Cách gian lận trên azota trên máy tính

Phần mềm kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính được cho là khắc phục được nhiều hạn chế của hình thức truyền thống trên giấy. Tuy nhiên, có một vấn đề khiến giáo viên băn khoăn, đó là thi online tạo điều kiện cho các em “ăn gian” dễ dàng hơn. Cụ thể như thế nào, mời Quý thầy cô tìm hiểu trong bài viết sau.

Gian lận trên phần mềm kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính: Những điều cần biết!

Để biết cách ngăn ngừa gian lận, đầu tiên giáo viên nên biết các em học sinh thường sử dụng những cách thức nào. Cuối cùng, chúng tôi sẽ đưa ra các gợi ý hữu ích giúp thầy cô phòng chống gian lận ngay từ khâu chuẩn bị đề trên phần mềm trắc nghiệm

3 “chiêu” gian lận trên phần mềm kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính của học sinh

Là thế hệ tiếp xúc sớm với công nghệ thông tin, học sinh ngày nay không quá khó khăn trong việc tận dụng tối đa các tiện ích kỹ thuật số. Đáng buồn thay, nhiều em sử dụng sự nhanh nhạy của mình vào sai mục đích: Gian lận khi thi trực tuyến.  Các em thường vận dụng 3 cách sau đây:

Đối với các kỳ thi từ xa, thi tại nhà, rất có thể người đang làm bài không phải là học sinh của bạn, mà là một ai đó khác như bạn bè hay gia đình. Hoặc không, các em có thể nhờ sự trợ giúp bằng cách nhắn tin, gọi điện. Còn ở các kỳ thi tập trung tại trường, học sinh có thể mở thêm cửa sổ, trình duyệt phụ để trao đổi, hoặc sử dụng các phần mềm chia sẻ màn hình như Teamview chẳng hạn. 

Tra cứu Google luôn là cách làm nhanh chóng và hiệu quả nhất, ngay cả những câu hỏi đề tài mở hoặc kiến thức tổng quát. Nếu phần mềm kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính mà Nhà trường sử dụng không có khả năng ngăn chặn việc mở thêm trình duyệt hay cửa sổ mới thì học sinh có thể dễ dàng “gõ cửa” Google mà không để lại dấu vết.

Trong một buổi thi truyền thống, giám thị sẽ phát hiện ra học sinh trao đổi dựa vào tiếng động hoặc quan sát cử chỉ của các em. Vậy sẽ như thế nào nếu như học sinh “trò chuyện” trong thầm lặng trên các ứng dụng liên lạc trực tuyến như Messenger, Zalo… trong lúc thi? Dù cho thứ tự câu hỏi trong đề có bị trộn lẫn thì các em vẫn có thể hỏi nhau bằng cách copy - paste câu hỏi hay chụp màn hình gửi cho bạn mình. 

Nhìn chung, cả 3 cách thức trên đều là các em lợi dụng “điểm yếu” của các phần mềm trắc nghiệm, trình duyệt thi, cũng như sự chủ quan phần nào của thầy cô trong khâu kiểm tra, giám sát. 

Biện pháp đảm bảo kỳ thi trên phần mềm kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính diễn ra nghiêm túc

Để ngăn chặn học sinh sử dụng các biện pháp tiêu cực để đạt thành tích cao, giáo viên có thể chuẩn bị ngay từ khâu soạn đề cho đến lúc diễn ra buổi thi.

Thiết kế đề thi thông minh

Có 3 mẹo soạn đề giúp giáo viên “gây khó khăn” cho học sinh trong việc gian lận:

  • Sử dụng đa dạng kiểu trắc nghiệm: Đừng chỉ giới hạn ở dạng bài 4 đáp án phần mềm kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính đơn giản, thầy cô nên phối hợp thêm các kiểu đề khác như điền khuyết, nối đáp án, chọn đúng/sai…

  • Trộn đề: Phần mềm trộn đề đã khá phổ biến từ lâu và rất dễ sử dụng. Do đó, thầy cô không nên bỏ qua tiện ích quan trọng này nhé. Việc đảo lộn thứ tự câu khiến học sinh mất nhiều thời gian hơn trong việc trao đổi.

  • Xây dựng nhiều bộ đề khác nhau hoàn toàn: Để tránh việc các bạn thi trước báo đề cho bạn thi sau, giáo viên nên chuẩn bị sẵn nhiều bộ đề, nhưng cần đảm bảo số lượng, cấu trúc và độ khó như nhau.

Chống tiêu cực trong giờ thi

  • Sử dụng “giám thị từ xa”: Thầy cô có thể sử dụng các phần mềm phụ bên cạnh phần mềm kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính để theo dõi quá trình các em làm bài thi thông qua camera như cuộc gọi nhóm video, ứng dụng họp trực tuyến… Cách này sẽ hạn chế tối đa việc nhờ người thi hộ.

