Cách làm bánh mì lúc nào cũng nóng dòn năm 2024

Bánh mì là thực phẩm được nhiều người yêu thích. Bạn có thể mua nhiều bánh mì và bảo quản ở nơi khô ráo để dùng dần. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của bánh mì là rất nhanh bị ỉu và dai, chỉ sau vài tiếng là bánh mì không còn giữ được độ thơm ngon như lúc đầu. Bạn có thể nướng bánh mì để lấy lại độ giòn nhưng nếu làm không đúng cách, bánh sẽ cứng và khô, rất khó ăn. Để hô biến chiếc bánh mì cũ trở nên thơm ngon, giòn tan như lúc mới mua, bạn hãy tham khảo một trong những cách dưới đây. Đảm bảo kết quả sẽ khiến bạn bất ngờ.

Làm nóng bánh mì bằng lò nướng

Bạn có thể làm nóng bánh mì trong lò nướng nhưng nhớ phải làm thêm một bước đó là làm ẩm ổ bánh mì. Nên dùng bình phun sương và phun một chút nước lọc lên miếng bánh mì sau đó mới cho vào nướng và làm nóng ở nhiệt độ 200 độ C trong khoảng 5-10 phút (tùy theo kích thước bánh). Bạn cũng có thể làm ẩm miếng bắng mì dưới vòi nước như cách ở hình dưới rồi cho vào lò nướng (lưu ý, đối với các loại bánh mì mềm như bánh mì gối, bạn chỉ nên phun nước chứ không được nhúng nước).

Cách làm bánh mì lúc nào cũng nóng dòn năm 2024
Phun nước hoặc nhúng nước để làm ẩm bánh mì trước khi cho vào lò nướng.

Làm cách này, bánh sẽ không bị khô cứng mà giòn tan như mới.

Dùng cần tây

Đối với các loại bánh mì mềm như bánh mì gối, bánh mì ngọt... khi để lâu bánh sẽ bị mất nước và khô. Khi đó, bạn hãy lấy vài nhánh cần tây và cho vào túi bánh mì rồi để qua đêm. Bánh mì sẽ hút ẩm từ cần tây. Sáng hôm sau bánh mì sẽ lại mềm như mới.

Cách làm bánh mì lúc nào cũng nóng dòn năm 2024

Dùng giấy ăn và lò vi sóng

Nếu không có lò nướng, bạn có thể sử dụng lò vi sóng để làm nóng bánh mì. Nhúng nhẹ một tờ giấy ăn vào bát nước. Không nên nhúng ướt quá, có thể vắt bớt nước nếu lỡ nhúng nhiều.

Dùng tờ giấy ăn ẩm bọc bánh mì lại và cho vào lò vi sóng. Làm nóng ở mức nhiệt độ cao nhất trong 10 giây là được.

Cách làm bánh mì lúc nào cũng nóng dòn năm 2024
Bọc bánh mì bằng khăn giấy ẩm trước khi cho vào lò vi sóng giúp bánh không bị khô.

Dùng giấy bạc và bếp nấu

Bạn có thể lấy giấy bạc bọc kín bánh mì rồi cho vào một chiếc nồi, đậy nắp lại và đặt lên bếp lửa nhỏ khoảng 5-7 phút, tùy theo kích cỡ của ổ bánh. Làm cách này, bánh mì sẽ lại giòn như lúc mới mua.

Theo Khoevadep

Xem link gốc Ẩn link gốc http://www.khoevadep.com.vn/banh-mi-de-lau-vua-iu-vua-dai-4-cach-lam-nong-khong-bi-kho-gion-ngon-nhu-moi-ra-lo-search/?id=297510

Bạn có thể làm nóng bánh mì cũ bằng lò vi sóng. Tuy nhiên, nếu chỉ cho bánh vào trong lò và làm nóng, bánh sẽ bị khô và cứng, rất khó ăn. Để bánh giòn và vẫn giữ được độ ẩm, bạn sẽ cần thêm một tờ giấy ăn. Nhúng một tờ giấy ăn sạch vào nước và vắt ráo nước. Dùng giấy bọc xung quanh chiếc bánh mì và cho vào lò vi sóng. Làm nóng bánh ở mức nhiệt cao nhất trong vòng 10 giấy. Lấy bánh ra kiểm tra xem đã đạt độ giòn mong muốn chưa. Nếu bánh chưa đủ nóng, bạn có thể tiếp tục làm nóng lần nữa. Lưu ý, tờ giấy phải đủ độ ẩm để bánh không bị khô.

Làm nóng bánh mì bằng lò nướng

Cách làm bánh mì lúc nào cũng nóng dòn năm 2024

Cách này sẽ giúp bánh thơm ngon, giòn tan như mới mua. Trước khi cho bánh vào lò nước, bạn cần phải làm ẩm bánh. Hãy dùng bình phun sương và phun một lượng nước nhỏ lên toàn bộ bề mặt bánh. Sau đó, cho bánh vào lò nướng và làm nóng ở mức nhiệt 200 độ C trong vòng 5 phút.

Nếu không có bình phun sương, bạn có thể làm ẩm miếng bánh mì dưới vòi nước rồi cho vào lò nướng để làm nóng. Lưu ý, bạn sẽ không thể áp dụng cách làm ẩm dưới vòi nước với bánh mì mềm như bánh mì gối. Loại này chỉ có thể sử dụng bình phun sương để làm ẩm.

Làm nóng bánh mì bằng chảo

Cách làm bánh mì lúc nào cũng nóng dòn năm 2024

Nếu không có lò nướng hay lò vi sóng, cách đơn giản nhất để làm nóng bánh mì là sử dụng chảo rán thông thường. Với cách này, bạn có thể lựa chọn làm nóng bằng chảo không hoặc cho thêm bơ hoặc dầu ăn.

Đặt trực tiếp miếng bánh mì lên chảo và bật bếp. Chảo nóng lên sẽ giúp bánh mì nóng giòn trở lại. Dùng đũa ấn chặt bánh xuống đáy chảo cho chảo nóng nhanh. Mỗi mặt bánh chỉ cần làm nóng khoảng 30 giấy là được. Nếu thơm bơ hoặc dầu ăn, bánh sẽ giòn và đỡ bị khô hơn.

Dùng giấy bạc

Nếu trong nhà có giấy bạc, bạn có thể lấy một mẩu giấy vừa đủ để gói kín chiếc bánh mì. Bỏ bánh mì đã bọc giấy bạc vào trong một chiếc nồi có đế dày để tránh nồi bị cháy. Đậy kín nắp nồi và đặt lên bếp. Bật bếp ở lửa nhỏ. Làm nóng nồi trong khoảng 5-7 phút. Sau đó, bạn có thể mở nồi và lấy bánh ra. Bánh sẽ giòn tan như lúc mới ra lò.

Dùng cần tây

Với các loại bánh mì mềm như bánh mì sandwich, bánh mì ngọt... khi để lâu, chúng sẽ trở nên khô cứng do mất nước. Để bánh mì mềm ẩm trở lại, bạn hãy cho bánh vào túi zip sạch cùng với vài cọng cần tây. Để túi bánh mì ở chỗ mát khoảng 6 tiếng, bánh sẽ mềm như mới.