Cách làm kết bài mở rộng lớp 4

Câu 1: Tìm đoạn kết của truyện "Ông Trạng thả diều".

Trả lời:

Đoạn kết của truyện "Ông Trạng thả diều" là:

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

Câu 2: Thêm vào cuối truyện một lời đánh giá, nhận xét làm đoạn kết bài.

M: Câu chuyện này giúp em thấm thía hơn lời khuyên của người xưa: “Có chí thì nên”. Ai nỗ lực vươn lên, người ấy sẽ đạt được điều mình mong ước.

Trả lời:

Đọc câu chuyện em càng thấm thía hơn những lời khuyên mà người xưa đã đúc rút ra: "Có công mài sắt, có ngày nên kim". Tất cả sự nỗ lực và cố gắng đều được ghi nhận và bù đắp xứng đáng.

Câu 4. So sánh 2 cách kết bài nói trên

Trả lời:

  • Cách 1: Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm -> Kết bài không mở rộng
  • Cách 2: Nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện -> Kết bài mở rộng

Có hai cách kết bài:

1. Kết bài mở rộng: nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

2. Kết bài không mở rộng: chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.

a. Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.b. Câu chuyện Rùa và thỏ là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỷ vào sức mình mà chủ quan,biếng nhác.c. Đó là toàn bộ câu chuyện chú thỏ hợm hĩnh phải nếm mùi thất bại trước anh rùa có quyết tâm cao.d. Nghe xong câu chuyện cô giáo kể,ai cũng tự nhủ: không bao giờ được lơ là trong học tập và rèn luyện bản thân.

e. Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại chuyện chạy thi với rùa, tôi vẫn đỏ mặt vì xấu hổ. Mong sao đừng ai mắc bệnh chủ quan, hợm hĩnh như thỏ tôi ngày nào.

Trả lời:

a. Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.

=>Kết bài không mở rộng

b. Câu chuyện Rùa và thỏ là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỷ vào sức mình mà chủ quan,biếng nhác.

=>Kết bài mở rộng

c. Đó là toàn bộ câu chuyện chú thỏ hợm hĩnh phải nếm mùi thất bại trước anh rùa có quyết tâm cao.

=>Kết bài mở rộng

d. Nghe xong câu chuyện cô giáo kể,ai cũng tự nhủ: không bao giờ được lơ là trong học tập và rèn luyện bản thân.

=>Kết bài mở rộng

e. Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại chuyện chạy thi với rùa, tôi vẫn đỏ mặt vì xấu hổ. Mong sao đừng ai mắc bệnh chủ quan, hợm hĩnh như thỏ tôi ngày nào.

=>Kết bài mở rộng

a. Một người chính trực

b. Nỗi dằn vặt An-đrây-ca

Trả lời:

  • Kết bài của truyện "Một người chính trực" là:

Tô Hiến Thành tâu:”Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cửVũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử TrầnTrung Tá.” 

=> Kết bài không mở rộng

  • Kết bài của truyện "Nỗi dằn vặt An- đrây-ca" là:

Nhưng An-đrây –ca không nghĩ như vậy.Cả đêm đó,em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng.Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt:“Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa !”

=>Kết bài không mở rộng

Trả lời:

  • Kết bài truyện "Một người chính trực".

Tô Hiến Thành là một người chính trực hiếm có.Mộtgương sáng cho mọi thế hệ đời sau noi theo: Không vị tình riêng mà đưa người không có năng lực lên nắm giữ công việc quan trọng làm hại quốc gia.Thẳng thắn,trung thực đưa người có tài, có đức phụng sự cho nước nhà mặc dầu người đó không phải là người thân của mình. 

  • Kết bài truyện " Nỗi dằn vặt An-đrây-ca":

Sự dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý của em: tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

Hướng dẫn cách viết Kết bài mở rộng tả cái cặp lớp 4hay nhất. Với các mẫu mở bài được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé!