  • Ghi hình màn hình làm bài của học sinh: Việc này sẽ giúp thầy cô xem được học sinh có bất kỳ hành động tô đen, copy câu hỏi/đáp án hay mở trình duyệt mới hay không.

  • Sử dụng các phần mềm có tính năng chống copy, chống mở cửa sổ phụ 

  • Giới hạn thời gian làm bài cho mỗi câu: Giáo viên tính toán thời gian đọc đề và suy luận trung bình của học sinh, sau đó thiết lập thời lượng hiển thị và nhập đáp án cho mỗi câu hỏi. Như vậy, học sinh sẽ có ít thời gian trao đổi hay tra cứu hơn.

  • Chỉ hiển thị một câu hỏi/lần: Việc hiển thị toàn bộ bài làm ngay từ đầu vô tình tạo điều kiện cho học sinh trao đổi trước các câu sắp đến.

  • Khóa việc truy cập các trang web không liên quan đến việc kiểm tra. 

Vì sao Nhà trường nên chọn phần mềm kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính từ Trường học thông minh 789?

Để mang lại hiệu quả cao cũng như tính minh bạch của các kỳ thi online, Trường học thông minh 789.vn đã thiết kế ra phần mềm trắc nghiệm có 3 tính năng chống gian lận hiệu quả như sau: 

Trong quá trình thực hiện bài thi trên phần mềm của 789.vn, thí sinh không thể thực hiện thao tác sao chép nội dung câu hỏi trên trang thi và dán sang nơi để khác để tra cứu đáp án, cách làm hay là gửi tin nhắn hỏi bạn bè, người thân.

Ngoại trừ trang thi của 789, việc mở thêm tab khác trên bất cứ trình duyệt nào đều bị vô hiệu hóa. Điều này giúp ngăn chặn ý định tra cứu trực tuyến hay liên lạc online để trao đổi đáp án.

Nếu phát hiện học sinh rời khỏi trang thi quá 5 giây, hệ thống phần mềm sẽ tự động nộp bài cho giáo viên, đồng thời báo cáo rằng học sinh này có dấu hiệu làm việc riêng, để thầy cô xem xét. 

Ngoài ra, 789.vn còn áp dụng khá nhiều chế độ bảo mật đề thi, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng rò rỉ, phát tán đề kiểm tra trước ngày thi. 

Nhìn chung, các hình thức “ăn gian” của học sinh ngày một sáng tạo và thông minh, đòi hỏi thầy cô cũng phải có các biện pháp ứng phó linh hoạt, cũng như lựa chọn một phần mềm kiểm tra hiện đại và đáng tin cậy. Trường học thông minh 789 tự hào là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp phần mềm kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính hàng đầu hiện nay. Phần mềm của chúng tôi không chỉ giúp Nhà trường và Quý thầy cô tiết kiệm thời gian, công sức, mà còn giúp mang lại một kỳ thi nghiêm túc, không có tiêu cực.

Để tìm hiểu rõ hơn về các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp, mời Quý thầy cô truy cập ngay trang web 789.vn, hoặc gọi vào số HOTLINE 989 88 1800 để được hỗ trợ trực tiếp.

Nền tảng Azota được phát triển nhằm hỗ trợ giáo viên trong các bài kiểm tra. Nếu như bạn vẫn còn chưa nắm rõ Azota là gì, cách Azota giám sát gian lận như thế nào cũng như cách sử dụng phần mềm thì hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! Toàn bộ các thông tin về nền tảng này cũng như ưu điểm, cách sử dụng sẽ được bật mí ngay tại đây.

I. Azota là gì?

Azota là một nền tảng ứng dụng giao, chấm bài online. Ứng dụng này ra đời để hỗ trợ giáo viên trong công tác giảng dạy khi muốn kiểm tra chất lượng kiến thức của học sinh.

Azota là gì đang được nhiều người quan tâm, tìm hiểu

Nhìn chung, giáo viên sẽ giao bài trực tiếp trên Azota. Học sinh sẽ nhận và thực hiện bài kiểm tra của mình. Sau đó, bài sẽ được gửi lại đến giáo viên để chấm điểm ngay trên ứng dụng.

