Cách lấy nước tiểu giữa dòng

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm quan trọng để tầm soát, chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý thận, cũng như biến chứng của các bệnh khác lên thận như: tăng huyết áp, đái tháo đường…

Bên cạnh đó, việc lấy mẫu không đúng cách sẽ làm sai lệch kết quả xét nghiệm đem đến những khó khăn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán và theo dõi bệnh.Hướng dẫn lấy nước tiểu đúng cách. 

Các cách lấy nước tiểu thông dụng

Tùy theo từng bệnh lý mà bác sĩ sẽ hướng dẫn cách lấy nước tiểu khác nhau. Các cách lấy nước tiểu thường gặp là:

Lấy nước tiểu giữa dòng

Lấy nước tiểu đúng cách là như sau: Đầu tiên, người bệnh cần vệ sinh sạch bộ phận sinh dục ngoài bằng nước, sau đó đi tiểu bình thường và dùng lọ vô trùng hứng nước tiểu giữa dòng, nghĩa là không lấy nước tiểu lúc bắt đầu và lúc kết thúc đi tiểu.
Mẫu nước tiểu giữa dòng sẽ dùng để thực hiện hầu hết các xét nghiệm như: tổng phân tích nước tiểu để phát hiện tiểu đạm, tiểu máu, tiểu bạch cầu, soi nước tiểu, cấy nước tiểu.
Trong trường hợp người bệnh bị bí tiểu, nhân viên y tế có thể thực hiện lấy nước tiểu bằng cách đặt sonde tiểu. Hay các trường hợp đặc biệt hơn không thể đặt sonde tiểu như chấn thương niệu đạo, bác sĩ sẽ phải dùng kim chọc dò vào bàng quang [bọng đái] để lấy nước tiểu.
Mẫu nước tiểu nên được làm xét nghiệm trong vòng 2 giờ sau khi lấy nên bạn cần nhanh chóng đưa mẫu cho nhân viên y tế để đạt được kết quả xét nghiệm chính xác nhất.

Lấy nước tiểu 24 giờ

Dùng trong các xét nghiệm định lượng như định lượng glucose niệu, định lượng protein niệu,...

Dụng cụ: thường dùng bô có nắp đậy hoặc bình có vạch chia thể tích. Bô và bình đựng nước tiểu phải rửa sạch, không lẫn chất tẩy rữa, dội nước sôi để diệt khuẩn kể cả có nắp đậy.

Cách lấy nước tiểu:

Đến giờ ấn định cho bệnh nhân tiểu hết, bỏ phần nước tiểu đó đi. Trong 24 giờ tiếp theo hứng tất cả nước tiểu của bệnh nhân tiểu ra vào một cái bô hoặc bình sạch [hứng cả phần nước tiểu khi bệnh nhân đi đại tiện]. Ngày hôm sau vào giờ thứ 24 cho bệnh nhân tiểu lần cuối cùng vào bô hoặc bình ta đựng nước tiểu 24 giờ.

Cách dặn bệnh nhân:

Sáu giờ sáng tiểu hết bỏ đi. Những lần đi tiểu tiếp theo hứng cả vào bô hoặc bình [kể cả khi đi đại tiện]. Đến 6 giờ sáng ngày hôm sau đi tiểu lần cuối cùng vào bô hoặc bình. Để bô hoặc bình vào chỗ mát, có nắp đậy để tránh sự bốc hơi. Mỗi lần cho nước tiểu vào phải lắc đều để trộn lẫn với chất bảo quản.

Cách bảo quản:

Đễ tránh lên men làm hư hại tế bào và ngăn chăn sự phát triển của tạp khuẩn người ta dùng chất chống thối như sau:

Thymol pha trong cồn tạo dung dịch 10%, cho từ 5-10ml/ nước tiểu 24 giờ. Chú ý không dùng thymol khi làm các xét nghiệm liên quan đến protein, bilirubin, glucose, vì thymol sẽ làm sai kết quả.

Phenol: nhỏ 1 giọt cho 30ml nước tiểu.

  • Acid HCl sử dụng 5ml cho nước tiểu 24h.
  • Acid boric 0.8% ít ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Choloform hay formol 10% không dùng khi xét nghiệm glucose.

Kết luận

Kết quả xét nghiệm nước tiểu phụ thuộc rất nhiều vào cách lấy nước tiểu, từ đó ảnh hưởng quan trọng đến việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Vì thế, khi thực hiện xét nghiệm, nên lưu ý cách lấy nước tiểu và chú ý thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế để có được kết quả xét nghiệm chính xác.

KỸ THUẬT LẤY NƯỚC TIỂU ĐỂ THỬ NGHIỆM

Mục đích

Để đánh giá chức năng của thận.

Tìm vi khuẩn hiện có trong nước tiểu. 

Để đánh giá các thành phần trong nước tiếu giúp chẩn đoán bệnh.

Dụng cụ

Ống thử: vô trùng nếu thử nghiệm về vi trùng.

Bình chứa đựng nước tiểu có vạch đo lường.

Đèn cồn.

Vải cao su.

Bình phong.

Một khay thông tiểu khi cần lấy nước tiểu vô trùng trên người bệnh nằm một chỗ: hôn mê, liệt nữa người.

Dọn dẹp dụng cụ

Xử lý các dụng cụ theo đúng quy trình khử khuẩn và tiệt khuẩn.

Tất cả các mẫu nghiệm phải dán nhãn và làm phiếu thử gửi lên phòng xét nghiệm.

Ghi hồ sơ

Ngày giờ lấy mẫu nghiệm.

Loại thử nghiệm.

Tên điều dưỡng thực hiện.

Bảng 57.1. Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng lấy nước tiểu làm xét nghiệm

STT

Nội dung

ý nghĩa

Tiêu chuẩn cần đạt

1

Báo và giải thích cho người bệnh.

Tiến hành được thuận lợi và an toàn.

Người bệnh an tâm hợp tác.

Hướng dẫn người bệnh vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ và cách lấy nước tiểu vào ống nghiệm. [bỏ phần nước tiểu đầu tiên, lấy nước tiểu giữa dòng và trực tiếp].

Nước tiểu lấy xét nghiệm được thuần chất.

Nếu người bệnh không tự làm được thì điều dưỡng có thể hỗ trợ.

3

Ghi tên người bệnh trên ống nghiệm.

Tránh sự nhầm lẫn.

Ghi rõ họ, tên, tuổi, số giường. 

4

Gửi mẫu nghiệm lên phòng xét nghiệm, ghi phiếu theo dõi điều dưỡng.

Theo dõi và quản lý người bệnh.

Ghi lại những công việc đã làm.

Bảng 57.2. Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng lấy nước tiểu làm xét nghiệm

STT

Nội dung

Thang điểm

0

1

2

1

Báo và giải thích cho người bệnh

2

Hướng dẫn người bệnh vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ

3

Hướng dẫn người bệnh cách lấy nước tiểu vào ống nghiệm. [Bỏ phần nước tiểu đầu tiên, lấy nước tiểu giữa dòng và trực tiếp]

4

Thu dọn dụng cụ, rửa tay 

5

Ghi phiếu theo dõi điều dưỡng

6

Gửi mẫu nghiệm lên phòng xét nghiệm ngay

Tổng cộng

Tổng số điểm đạt được

Bảng 57.3. Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng lấy nước tiểu 24 giờ làm xét nghiệm

STT

Nội dung

ý nghĩa

Tiêu chuẩn cần đạt

1

Báo và giải thích cho người bệnh.

Tiến hành được thuận lợi và an toàn.

Người bệnh an tâm hợp tác.

2

Cho người bệnh đi tiểu hết và ghi nhận giờ.

Tính thời điểm bắt đầu.

Yêu cầu người bệnh tuân thủ theo để việc lấy nước tiểu được chính xác.

3

Dặn người bệnh sau đó mỗi khi đi tiểu đều chứa vào vật chứa có chia độ. 

Vật chứa có chất chống phân hủy và có nắp đậy kín. Trên vật chứa ghi rõ tên họ người bệnh.

4

Để vật chứa nước tiểu nơi chỗ mát.

Làm chậm quá trình phân hủy của nước tiểu.

Đặt nơi vị trí an toàn tránh ngã đổ.

5

Sau 24 giờ cho người bệnh đi tiểu lần cuối vào vật chứa.

Lấy nước tiểu trog 24 giờ được chính xác.

6

Đo số lượng nước tiểu - ghi nhận. Lấy mẫu nước tiểu theo yêu cầu.

Có kết quả xét nghiệm chính xác.

Lấy      mẫu             nghiệm chính xác.

7

Ghi tên người bệnh trên ống nghiệm.

Tránh sự nhầm lẫn.

Ghi rõ họ, tên, tuổi, số giường. 

8

Gửi mẫu nghiệm lên phòng xét nghiệm, ghi phiếu theo dõi điều dưỡng.

Theo dõi và quản lý người bệnh.

Ghi lại những công việc đã làm.

Bảng 57. 4. Bảng kiểm lượng giá thực hành kỹ năng: lấy nước tiều 24 giờ làm xét nghiệm

STT

Nội dung

Thang điểm

0

1

2

1

Báo và giải thích cho người bệnh.

2

Cho người bệnh đi tiểu hết và ghi nhận giờ.

3

Dặn người bệnh sau đó mỗi khi đi tiểu đều chứa vào vật chứa có chia độ. 

4

Để vật chứa nước tiểu nơi chỗ mát.

5

Sau 24 giờ cho người bệnh đi tiểu lần cuối vào vật chứa.

6

Đo số lượng nước tiểu - ghi nhận. Lấy mẫu nước tiểu theo yêu cầu.

7

Ghi tên người bệnh trên ống nghiệm.

8

Gửi mẫu nghiệm lên phòng xét nghiệm, ghi phiếu theo dõi điều dưỡng.

Chủ Đề