Cách giải quyết bạo hành gia đình

Cách Thu Thập Bằng Chứng Bạo Lực Gia Đình

Hướng Dẫn Tự Lực

  • Ảnh chụp màn hình trên mạng xã hội [bài đăng có thể bị xóa và mất bằng chứng].
  • Nếu quý vị không thể chụp màn hình trên điện thoại của mình, hãy chụp ảnh màn hình bằng một thiết bị khác.
  • Cố gắng bao gồm ngày và giờ của tin nhắn, email và bài đăng.
  • Cố gắng bao gồm số điện thoại/tên/tên người dùng/địa chỉ email được liên kết với thông tin liên lạc bằng văn bản, bài đăng hoặc email.
  • Ghi lại TOÀN BỘ nội dung của tin nhắn, email hoặc bài đăng trên mạng xã hội.
  • Quý vị có thể cần chụp nhiều ảnh hoặc chụp màn hình để có được toàn bộ tin nhắn hoặc bài đăng. Chồng chéo từng ảnh chụp màn hình hoặc bài đăng để cho thấy chúng được kết nối và không có gì bị xóa.
  • Toàn bộ email có thể được in hoặc chuyển tiếp đến luật sư của quý vị hoặc một người đáng tin cậy khác.
  • Lưu bức thư và phong bì hoặc gói hàng cần được chuyển đến.
  • Lưu bằng chứng thư thoại của quý vị.
  • Nhiều điện thoại cho phép chuyển tiếp thư thoại. Hãy cân nhắc chuyển tiếp chúng cho một người bạn/thành viên gia đình đáng tin cậy, luật sư của quý vị hoặc lưu lại trong một cơ sở dữ liệu.
  • Quý vị cũng có thể lưu thư thoại trên một thiết bị khác bằng cách phát thư thoại trên một thiết bị trong lúc ghi lại bằng một thiết bị khác.
  • Nếu không thể xác định thời điểm thư thoại của quý vị được ghi lại [iPhone không hỗ trợ], hãy sử dụng một thiết bị khác để quay video cảnh quý vị chạm vào màn hình điện thoại và phát thư thoại có liên quan. Quý vị cũng có thể chụp màn hình nhật ký cuộc gọi.
  • Các bức ảnh có thể cho thấy các vết thương hoặc dấu hiệu bạo lực có thể nhìn thấy [quần áo rách, vết máu, tài sản bị hư hỏng, v.v.]
  • Hãy chụp nhiều ảnh các vết thương từ nhiều góc khác nhau đồng thời chụp gần và chụp xa các vết thương. Để khuôn mặt của quý vị xuất hiện trong ít nhất một bức ảnh.
  • Chụp ảnh so sánh giữa các bộ phận bị thương và không bị thương trên cơ thể của quý vị.
  • Lưu chúng vào một cơ sở dữ liệu [tham khảo phần “Mẹo Hữu Ích” ở mặt sau] và/hoặc chia sẻ chúng với một người bạn hoặc thành viên gia đình mà quý vị TIN TƯỞNG và/hoặc luật sư của quý vị.
  • Việc xuất viện cùng các thủ tục giấy tờ khác sẽ rất hữu ích cho việc chứng minh thương tích và có thể được sử dụng trước tòa.
  • Quý vị có thể yêu cầu nhận hồ sơ y tế đầy đủ từ bộ phận hồ sơ y tế của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Quý vị có thể sẽ phải trả một khoản phí đi kèm để nhận hồ sơ này.
  • Ngoài một bản sao thông thường, quý vị cũng nên giữ một bản sao “Hồ Sơ Được Chứng Nhận” được cung cấp trong một phong bì dán kín có đóng dấu “được chứng nhận.” Không Mở phong bì này.
  • Những người đã chứng kiến hoặc nghe được về các vụ lạm dụng hoặc gây thương tích có thể làm chứng về những gì họ đã thấy hoặc nghe thấy.
  • Người làm chứng sẽ phải đích thân đến hầu tòa. Bản tường trình bằng văn bản – ngay cả khi đã được công chứng – sẽ không được chấp nhận.
  • Đôi khi, một nhân chứng có thể được phép làm chứng qua điện thoại. Đây là trường hợp ngoại lệ. Tham khảo ý kiến luật sư của quý vị về điều này.
  • Các báo cáo của cảnh sát là vô cùng hữu ích.
  • Hãy cố gắng thu thập các bản sao mỗi khi có vụ việc mà cảnh sát tham gia hoặc được gọi đến.
  • Các nhân viên cảnh sát sẽ không ra hầu tòa trừ khi nhận được trát hầu tòa.
  • Hãy cung cấp cho luật sư những bằng chứng mà quý vị có, bao gồm cả nhân chứng.
  • Gửi trước bản sao của tất cả bằng chứng cho luật sư của quý vị, nếu có thể.
  • Mang bản sao bằng chứng của quý vị đến tòa án, nếu có thể. Bảo vệ bằng chứng của quý vị một cách an toàn để tránh bị mất hoặc bị xóa [quý vị có thể giao bằng chứng đó cho một thành viên gia đình hoặc bạn bè đáng tin cậy].
  • Đối với bằng chứng điện tử hoặc kỹ thuật số, hãy cân nhắc sử dụng Google Drive hoặc Dropbox để lưu trữ bằng chứng ở một nơi an toàn.
  • Nếu nhân chứng cần trát đòi hầu tòa [lệnh YÊU CẦU họ có mặt tại tòa], hãy cho luật sư của quý vị biết.
  • Thông thường các nhân chứng sẽ KHÔNG cần trát đòi hầu tòa nhưng hãy kiểm tra với luật sư của quý vị để đề phòng.