Sau khi biết Azota là gì thì chắc hẳn bạn cũng đang băn khoăn không biết nền tảng này có gì nổi trội hơn các phần mềm về giáo dục khác. Thực tế, ứng dụng Azota mang đến rất nhiều ưu điểm xứng đáng để các thầy cô lựa chọn như:

  • Tiết kiệm tối đa thời gian giao bài, nộp bài. Chỉ với việc giao trực tiếp trên ứng dụng, học sinh sẽ làm bài tập và chụp ảnh, gửi qua ứng dụng. Cả giáo viên và học sinh đều sẽ nhận được trong thời gian nhanh chóng.
  • Nền tảng của Azota thiết kế rất đơn giản, dễ sử dụng, giao diện dễ nhìn và cần ít thao tác, phù hợp với học sinh.
  • Với việc giao bài và làm bài, nhận điểm ngay trên ứng dụng, phụ huynh có thể theo dõi tổng quan về quá trình học tập của con. Giáo viên cũng có thể đánh giá rất nhanh chóng với đầy đủ các báo cáo, thống kê của từng học sinh.

II. Azota giám sát gian lận như thế nào?

Azota còn có chức năng giám sát khi thực hiện thi tự động trên ứng dụng. Việc này sẽ giúp đem đến tính công bằng cao nhất trong mỗi cuộc thi. Vậy thì Azota giám sát học sinh như thế nào?

Azota có thể giám sát gian lận

Khi chức năng giám sát được bật lên, hệ thống sẽ có cảnh báo khi có học sinh thoát ra khỏi màn hình hoặc mở tab mới. Khi kết thúc bài thi, hệ thống cũng sẽ gửi thông báo về số lần gian lận của học sinh. Từ đó, giáo viên sẽ nắm được chính xác nhất về số lần mở tab mới hay đóng màn hình của từng học sinh.

III. Hướng dẫn cách sử dụng Azota cho giáo viên

Các thao tác giao bài tập cho học sinh trên Azota sẽ được thực hiện lần lượt như sau:

Bước 1: Ở giao diện màn hình chính, ấn chọn phần Bài tập.

Bước 2: Lúc này sẽ có cửa sổ mới xuất hiện, ấn chọn +Thêm Bài tập.

Bước 3: Sau đó, màn hình sẽ hiển thị trang thông tin để giao bài. Giáo viên chỉ cần điền đầy đủ các thông tin và ấn Lưu. Trong đó, các mục thông tin cần đầy đủ như sau:

+ Tên bài tập: Cần ghi rõ ràng nhưng phải ngắn gọn, dễ hiểu.

+ Hạn nộp: Điều chỉnh thời gian nộ ở phần Lịch góc trái.

+ Chi tiết bài tập: Có thể viết đề bài trực tiếp vào khoảng ô trắng. Hoặc có thể dùng file đính kèm [cần ghi chú có file đính kèm để học sinh nắm bắt].

+ Tính năng khác: Mục này cho phép hạn chế quyền xem điểm và yêu cầu đăng nhập mới cho gửi bài ở học sinh.

+ Lớp muốn giao bài: Chỉ cần lựa chọn lớp học muốn giao bài.

Bước 4: Sau khi ấn Lưu sẽ có thông báo đã tạo thành công. Copy linkgửi liên kết cho học sinh, phụ huynh.

Bước 5: Muốn theo dõi bài tập của học sinh, chọn Bài tập ở màn hình giao diện chính.

Bước 6: Khi có học sinh nộp bài, hệ thống sẽ thông báo. Giáo viên chỉ cần chọn tên học sinh để xem và chấm bài.

Bước 7: Khi click vào giao diện Chấm bài, có thể chọn icon đúng/sai và bấm Áp dụng.

Bước 8: Để nhận xét đúng/sai bằng cách click chuột vào vị trí cần đánh giá: Bấm 1 lần tương tác màn hình là Đúng, 2 lần là Sai.

Bước 9: Đến cuối trang, sẽ có hiển thị bảng chấm điểm với các mục: điểm, nhận xét,… Bạn điền và Lưu là thành công.

IV. Cách sử dụng Azota cho học sinh

Giáo viên sẽ lựa chọn việc học sinh có cần phải đăng nhập hay không để nộp bài. Các bước nộp bài trên Azota như sau:

Bước 1: Lấy link bài tập và mở trình duyệt.

Bước 2: Chọn vào tên học sinh đã được tạo sẵn trên danh sách lớp và nhấn Xác nhận. Nếu không thấy tên, hãy tự nhập tên và chọn Xin vào lớp.

Bước 3: Giao diện nộp bài sẽ xuất hiện. Lựa chọn 2 cách nộp: chụp ảnh bài tập hoặc gửi file đính kèm.

Bước 4: Cuối cùng, ấn Nộp bài là kết thúc.

Trên đây, các bạn đã được tìm hiểu Azota là gì, Azota giám sát gian lận như thế nào. Cùng với đó là cách gửi đề bài, nộp bài và chấm bài kiểm tra. Hãy thử tải và sử dụng ứng dụng này để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình giảng dạy của mình nhé!

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề