Cách điều trị máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ hiện nay là một căn bệnh rất phổ biến và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Những biến chứng rất nguy hiểm từ căn bệnh này khiến nhiều người tỏ ra lo. Do đó qua bài viết này Sunkun xin giới thiệu bệnh mỡ máu và phương pháp phòng và điều trị mỡ máu.

Máu nhiễm mỡ

Cholesterol cao gây ra bệnh gì?

Chỉ số LDL cholesterol cao?

Chỉ số cholesterol?

1. Bệnh mỡ máu hay máu nhiễm mỡ là gì?

Máu nhiễm mỡhay[mỡ máu cao] là tình trạng dư thừa mỡ trong máu. Lipid là 1 trong 3 chất dinh dưỡng chính của cơ thể gồm: Glucid [chất bột đường], protein [chất đạm] và Lipid [Mỡ]. Bình thường thì trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá thông qua chỉ số xét nghiệm của cholesterol, triglycerid Nếu những chỉ số này cao hơn mức cho phép thì được gọi là mỡ máu cao. Lượng cholesterol cao chính là chỉ số đặc trưng của bệnh.Cholesterol trong máuđược tạo bởi một nhóm các chất béo cần thiết đối với cơ thể. Các chất béo này được sản xuất ở trong gan để ổn định màng tế bào & làm cho chúng thẩm thấu các chất dinh dưỡng.

Khi cơ thể có lượng cholesterol trong máu vượt quá mức cho phép, bệnh nhân có thể mắc nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch bệnh, làm gia tăng huyết áp, tắc nghẽn các mạch máu đặc biệt mạch máu ở não & mạch vành, làm tăng thêm nguy cơ bị suy tim, đột quỵ về sau.

2. Biểu hiện chứng tỏ bạn bị cao mỡ máu

Những dấu hiệu ở chân và da

Da phần chân biến đổi bất thường cũng là dấu hiệu của cao mỡ máu

Vùng da phần chân sẽ sáng và căng lên, móng chân dày và mọc chậm hơn. Bên cạnh đó, lông cũng sẽ bị rụng hoặc mọc chậm lại khi bạn đã cạo đi.

Da phần chân biến đổi bất thường khi bạn nâng chân lên màu da sẽ trắng bệch đi nhưng khi đặt chân xuống da lại biến thành màu đỏ tím. Đây là biểu hiện thường gặp ở người mỡ máu cao.

Chân lạnh lượng máu không đủ cung cấp đến chân sẽ khiến chân và bàn chân bị lạnh. Do đó, khi có biểu hiện chân lạnh cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân có phải do mỡ máu cao hay không.

Da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, chủ yếu tập trung ở vùng da mắt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, lưng, ngực, to bằng đầu ngón tay, màu vàng mỡ gà, không đau, không ngứa. Đây cũng là dấu hiệu thường gặp ở những người mỡ máu rất cao.

Cơn đau thắt ngực

Đau thắt ngực, khó thở bạn có thể bị rối loạn mỡ máu

Có những cơn đau thắt ngực không thường xuyên, thời gian ngắn, tự mất đi mà không cần điều trị nhưng lại có thể tái diễn bất cứ lúc nào. Hoặc bạn có thể cảm thấy khó chịu vùng ngực như bị có tảng đá đè lên, bóp nghẹt, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút.

Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi, khó thở có thể kèm theo tức ngực hoặc không, có thể đau hoặc tức lan ra một hay cả hai bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm, thậm chí ở vùng dạ dày.

Những biểu hiện khác

Chuột rút ban đêm mỡ máu cao làm tắc nghẽn động mạch, đặc biệt vào ban đêm khi bạn ngủ, các hoạt động của cơ thể giảm dần đi và khiến cơ chi dưới bị chuột rút.

Vết thương khó lành mỡ máu cao gây bệnh xơ vữa động mạch, khiến lượng máu không thông suốt dẫn đến tình trạng thiếu máu ở chân và có thể gây loét chân. Nếu có vết thương thì cũng sẽ lâu lành và thường có màu thâm đen do máu bị đông lại, gây đau đớn vô cùng.