Kết bài mở rộng tả cái cặp lớp 4 - Mẫu số 1

Vậy là ngay từ đầu năm học lớp Bốn, tôi đã có một chiếc cặp sách mới như của Hà của Thủy rồi. Chiếc cặp mới sẽ cùng tôi đến lớp vui niềm vui của ngày hội khai trường. Tôi thầm cảm ơn mẹ tôi đã chăm lo chu đáo việc học cho tôi từ cái nhỏ đến cái lớn. Tôi sẽ Cố gắng học giỏi như mẹ thường mong ước.

Kết bài mở rộng tả cái cặp lớp 4 - Mẫu số 2

Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn thân thiết của mình. Em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào và thường xuyên lau chùi bằng một chiếc khăn mùi xoa mềm để giữ cặp được bền.

Kết bài mở rộng tả cái cặp lớp 4 - Mẫu số 3

“Người bạn” cặp sách này chẳng thể trò chuyện hay đùa vui cùng em như những người bạn bình thường khác. Nhưng người bạn đặc biệt ấy là một phần không thể thiếu của em. Nó giúp em đem theo sách, vở, chứa đựng vô vàn kiến thức quý báu trong đó. Em nhất định sẽ gìn giữ chiếc cặp cẩn thận để nó luôn đồng hành cùng em mỗi ngày đến trường.

Kết bài mở rộng tả cái cặp lớp 4 - Mẫu số 4

Tuy chiếc cặp sách của tôi không đẹp bằng các bạn nhưng tôi vẫn rất quý nó. Nó như một phần của cuộc đời của tôi. Vì nó là chiếc cặp sách đặc biệt nhất. Vì nó chính là thành quả của tôi. Đó chính là mồ hôi công sức của chính bản thân tôi. Nhờ đạt nhiều thành tích và dành dụm. Tôi đã có được nó. Tôi sẽ mãi quý mến nó, trân trọng nó và nâng niu nó như một người bạn. Nó mãi mãi là thứ mà tôi sẽ không bỏ cho dù đã hỏng. Vì nó chính là chiếc cặp sách mà tôi yêu.

Bài văn mẫu miêu tả cặp sách

1. Tả cặp sách mẫu 1

Mùa tựu trường đến, em lại được mẹ mua cho biết bao đồ dùng học tập mới để đón chào một năm học mới. Nào là sách vở, bút viết, bảng, phấn,… và đặc biệt là một chiếc cặp công chúa tuyệt đẹp.

Vừa đặt chân vào gian hàng, ngay lập tức em đã chú ý đến chiếc cặp này. Chiếc cặp có màu hồng là màu chủ đạo, trên nắp được in nổi hình công chúa bạch tuyết cùng bảy chú lùn, nhân vật hoạt hình mà em vô cùng yêu thích. Chiếc cặp được làm bằng vải mềm với màu nền là màu hồng nhạt. Cặp sách có hình chữ nhật, chiều dài khoảng bốn mươi lăm cm, chiều rộng khoảng ba mươi cm, đằng sau là hai cái quai dẹp, rộng khoảng năm cm. Bên trên có một chiếc quai sách nhỏ giúp em có thể cầm thay vì đeo trên vai. Bên trong cặp có ba ngăn lớn. Ngăn ngoài cùng có khóa em dùng để đựng đồ dùng học tập. Hai ngăn còn lại khá rộng rất tiện lợi cho việc sắp xếp sách vở. Một ngăn em dành riêng để đựng sách giáo khoa một ngăn đựng vở viết. Mỗi ngăn được ngăn cách một lớp vải. Nhìn nhỏ vậy mà khi xếp đồ vào lại thừa rất nhiều chỗ. Hai bên cặp còn có túi lưới nhỏ màu xanh để đựng đồ, mẹ đã mua cho em một chiếc ô gấp nhỏ để em cho vào túi này phòng khi trời mưa. Chiếc cặp còn có bộ phận khóa rất tiện lợi. Mỗi lần mở khóa là nó lại kêu tạch một cái, nghe rất thú vị. Khi em đeo cặp đến lớp bạn nào nhìn thấy cũng khen đẹp, điều này khiến em vui sướng vô cùng.

Chiếc cặp này sẽ đồng hành cùng em mỗi ngày đến trường, giúp đỡ em trong một năm học mới với đầy những hứa hẹn. Em coi chiếc cặp như người bạn thân thiết của mình. Em sẽ cố gắng giữ gìn cặp sách cẩn thận để không bị hỏng, để chiếc cặp sách này được đồng hành cùng em lâu hơn.

2. Tả cặp sách mẫu 2

Năm học mới đã đến rồi, lòng em cứ xốn xang chờ đợi ngày tựu trường. Hai tháng hè xa bạn bè, thầy cô em nhớ lắm!

Sáng nay, em dậy thật sớm sửa soạn sách vở, đồ dùng học tập, cẩn thận bỏ các thứ vào chiếc cặp mà mẹ đã mua cho em tại hiệu sách Minh Trí ở cố đô Huế trong dịp mẹ đi học ở ngoài ấy. Chiếc cặp chưa lần nào đến lớp nhưng đã trở thành người bạn thân thiết của em từ lâu rồi. Hôm cầm chiếc cặp trong tay, em thầm cám ơn mẹ đã lo lắng chu toàn cho đứa con gái út của mẹ trước lúc vào lớp Bốn.

Mẹ đã chọn chiếc cặp thật hợp với sở thích của em, vừa vặn và xinh xắn. Nó được làm bằng chất liệu ni lông tổng hợp, màu xanh rêu, sợi tơ óng ánh như pha kim tuyến. Sờ vào, ai cũng cảm giác mát lạnh và mềm mềm như làn da của một đứa trẻ ba tuổi. Có lẽ chiếc cặp to bằng sổ ghi điểm của cô giáo, không cồng kềnh như cặp của bạn Thúy ngồi cạnh em. Phía trên là một quai xách được bện bằng sợi ni lông bền và rất chắc. Đằng sau có hai quai đeo được mắc vào những cái khóa sắt xi sáng loáng, dùng để điều chỉnh cho vừa quai đeo. Phía trước mặt có một bức tranh màu, vẽ hình một chú ếch đang ngồi trên lá sen du ngoạn ở trong đầm. Xung quanh là những đóa hoa sen hồng đang xòe cánh đón sắc nắng vàng mùa hạ. Bức tranh được lồng vào trong một ngăn bằng giấy mê ca mỏng, có khóa kéo đi, kéo lại. Ngăn này em dùng đựng tấm áo mưa.

Muốn mở cặp, em chỉ cần bấm nhẹ vào hai chiếc khóa ở nắp cặp, nó tự động mở ra nhờ một bộ phận quan trọng làm bằng hệ thống lò xo, gắn giấu vào phía trong nắp cặp. Cặp có hai ngăn chủ yếu. Ngăn lớn, em dùng để những quyển sách vở trong buổi học. Còn ngăn kia nhỏ hơn, em để các đồ dùng học tập như: Bảng con, tập giấy kiểm tra và hộp đựng bút cùng một số vật dụng khác. Thấy chiếc cặp của em vừa xinh, vừa gọn nhẹ lại tiện lợi nữa nên bạn nào cũng hỏi mua ở cửa hàng nào để về xin bố mẹ mua cho. Em cũng nói thật với các bạn là ở đây không có.

Mải nghĩ về chiếc cặp mà suýt nữa trễ giờ đi học, em khoác vội chiếc cặp vào vai rồi chào bố và chị Hai rảo bước đến trường trong lòng rộn lên một niềm vui khó tả.

---/---

Trên đây là các bài mẫu Kết bài mở rộng tả cái cặp lớp 4 doTop lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

Video liên quan

Chủ Đề