Bằng chứng về sự lạm dụng có thể giúp quý vị xin PFA hoặc lệnh bảo vệ khác. Bằng chứng này cũng có thể hữu ích trong các loại vụ án khác có liên quan đến bạo lực gia đình [giam giữ, các vấn đề hình sự].

Ngay cả khi quý vị hiện không có một vụ kiện pháp lý nào đang chờ xử lý, việc lưu bằng chứng về việc lạm dụng có thể sẽ hữu ích vào một lúc nào đó trong tương lai.

Hồ Sơ Tội Phạm

Nếu người thực hiện hành vi lạm dụng quý vị có hành vi phạm tội đang chờ xử lý hoặc tiền sử phạm tội trước đó, thông tin này có thể rất quan trọng khi thực hiện một hành động pháp lý.

Hồ sơ tội phạm "được chứng nhận" là bằng chứng thuyết phục nhất để trình bày trước tòa. Phòng 220 của Tòa án Quận Allegheny có thể hỗ trợ quý vị điều này. Quý vị sẽ phải trả một khoản phí đi kèm để sở hữu một hồ sơ tội phạm được chứng nhận. Nếu quý vị không thể có được hồ sơ được chứng nhận, tòa án cũng có thể kiểm tra thông tin công khai có trên trang web tại: //ujsportal.pacourts.us/CaseInform ation.aspx. Truy cập Thông Tin Vụ Án -> Án Lệ Tòa Án -> Tìm Kiếm TẤT CẢ Tòa Án Có Thẩm Quyền và Thỉnh Cầu Phổ Thông [và các tòa án có liên quan khác]. Tìm kiếm theo tên, quận và loại vụ án để đảm bảo thấy được toàn bộ lịch sử tội phạm của Pennsylvania. Hãy kể với luật sư của quý vị nếu quý vị biết người ngược đãi quý vị có hồ sơ phạm tội!

Cập nhật tháng 1 năm 2020

Truy cập trang web tại www.nlsa.us của chúng tôi và chọn "Nhận Trợ Giúp Pháp Lý" hoặc gọi số 1-866-761-6572

NLS cung cấp các dịch vụ thông dịch viên và dịch thuật.

Tất cả các dịch vụ này đều được bảo mật

928 PENN AVENUE | PITTSBURGH, PA 15222-3757

Văn Phòng Quận Beaver

STONE POINT LANDING, SUITE 204A
500 MARKET STREET | BRIDGEWATER, PA 15009-2998

Văn Phòng Quận Butler

HOLLY POINTE BUILDING, SUITE C PLAZA LEVEL
220 S. MAIN STREET | BUTLER, PA 16001

Văn Phòng Quận Lawrence

TEMPLE BUILDING, SUITE 329
125 EAST NORTH STREET | NEW CASTLE, PA 16101-3751

Được tài trợ một phần bởi Liên Bang và thông qua hợp đồng với Bộ Phát Triển Kinh Tế và Cộng Đồng Pennsylvania [DCED]. Nhận đăng ký chính thức và thông tin tài chính của Neighborhood Legal Services Association từ Bộ Ngoại Giao Bang Pennsylvania bằng cách gọi số miễn phí trong Pennsylvania, 1-800-732-0999. Đăng ký không bao hàm sự xác nhận. Đăng ký không bao hàm sự xác nhận. Các Quy Định Liên Bang áp dụng cho NLS yêu cầu chúng tôi phải thông báo cho tất cả các nhà tài trợ rằng NLS sẽ không sử dụng tiền cho bất kỳ hoạt động nào bị cấm theo P.L. 104-134 hoặc 45 C.F.R.§ 1600 và tiếp theo

Mục lục bài viết

  • 1. Tố cáo hành vi bạo lực gia đình ở đâu ?
  • 2. Tư vấn cách xử lý bạo lực gia đình ?
  • 3. Mức phạt hành chính hành vi bạo lực gia đình ?
  • 4. Cách xử lý hành vibạo lực gia đình diễn ra nhiều lần ?
  • 5. Tư vấn ly hôn khi vợ chồng thường xảy ra cãi vã, đánh nhau ?

1. Tố cáo hành vi bạo lực gia đình ở đâu ?

Công ty Luật Minh Khuê tư vấn về Luật phòng chống bạo lực gia đình: Luật sư vui lòng cho tôi hỏi và cho tôi xin mẫu đơn thưa kiện này với nội dung như sau: Gần nhà tôi có 1 gia đình, người chồng thì đi làm công viên chức còn người vợ làm kế toán công ty tư nhân.

Gia đình thường xuyên cãi cọ, người chồng luôn dùng những lời thô tục đẻ chửi vợ và tôi thật sự thấy mỗi lần gây như vậy người chồng đều hung hăng đánh cô vợ và đuỗi cô vợ ra khỏi nhà. , nhà còn có 02 đứa con nhỏ [3 tuổi, 09 tháng tuổi] đứa con lớn cũng thường xuyên bị người chồng đánh nữa [mỗi lần người vợ can ngăn cũng đều cãi lộn. ]. Tôi cũng biết là người vợ này định ly hôn nhiều lần nhưng đều bị gia đình ngăn cản khuyên ngăn, nhưng người chồng này vẫn chứng nào tật đó vẫn chữi rủa vẫn đánh cô ta, lúc trước cô ta có bầu [2 lần] gây lộn người đàn ông đó vẫn đánh cô ta.

Với trường hợp như thế này, thưa luật sư với vai trò tôi là người hàng xóm muốn làm đơn thưa người chồng này có hành vi bạo hành gia đình và đã là công nhân viên chức thì đã hiểu rõ luật hơn ai hết mà lại còn vi phạm không kiêng dị nễ bất cứ ai, xin luật sư chỉ cho tôi cách làm đơn cũng như mẫu đơn thưa người đàn ông này với nội dung như trên. ý tôi muốn có sự răn đe của phát luật để người này biết sữa chữa ?

Chân thành cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Căn cứ theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực năm 2007 có quy định:

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a] Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b] Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;...

Như thông tin bạn cung cấp, gần nhà bạn có Gia đình hàng xóm thường xuyên cãi cọ, người chồng luôn dùng những lời thô tục đẻ chửi vợ, người chồng đều hung hăng đánh cô vợ và đuỗi cô vợ ra khỏi nhà. , nhà còn có 02 đứa con nhỏ [3 tuổi, 09 tháng tuổi] đứa con lớn cũng thường xuyên bị người chồng đánh nữa [mỗi lần người vợ can ngăn cũng đều cãi lộn. ]. Người chồng còn đánh vợ cả trong lúc trước cô ta có bầu như vậy căn cứ theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực năm 2007 thì việc đánh đạp, hành hạ, xúc phạm nhân phẩm danh dự, nhân phẩm của người chồng nói trên là hành vi bạo lực gia đình.

Trường hợp bạn phát hiện, chứng kiến hành vi bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực.

Điều 18. Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình

1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.

2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.

2. Tư vấn cách xử lý bạo lực gia đình ?

>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả lời:

Theo Điều 5 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007:

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a] Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b] Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c] Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;...

Theo đó, người vợ có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ tính mạng và sức khỏe của mình. Ngoài ra, khoản 1 điều 18 Luật này cũng quy định:

Điều 18. Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình

1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.

Người chồng có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình:

Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình​

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a] Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b] Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

3. Mức phạt hành chính hành vi bạo lực gia đình ?

Cụ thể, Bộ Công an đề xuất phạt tiền từ 1- 1,5 triệu đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình. Nếu sử dụng hung khí đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình sẽ bị phạt ở mức cao hơn, từ 1,5-2 triệu đồng.

Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ hoặc đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách… cũng sẽ bị phạt từ 1,5-2 triệu đồng.

>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua điện thoại gọi: 1900.6162

Mức phạt này cũng sẽ áp dụng đối với các hành vi tiết lộ hoặc phát tán tư liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; phát tán tờ rơi hoặc sử dụng các phương tiện thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
Bạo lực về kinh tế phạt 1 triệu đồng

Bộ Công an đề xuất phạt từ 500.000-1 triệu đồng đối với hành vi kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình hoặc nguồn tài chính chung của gia đình nhằm tạo cho thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính. Hành vi buộc thành viên gia đình đóng góp tài chính vượt quá khả năng của họ cũng sẽ bị phạt ở mức này.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đề xuất phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng đối với một trong những hành vi như: Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó; không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc; thường xuyên theo dõi thành viên gia đình vì lý do ghen tuông gây tổn hại đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của thành viên đó.

[MKLAW FIRM: Biên tập]

4. Cách xử lý hành vibạo lực gia đình diễn ra nhiều lần ?

>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Theo Bộ luật hình sự 2015

Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b] Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Theo Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007

Điều 18. Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình

1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.

2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.

Theo Luật hôn nhân gia đình 2014:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Thứ nhất về vấn đề quan hệ hôn nhân gia đình trong gia đình bạn.

Theo như thông tin mà bạn cung cấp mẹ bạn đã nhiều năm bị bạo lực gia đình như vậy, khuyên giải mãi mà bố bạn không thay đổi thì việc tiếp tục nhẫn nhịn là không nên tình trạng như vậy sẽ tiếp tục kéo dài và mục đích, ý nghĩa của hôn nhân sẽ không còn nữa. Khi bố bạn có các hành vi bạo lực gia đình với mẹ như vậy trước hết để đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho mẹ bạn nên kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực theo điều 18 luật phòng chống bạo lực, sau đó về mặt pháp lí bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện thay mẹ về hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình theo Điều 151 luật hình sự theo đó các cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định tội danh và có các biện pháp để chấm dứt tình trạng đó lại. Trong trường hợp không thể duy trì được hôn nhân nữa thì bạn cũng có thể thay mẹ mình yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương không mà không cần sự đồng ý của bố bạn theo Điều 51 luật hôn nhân gia đình.

Thứ hai về vấn đề tài sản.

Đồ đạc của vợ chồng bạn mua bằng tài sản cá nhân của hai vợ chồng [máy giặt, ti vi bộ sa lông] thì bạn có đầy đủ các quyền tài sản đối với tài sản đó theo đó bạn có quyền chiếm hữu và quản lý tài sản theo quy định của luật dân sự nên nếu chuyển ra ngoài hai vợ chồng hoàn toàn có thể đem theo. Đối với mảnh đất mà gia đình bạn đang ở là tài sản chung hợp nhất của bố mẹ bạn trong thời kì hôn nhân nên mẹ bạn cũng có phần quyền trong đó, ngoài ra theo thông tin bạn đưa ra một nửa ngôi nhà thuộc sở hữu của vợ chồng bạn thì việc bố bạn đuổi mẹ con bạn ra ngoài là trái với quy định của pháp luật.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài luật sự: 1900.6162. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.

5. Tư vấn ly hôn khi vợ chồng thường xảy ra cãi vã, đánh nhau ?

Gửi tư vấn pháp luật. Tôi đang có ý định ly hôn, chúng tôi đã kết hôn được 6 năm. Thường xuyên xảy ra cãi vã, đánh nhau nên không muốn sống chung nữa. Hiện tại có 2 cháu trai, 5 tuổi và 2 tuổi. Có 1 ngôi nhà 3 tầng trên mảnh đất 200m2 mới xây,và 1 mảnh đất 52m2. Nợ 330 tr vay xây nhà. Giờ tôi muốn tư vẫn ly hôn chia con và tài sản.

Tôi muốn nuôi 1 con bé 2 tuổi nhưng chồng ko cho, đòi nuôi cả 2. Nhà thì tôi nhận mảnh đất 52m2, còn đất có nhà của chồng tôi. Số nợ do xây nhà chồng tôi phải trả ?

Cảm ơn!

- L.T.P.L

Luật sư trả lời:

Trường hợp của bạn, hai bạn là thuận tình ly hôn, có thỏa thuận chia tài sản và nuôi con theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a] Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b] Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Về vấn đề thỏa thuận tài sản, bạn và chồng bạn đã thống nhất bạn lấy mảnh đất 52m2, còn đất có nhà cửa thì thuộc về chồng bạn, toàn bộ số nợ còn lại chồng bạn là người hoàn trả tất cả.

Nhưng còn vấn đề tranh chấp nuôi con, với trường hợp của bạn, con thứ 2 mới chỉ 2 tuổi, theo pháp luật quy định, con dưới 36 tháng tuổi, tức dưới 3 tuổi thì đương nhiên quyền nuôi con sẽ thuộc về mẹ.

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Vì chồng bạn không đồng ý cho bạn nuôi con, nên bạn có thể đưa đơn ra tòa xin giải quyết tranh chấp quyền nuôi con, Tòa sẽ xem xét nhu cầu cũng như để tốt cho đứa bé sẽ thụ lý và giải quyết cho bạn.

Bạn cần ghi rõ trong đơn ly hôn về vấn đề thỏa thuận chia tài sản cũng như thỏa thuận người trả số nợ vay tiền xây nhà còn lại để bảo vệ quyền lợi của mình.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề