Cách giặt vải lanh không bị co

1. Ưu điểm của vải lanh

Vải lanh là một trong số những loại vải rất được các tín đồ thời trang và may mặc ưa chuộng. Ưu điểm của vải lanh là độ bóng tự nhiên và vừa phải, đây là loại vải tự nhiên có độ bền rất cao. Bên cạnh đó, vải lanh còn rất dễ chịu khi có thể giặt tay hoặc giặt bằng máy mà không cần phải lo sợ việc bề mặt vải bị sờn rách. 

Hơn nữa, vải lanh thấm hút rất tốt và hoàn toàn không gây dị ứng cho người mặc. Bạn có thể sử dụng vải lanh để may trang phục trong những ngày hè trời nắng nóng để cảm thấy dễ chịu hơn.

2. Nhược điểm của vải lanh

Bởi vải lanh là loại vải tự nhiên được dệt từ sợi của cây lanh nên độ đàn hồi và co giãn của nó không được tốt cho lắm. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là vải lanh rất “tệ” đâu nhé. Độ đàn hồi và độ co giãn của vải lanh chỉ trở thành điểm yếu khi bạn gấp các trang phục vải lanh ở một vị trí liên tục và lâu dài. Điều này dễ khiến cho sợi lanh bị đứt hoặc tình trạng dễ gặp hơn là hằn nếp nhăn “khó trị”, vải lanh nhăn thường thấy ở lưng áo, cổ áo, tay áo… 

3. Các sản phẩm từ vải lanh

Do đặc tính thông dụng và “vintage” của vải lanh, bạn có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều sản phẩm từ vải lanh bao gồm

  • Trang phục: Quần áo, váy, jumpsuit, áo khoác ngoài, khăn…

  • Rèm cửa vintage

  • Khăn trải bàn

  • Drap giường, vỏ gối…

  • Khăn tắm

  • Khăn ăn

4. Cách giặt giũ và chăm sóc trang phục từ vải lanh

Mặc dù vải lanh là một loại vải khá bền và bạn hoàn toàn có thể sử dụng máy giặt để làm sạch sản phẩm từ vải lanh, có một số điểm lưu ý mà bạn cần nhớ trong lúc giặt giũ như sau:

  • Vải lanh và chất vải cotton là hai loại vải có đặc tính co lại sau mỗi lần sử dụng. Vì thế, bạn không nên giặt đồ với nước nóng trên 40 độ bởi điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Nếu bắt buộc phải làm sạch quần áo bằng vải lanh với nước nóng, bạn hãy pha thêm nước lạnh để “hạ nhiệt” nhé.

  • Nếu trang phục của bạn có màu sặc sỡ hoặc màu tối hẳn, bạn hãy giặt chúng bằng nước lạnh và dùng những loại nước giặt có độ tẩy nhẹ để giữ màu quần áo được lâu hơn.

  • Trong lúc giặt giũ, bạn hãy chọn chế độ giặt nhẹ nhất tương tự như cách giặt áo dài. Đồng thời không giặt quá nhiều quần áo một lúc vì chúng sẽ bị cuốn vào nhau, khiến cho trang phục bằng vải lanh nhăn nhúm và biến dạng rất xấu xí.

  • Sau khi giặt, bạn chỉ cần vắt nhẹ rồi đem phơi là được. Vải lanh khá bền nhưng lại không thích hợp với những “chiêu thức” vắt nước mạnh tay đâu nhé.

Bên cạnh những lưu ý kể trên, bạn có thể chăm sóc vải lanh bằng cách sử dụng thêm nước xả vải Comfort Chống Nhăn - Giải pháp cải thiện tình trạng quần áo vải lanh nhăn khi giặt máy. Sản phẩm là dòng nước xả vải đầu tiên trên thị trường đáp ứng nhu cầu giảm nhăn của hầu hết chị em nội trợ Việt. Với công thức chống nhăn vải vượt trội, nước xả vải Comfort mới sẽ giúp bảo vệ từng sợi vải dưới tác động vặn xoắn của lồng giặt. Từ đó, những bộ cánh vải lanh yêu thích của gia đình sẽ giảm nhăn đáng kể, hạn chế xù lông và giữ phom dáng tốt hơn sau khi giặt.

Sản phẩm nước xả vải Comfort Chống Nhăn còn mang đến cho bạn sự chọn lựa với hai mùi hương riêng biệt, bao gồm: Hương sức sống ngọt ngào, lôi cuốn và Hương dịu dàng nhẹ nhàng, tinh tế. Như vậy, bà nội trợ có thể lựa chọn tùy theo sở thích riêng của chính mình. 

Với nước xả vải Comfort Chống Nhăn, chị em phụ nữ có thể đảm bảo việc chăm sóc quần áo luôn bền đẹp, mềm mại, mà không tốn quá nhiều thời gian, công sức cho việc giặt giũ hay chăm sóc vải lanh nhăn. Hãy nhanh tay mua ngay TẠI ĐÂY.

^ Ưu việt so với nước xả vải khác của Unilever.

* Dựa trên kết quả đánh giá nội bộ trong điều kiện thí nghiệm khi so với nước xả vải khác của Unilever.  

5. Cách phơi sản phẩm từ vải lanh

Vải lanh thấm hút nhanh và cũng rất nhanh bay hơi. Sau khi giặt xong, bạn có thể giũ nhẹ rồi phơi trang phục bằng vải lanh ở những nơi có gió tự nhiên. Điều này giúp quần áo thơm hơn, mềm hơn và đỡ nhăn hơn sau khi khô.

Trang phục bằng vải lanh có xu hướng co lại khi tiếp xúc với nhiệt. Vì thế, bạn không nên phơi quần áo dưới trời nắng gắt hoặc những nơi gần nguồn nhiệt nhé. Ngoài ra, bạn nên lộn mặt trái của trang phục khi phơi để không làm bạc màu đồ sớm.

6. Cách là ủi sản phẩm từ vải lanh

Các sản phẩm từ vải lanh dễ bị tạo nếp nếu bạn gấp cố định chúng trong thời gian dài, do vậy, bạn hãy treo thẳng chúng ở trong tủ đồ thay vì gấp gọn như những trang phục khác nhé. Nếu có vô tình gấp chúng lại và tạo nếp nhăn, bạn cũng nên nhớ những lưu ý khi là ủi trang phục từ vải lanh sau đây nhé:

  • Bạn có thể là ủi trang phục khi còn ẩm, nếu trang phục đã quá khô, bạn nên dùng bình xịt nước để làm ẩm bề mặt trước khi ủi đồ.

  • Ủi từng lớp của quần áo, không nên chồng 2 lớp lên nhau vì có thể tạo nếp cho lớp vải bên dưới.

  • Hãy là ủi ở mặt trái của vải để không tạo những mảng bóng mất thẩm mỹ trên trang phục.

  • Nhiệt độ lý tưởng để ủi vải lanh là 240 độ C. Tuy nhiên bạn không nên giữ nguyên bàn ủi tại một vị trí mà hãy lướt bàn ủi di chuyển liên tục. Khi thấy hết nhăn, bạn hãy ngay lập tức chuyển sang vị trí ủi khác.

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về vải lanh mà Cleanipedia muốn gửi đến quý bạn đọc. Qua bài viết trên, hy vọng bạn sẽ nắm được những cách bảo quản trang phục bằng vải lanh để chúng luôn bền đẹp và “thẳng tắp” nhé!

>>> Xem thêm:

Chủ Đề