Có các dấu hiệu bất thường như: vã mồ hôi tự nhiên; buồn nôn đau đầu, choáng hoa mắt; thở ngắn hồi hộp, cơ thể phì mập nhưng sức lao động lại giảm sút; thường xuyên mệt mỏi.

Khi có những dấu hiệu trên, bạn nên chủ động làm xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số cholesterol trong cơ thể và có biện pháp điều trị kịp thời nếu bạn bị mỡ máu cao.

3. Nguyên nhân gây bệnh mỡ máu cao

Chế độ ăn uống quá nhiều chất béo

Thói quen ăn uống thiếu cân bằng, nhiều chất béo sẽ khiến lượng cholesterol có trong máu sẽ tăng cao, đặc biệt các loại thực phẩm như thịt bò, thịt dê, trứng, sữa, các đồ ăn nhanh,

Giới tính và tuổi tác

Hầu hết mọi giới tính và tuổi tác đều có thể bị mỡ máu cao. Tuy nhiên, theo các bác sỹ chuyên khoa nghiên cứu và chứng minh rằng Estrogen có ảnh hưởng lớn tới việc chuyển hóa chất béo, gián tiếp gây tiêu cực tới mạch máu. Bởi vậy, phụ nữ ở độ tuổi từ 15-45 thường có tỷ lệ triglyceride thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn mãn kinh thì lượng triglyceride và cholesterol xấu ngày càng tăng làm khả năng mắc xơ vữa động mạch ở nữ phát triển lên.

Căng thẳng, suy nghĩ nhiều là nguyên nhân mỡ máu cao

Mệt mỏi do áp lực công việc, học hành, nên nhiều người có xu hướng ăn nhiều hơn, uống rượu hoặc sử dụng các chất kích thích và ít vận động. Bởi vậy, dân công sở, học sinh chính là những người có thể làm nạn nhân củabệnh máu nhiễm mỡ.

4. Bệnhmỡ máu caocó gây chết người không?

Câu trả lời là có nếumỡ máu caokhông được điều trị kịp thời.

Bởi mỡ máu caosẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành các mảng xơ vữa ở thành mạch máu, gây hẹp lòng mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não Nặng nề hơn nữa là vỡ các mảng xơ vữa làm lấp mạch não [đột quỵ] hoặc nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. Tăng triglyceride sẽ làm gan nhiễm mỡ, đề kháng insulin dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Ngoài ra nếu Triglycerride quá cao [ >1000mg/dl] có thể gây ra viêm tuỵ cấp.

5. Cách hỗ trợ điều trị mỡ máu cao

Đối với bệnhmáu nhiễm mỡ bạn cần đi kiểm tra và theo dõi định kì từ 3-6 tháng một lần, hoặc mỗi năm tùy theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
+ Kiểm soát cân nặng hàng tháng nếu đã thấy có dấu hiệu thừa cân thì cần xem xét lại chế độ ăn uống và vận động để làm giảm bớt lượng cân thừa.

Tập luyện thể thao thường xuyên

+ Chế độ vận động
Chọn một môn thể thao yêu thích và phù hợp đối với sức khỏe của bạn và tập luyện thường xuyên
Nên duy trì chế độ tập luyện đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Thời gian tập luyện có thể tăng dần theo tuỳ theo khả năng của bạn.
+ Bạn có thể phải cần dùng thêm thuốc nếu đã áp dụng những phương pháp ăn uống, tập luyện mà lượng mỡ trong máu vẫn còn cao.
+ Ngoài ra, luôn giữ lượng mỡ trong máu ở mức độtối ưu nhất nếubạn đang mắc nhữngbệnh nhưđái tháo đường, suy thận mãn tính, thiếu máu cơ tim đi kèm theo
+ Thời gian sử dụng thuốc đối với người bịbệnh máumỡtùy thuộc vào bạn việc có đang mắc thêm căn bệnh nào khác không hoặc các chỉ số của bạn đang là bao nhiêu, liệu trìnhthông thường sẽ từ 4-8 tuần đối với người mỡ máu caovà không mắc thêm bệnh nào khác, hoặc là 3-6 tháng hay từ 6 tháng đến 1 năm đối với người mắc cùng lúc nhiều bệnh khác nhau.
+ Loại bỏ các thói quen xấu hàng ngày làm bệnh mỡ máu cao trầm trọng như sử dụng quá nhiều thuốc lá, bia, rượu các chất có chứa nồng độ cồn cao bởi những khi sử dụng chúng sẽ làm tăng lượngtriglycerid trong máu.
+Quan trọng nhất là cách ăn uống phòng tránh máu nhiễm mỡ:

Chế độăn uống phòng tránh máu nhiễm mỡ

1. Lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp: Đây là nguyên tắc hàng đầu và thiết yếu đối với người bị bệnh mỡ máu cao. Các thực phẩm chứa lượng cholesterol ít đó là rau xanh, bí đỏ, nấm hương, các sản phẩm được làm từ lạc, đậu thịt nạc
2. Hạn chế sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều chất béo no: Đây là các chất rất dễ làm tắc động mạch. Theo đó, bạn cần hạn chế mỡ động vật và sữa. Nếu như cần uống sữa chỉ nên sử dụng loại sữa có hàm lượng chất béo chỉ từ 1-2%. Nên sử dụng dầu đậu nành, dầu olive, dầu hướng dương thay thế cho mỡ lợn.
3. Ăn nhiều hoa quả: đối với bệnhmỡ máu caothì ăn nhièu, đặc biệt những hoa quả có ít ngọt như lê, ổi, mận, táo, cam, bưởi sẽ giúp tăng cường lượng chất xơ trong bữa ăn. Đây là các chất xơ dưới dạng hòa tan. Những thức ăn có chứa nhiều chất xơ hòa tan sẽ làm giảm chất béo & cholesterol được hấp thụ vào cơ thể, không những thế còn giúp hệ tiêu hóa được hỗ trợ và cải thiện.

4. Không nên ăn hơn 255g/1 tuần thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như trâu, bò, cừu, ngứa có chứa rất nhiều cholesterol, nếu bạn sử dụng nó nhiều sẽ làm tăng bệnh. Thay vào đó thì người bịmáu nhiễm mỡ nên ănthịt nạc, thịt gia cầm loại bỏ da, đặc biệt nên ăn cá nhiều hơn thịt để có thể thu nhận được acid béo hệ Omega-3, loại acid béo này có tác dụng bảo vệ tim mạch. Một số loại cá rất tốt như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ và cá thu
5. Không ăn tối quá muộn: Không ăn tối quá muộn nhất là với thức ăn nhiều đạm bởi rất khó tiêu hoá & sẽ làm cholesterol đọng lại trên thành động mạch dẫn tới xơ vữa động mạch.

Phương pháp ngày nay nhiều người lựa chon là dùng tỏi đen hằng ngày, vừa hiệu quả lại tiện lợi chỉ cần bóc vỏ nhai trực tiếp như ăn kẹo.

6. Vì sao tỏi đen lại phòng và điều trị được bệnh mỡ mãu cao ?

Là vì Hợp chất S-allylcysteine [một thành phần tự nhiên có trong tỏi tươi] và một dẫn xuất của amino acid cysteine được thấy có hàm lượng lớn hơn nhiều trong tỏi đen so với tỏi tươi. Hai thành phần đó trong tỏi đen có thể làm giảm cholesteron và giảm nguy cơ bị ung thư

Tỏi đen cung cấp S-Allycysteine và một dẫn xuất của amino acid cysteine có tác dụng làm giảm mỡ máu, làm giảm cholesterol. Ngoài ra tỏi đen còn cung cấp SOD enzime, polyphenol, 18 loại Acid amin tự nhiên với rất nhiều tác dụng khác.

Các chất Sunphit trong tỏi đen có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm độ nhớt của máu giúp lưu thông dễ dàng hơn trong cơ thể, chống lão hoá tế bào

Có phải tỏi đen nào cũng có công dụng phòng và điều trị bệnh mỡ máu ? câu trả lời là không, tỏi đen có công dụng trên phải đạt chất lượng bằng cách lên men chuẩn

Bạn xem tại sao tỏi đen sunkun phòng và điều trị bệnh mỡ máu ở đây nhé

Video liên quan

Chủ Đề