị giãn rộng, tại các khu phế nang bị giãn không có đủ máu để nuôi cơ thể, áp lực do đó tăng lên. Khi các cơn ho hen ập đến gây vỡ phế nang, tràn màng phổi. 
  • Suy hô hấp: Tình trạng hen suyễn kéo dài gây nên khó thở liên tục, tím tái, nhợt nhạt. Lúc này bệnh nhân luôn cần có sự hỗ trợ của máy trợ thở. Nếu không hỗ trợ kịp thời có thể gây tử vong. 
  • Ngừng hô hấp, tổn thương não: Hen suyễn kéo dài gây nên thiếu oxy lên não, có thể khiến não hoạt động kém hoặc ngừng hoạt động. 

 

Cách chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em 

Theo những cuộc điều tra mới đây, các bác sĩ vô cùng lo lắng khi tỷ lệ trẻ em bị hen suyễn tăng nhanh chóng. Nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố môi trường, ô nhiễm không khí khiến sức đề kháng của trẻ còn yếu đã bị tác động xấu. Do đó, khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu hen suyễn bố mẹ cần có những phương pháp chữa trị kịp thời. 

1. Theo dõi tình trạng bệnh, luôn chuẩn bị sẵn thuốc bên cạnh trẻ 

Đối với những trẻ em bị hen suyễn thì lúc nào bố mẹ cũng phải giám sát con 24/7 và nghiêm ngặt theo chế độ thăm khám điều trị. Bố mẹ cần

  • Đưa con đi khám đều đặn 3 tháng một lần xem tình trạng kiểm soát bệnh để có được phác đồ điều trị phù hợp.
  • Luôn cho bé uống thuốc đúng giờ, luôn chuẩn bị sẵn thuốc khi bé lên những cơn hen bất ngờ, dai dẳng. Bố mẹ cũng cần tự lên kế hoạch theo dõi, chế độ chăm sóc khẩn cấp cũng như hằng ngày cho trẻ. 

Khi thấy trẻ có dấu hiệu lên cơn hen cấp như:

  • Sắc mặt bé hoảng sợ, lo lắng 
  • Trẻ bồn chồn, không ngủ được, ho nhiều đặc biệt về đêm
  • Toát mồ hôi, da dẻ tái, thở nhanh, gấp, lỗ mũi phập phồng 
  • Trẻ khó thở, thở nặng nhọc, môi mím chặt 
  • Bị nôn ói, mệt mỏi 
  • Phần xương sườn nhấp nhô, lõm xuống.

Cần ngay lập tức đưa trẻ tới không gian thoáng khí, ngừng mọi hoạt động vui chơi, để con ngồi ghế, hơi cúi về phía trước. Đồng thời cho con sử dụng thuốc theo

  • Trẻ lên cơn hen nhẹ: Sử dụng các loại thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh như ventolin, bricanyl,... Khi dùng cần có chỉ định của bác sĩ, liều lượng phụ thuộc vào tình trạng, lứa tuổi của trẻ. 
  • Đối với trẻ lên cơn hen nặng: Sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh ventolin dạng khí dung hoặc xịt. Xịt 3 lần, mỗi lần cách nhau 30 phút. Ngoài ra, kết hợp cho trẻ uống corticosteroid liều 2mg/kg/ngày sau khi ăn. Nếu không cải thiện, cha mẹ cần đưa bé tới bác sĩ ngay. 

Nếu trẻ có triệu chứng sốt, cơn hen kéo dài trên 3 ngày, có thể trẻ đã bị hen bội nhiễm. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng kháng sinh điều trị hen. 

>>Xem thêm: Thuốc hen suyễn ở trẻ em dùng thuốc nào hiệu quả

2. Thay đổi thói quen, môi trường sống cho trẻ

Một trong những tác nhân chủ yếu là tác động của môi trường sống, bé tiếp xúc phải khói bụi ô nhiễm, các chất hóa học ảnh hưởng xấu tới quá trình hô hấp. Bởi vậy, để cải thiện tình trạng hen suyễn ở trẻ, bố mẹ nên xây dựng một môi trường sống trong lành: 

  • Tuyệt đối trong gia đình có trẻ nhỏ không sử dụng thuốc lá, khói thuốc là kẻ thù số 1 của phổi. Cần tránh môi trường khói thuốc nếu không muốn trẻ bị hen suyễn mãn tính. 
  • Tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói bụi, khói than, các chất hóa học độc hại. 
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh những tác nhân gây bệnh như lông thú nuôi, nước hoa, thuốc xịt côn trùng. 
  • Thay đổi chế độ ăn uống khoa học, nhiều chất xơ, rau củ quả cho sức đề kháng thêm khỏe mạnh. 

Chăm sóc, điều trị cho trẻ em bị hen suyễn vẫn là bài toán dành cho cha mẹ. Nhận thức đúng về nguyên nhân, các dấu hiệu nhận biết giúp cha mẹ có cách phòng ngừa, xử lý cơn hen và điều trị dự phòng hen đúng cách. 

Trẻ bị hen nên hít thở không khí trong lành và tập luyện thể thao tăng cao sức khỏe

3. Chữa hen phế quản ở trẻ bằng Đông y với các dược liệu quý

Trong Đông Y, hen phế quản thuộc chứng Háo Suyễn – Háo Rỗng tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng sẽ phát ra tiếng hen [háo] thở hít gấp gáp, khi đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là suyễn. 

Nguyên nhân gây ra bệnh hen do ngoại cảm phải ngoại tà bên ngoài. Về tạng phủ, hen liên quan trực tiếp tới 3 Tạng Tỳ - Phế - Thận, do chúng suy yếu và không được điều hòa gây nên.

Tạng Phế có nhiệm vụ xuất nhập khí, nếu Phế rối loạn làm khí xuất nhập rối loạn gây nên khó thở. Triệu chứng nhận biết dễ nhất của hen suyễn ở trẻ là cơn khó thở, có thể bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như gió, ẩm, lạnh, bụi, mệt …

Tạng Tỳ có chức năng vận hóa chuyển biến hóa thực ăn, khi khả năng này bị rối loạn sẽ sinh đờm, đờm dừng ở phế sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở.

Tạng Thận chủ nạp khí, khi thận rối loạn cơ thể sẽ yếu từ lúc mới sinh, thận không nạp khí nên khí ngược lên gây khó thở.

Tương sinh của ngũ tạng

Từ việc phân tích nguyên nhân gốc rễ của bệnh ở trên, Đông Y sẽ trị bệnh hen phế quản ở trẻ em theo nguyên tắc sau:

  • Điều trị toàn diện mang tính tổng thể cao, để đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể. 
  • Thuốc Đông Y còn có tác dụng tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp, bổ hư. Thuốc nâng cao chức năng các Tạng Tỳ, Phế, Thận bị suy yếu và điều hòa hoạt động giữa các Tạng.
  • Cách chữa bệnh hen phế quản ở trẻ em bằng Đông Y không chỉ làm giảm triệu chứng mà còn kết quả quá trình cân bằng giữa các tạng phủ, nâng cao sức đề kháng tổng thể và phòng chống tái phát.

Chữa trị bệnh hen phế quản ở trẻ em bằng Đông Y được cha mẹ rất an tâm và tin tưởng lựa chọn bởi an toàn tuyệt đối từ thảo dược 100% tự nhiên, hạn chế kháng sinh và có thể đẩy lùi tận gốc căn bệnh.

Với sản phẩm PQA Hen Trẻ Em thì lại càng an tâm hơn, bởi đây là bài thuốc kế thừa tinh hoa Y học cổ truyền dân tộc. Sản phẩm được điều chế giúp giảm ho, khó thở, phát tán phong hàn, giải độc, thông thoáng đường thở cho người hen suyễn.

 

3 ưu điểm nổi bật của siro PQA Hen Trẻ Em trong việc hỗ trợ điều trị dứt điểm hen phế quản ở trẻ em:

  • Một là, tập trung vào gốc rễ căn bệnh. Thông qua việc điều hòa toàn thân và cân bằng tạng phủ, tăng sức đề kháng tổng thể cho cơ thể. Sau khi sử dụng thuốc 1 thời gian ngắn các triệu chứng tại phế quản giảm rõ rệt, hết viêm, đờm không sinh và được tiêu trừ, ho giảm. Các cơn hen kịch phát giảm dần, hen nhẹ và bớt nguy hiểm hơn. 
  • Hai là, bài thuốc được nghiên cứu dựa trên công thức kết tinh YHCT dân tộc, đã được kiểm chứng lâm sàng trên nhiều bệnh nhân nên có độ tin cậy và đạt hiệu quả cao khi điều trị. Các cao nhân về Đông Y đã mất nhiều thời gian nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm điều trị hàng trăm năm, chắc chắn sẽ là một trong những giải pháp thực sự an toàn cho bệnh nhân. 
  • Ba là, an toàn tuyệt đối với trẻ nhỏ bởi 100% thành phần trong bài thuốc đều được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, có khả năng điều trị bệnh mãn tính nói chung và hen phế quản, điều hòa tạng phủ. 

Khác với kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ, nhưng với Đông Y không tích lũy gây độc hại với cơ thể. Kể cả sử dụng lâu cũng không dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, bệnh cải thiện dần dần và không có xu hướng nặng lên. Đây chính là mấu chốt của vấn đề mà rất nhiều bậc phụ huynh mong muốn tìm ra giải pháp cho bé yêu nhà mình.

Vì vậy:

Đối với trẻ em kết hợp với sản phẩm PQA KIỆN TỲ ÍCH KHÍ. 

  • Sản phẩm hỗ trợ bồi bổ tỳ vị, giúp người bị hen suyễn ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn. 
  • Tỳ hỗ trợ phế, kiện tỳ ích khí giúp PQA Hen Trẻ Em phát huy công dụng tấn công phế tạng tốt hơn, đẩy lùi hen suyễn nhanh hơn.

PGS. TS Trần Quốc Bình phân tích chi tiết về sản phẩm PQA Hen Trẻ Em

Trong quá trình bệnh nhân uống PQA Hen Trẻ Em thời gian bệnh tiến triển nhanh hay chậm sẽ quyết định bởi mức độ và tình trạng bệnh của bạn. Ngoài ra, còn do cơ địa và mức độ hấp thụ của mỗi người. Vì vậy, muốn chữa dứt điểm bệnh phải thật sự kiên trì, uống đúng và đủ liệu trình chỉ định.

Về công ty Cổ phần Dược phẩm PQA: là đơn vị chuyên nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm từ nguồn dược liệu Quý. Có mặt trên thị trường hơn 10 năm nay, được khách hàng yêu mến và tin dùng. Các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt chuẩn GMP - WHO. Cùng với đó là đội ngũ dược sĩ chuyên môn dày dạn kinh nghiệm sẽ tư vấn, chăm sóc bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị bệnh.

Chúng tôi luôn đặt chữ TÂM lên hàng đầu với mong muốn cùng đồng hành với bệnh nhân trị khỏi bệnh một cách hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm nhất! 

Nhà máy sản xuất thuốc Đông dược của Dược Phẩm PQA 

Dược Phẩm PQA vinh dự nhận giải thưởng top 50 Sản phẩm vàng toàn quốc

Sử dụng phương pháp phù hợp giúp con có được sức khỏe tốt chính là tâm nguyện lớn nhất của bậc cha mẹ. Do đó nếu con bạn đang gặp các vấn đề về đường hô hấp hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0818-288-717 hoặc để lại sđt vào phần Chat [góc phải màn hình] để được dược sĩ tư vấn và chia sẻ cụ thể trước khi đặt mua hàng !

Video liên quan

Chủ Đề