Cách làm bánh trôi bằng bột sắn

Đánh giá post

Những ngày mùa đông lạnh giá, món ăn vặt yêu thích của chúng ta không thể không kể đến chính là bánh trôi nước [chè trôi nước]. Dưới cái giá lạnh của từng đợt gió đông bắc về chỉ cần một bát bánh trôi nước cũng đủ ai đó ấm lòng.

Một chút mùi thơm cay của gừng cùng vị ngọt lịm của nước đường sẽ khiến bạn yêu món bánh trôi nước ngay từ lần trải nghiệm đầu tiên. Lý giải cho điều đó, các bạn hãy cùng kênh cẩm nang chaluahailua khám phá cách làm bánh trôi nước ngay bây giờ nhé!

Mục lục

  • Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh trôi nước trong tết Hàn Thực
  • I Cách làm bánh trôi ngũ sắc nhân đậu xanh truyền thống
    • Nguyên liệu nấu bánh trôi nước
    • Cách làm chè trôi nước đơn giản nhất
  • II Cách làm bánh trôi nước miền Bắc bằng bột gạo tẻ, bột gạo nếp
    • Nguyên liệu cần có cho món bánh trôi nước miền bắc
    • Cách làm bánh trôi nước miền Bắc
  • III Cách làm bánh trôi nước miền nam bằng bột sắn và bột nếp
    • Nguyên liệu làm bánh trôi nước đậu xanh lá dứa
    • Cách làm bánh trôi nước miền Nam chuẩn vị
  • IV Cách làm chè trôi nước ngũ sắc từ màu tự nhiên
    • Nguyên liệu nấu chè trôi nước ngũ sắc
    • Cách thực hiện món chè trôi nước ngũ sắc
  • V Cách làm bánh trôi nước khoai lang tím bằng bột mì
    • Nguyên liệu làm bánh
    • Cách làm bánh trôi nước bằng bột mì
  • VI Công thức làm bánh trôi bằng bột năng ngon độc đáo
    • Nguyên liệu làm bánh trôi bằng bột năng
    • Hướng dẫn cách làm bánh trôi bằng bột năng
  • VII Cách nấu chè trôi nước đậu phộng nước cốt dừa rất đơn giản
    • Nguyên liệu
    • Mẹo cực hay nấu chè trôi nước không bị cứng
  • Một số gợi ý với món chè trôi nước

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh trôi nước trong tết Hàn Thực

Ngày 3/3 âm lịch là ngày Tết Hàn Thực. Ngày này, các gia đình làm bánh trôi bánh chay cúng ông bà, tổ tiên và không kiêng đốt lửa. Với người Việt trong dịp này nhiều nơi làm bánh trôi bánh chay cúng thần hoàng.

Hàn thực nghĩa là đồ ăn nguội, nấu sẵn. Tết Hàn thực nhà nhà đều cúng gia tiên bằng bánh trôi, bánh chay nguội mong mùa màng bội thu để có những sản vật làm từ lúa gạo dâng lên tổ tiên.

Thực ra, Tết Hàn thực ở Việt Nam bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc mà vẫn được lưu truyền cho tới ngày nay.

Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài.

Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, phong thưởng rất hậu cho những người có công nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi không oán giận gì, về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.

Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng. Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng [muốn thúc ép Tử Thôi quay về]. Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.

Vua đau lòng, thương xót nên đã lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn tưởng niệm Giới Tử Thôi.

Cũng từ đó, ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất. Vào những ngày này, người dân đều ăn đồ nấu chín để nguội với tấm lòng thành kính nhất.

Từ thời Lý, Tết Hàn thực đã được Việt hóa. Người Việt Nam ăn tết Hàn thực với mục đích chủ yếu là để lễ Phật và cúng gia tiên. Tết Hàn thực ở Việt Nam không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện.

Người Việt tượng trưng cho Tết Hàn thực bằng bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa đó là những thức ăn nguội [hàn thực] và gọi tết này là Tết bánh trôi bánh chay. Hiện nay, Tết này vẫn được duy trì ở miền Bắc, nhất là các tỉnh xung quanh Hà Nội.

Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.

Chủ Đề