Cách ly ở nhà làm gì

Dù chăm sóc cho người thân ốm bệnh, bạn cũng đừng quên chăm lo cho bản thân mình.

Hạn chế số lượng người chăm sóc. Lý tưởng nhất, hãy giao cho một người có sức khỏe tốt và rủi ro diễn biến nặng không cao nếu mắc COVID-19 – chẳng hạn như đã tiêm phòng đầy đủ, dưới 60 tuổi và không mắc bệnh mãn tính. 

Hỗ trợ người ốm làm theo các chỉ dẫn của bác sỹ. Nhìn chung, người ốm nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Theo dõi triệu chứng 

Ngay lập tức tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế nếu người ốm có triệu chứng:

  • Khó thở
  • Đau tức ngực
  • Lú lẫn
  • Mất khả năng nói hoặc vận động

Một số triệu chứng xuất hiện tùy vào độ tuổi. Bạn cần liên hệ khẩn cấp với cơ sở y tế nếu trẻ sơ sinh không thể bú mẹ, trẻ nhỏ sốt cao, hoặc trẻ đột nhiên trở nên lú lẫn, không chịu ăn, hoặc mặt hoặc môi chuyển xanh tím.

Theo dõi xem bản thân hoặc người khác trong gia đình có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19 hay không – bao gồm sốt, đau họng, đau cơ hoặc đau người, nghẹt hoặc sổ mũi, buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy, thở gấp, ho khan hoặc mệt mỏi. Các triệu chứng ở trẻ em rất đa dạng. Những triệu chứng ở trẻ sơ sinh có thể kể đến khó bú, thở gấp và ngủ lịm. Hãy xét nghiệm nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào kể trên.

Phòng bệnh

Kể cả khi đã tiêm phòng đầy đủ, bạn và các thành viên khác trong gia đình vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch. Không có vắc-xin nào bảo vệ bạn tuyệt đối, và nếu mắc COVID-19, bạn có thể làm lây lan vi-rút cho người khác.

Hãy trao đổi với con về các biện pháp phòng, tránh dịch này và tầm quan trọng của việc tuân thủ nghiêm những biện pháp đó nhằm góp phần ngăn chặn vi-rút lây lan. 

Giữ khoảng cách: Tránh tiếp xúc với người ốm khi không cần thiết. Người ốm nên ở trong phòng riêng nếu có thể, hoặc cách các thành viên khác trong hộ tối thiểu 1 mét để giảm nguy cơ lây lan vi-rút.

Đeo khẩu trang: Mọi người phải đeo khẩu trang y tế vừa khít với khuôn mặt của mình khi ở cùng phòng với người ốm [người ốm cũng phải đeo khẩu trang]. 

Rửa tay thường xuyên: Rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng hoặc dung dịch chứa cồn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người ốm.

>> Đọc thêm: Mẹo rửa tay cho trẻ em

Giữ cho nhà cửa thông thoáng: Đảm bảo rằng các không gian sinh hoạt chung [ví dụ: phòng bếp, phòng tắm/vệ sinh] được thông thoáng [bằng cách mở cửa sổ]. 

Vệ sinh: Cho người ốm sử dụng đĩa, cốc chén, dụng cụ ăn, ga giường và khăn tắm riêng. Giặt/rửa tất cả những đồ dùng đó bằng xà phòng và nước nóng.

Xác định các bề mặt mà người ốm thường xuyên tiếp xúc [như bàn ghế, thành giường, tay nắm cửa và đồ chơi] và vệ sinh, khử khuẩn những bề mặt đó hàng ngày.

>> Đọc thêm: Mẹo làm sạch và khử trùng

Sau mỗi lần người ốm sử dụng, hãy đeo găng tay [nếu có] để vệ sinh, khử khuẩn phòng tắm/vệ sinh nếu họ không thể tự làm. 

Có thể giặt chung quần áo bẩn của người ốm với đồ của những người khác, nhưng cần thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau: 

  • Đeo găng tay [nếu có] khi giặt đồ của người ốm. 
  • Giặt đồ bằng xà phòng hoặc nước giặt và nước ở nhiệt độ ấm nhất có thể và sấy khô quần áo hoàn toàn – cả hai bước này nhằm tiêu diệt vi-rút.
  • Rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch chứa cồn ngay sau khi giặt đồ xong. 
  • Cân nhắc việc để quần áo cần giặt/phơi vào túi dùng một lần thay vì giỏ đựng hàng ngày.

Dùng một túi rác riêng để đựng giấy ăn, khẩu trang và những thứ khác mà người ốm thải bỏ sao cho an toàn.

Không tiếp khách đến thăm cho đến khi người ốm khỏi hẳn và không còn dấu hiệu hoặc triệu chứng của COVID-19.

Tuân thủ hướng dẫn của quốc gia về việc cách ly tại nhà đối với người ốm và những thành viên khác trong gia đình. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], người ốm nên tự cách ly trong vòng 10 ngày kể từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng, cộng thêm 3 ngày sau khi hết triệu chứng.

Làm thế nào để rửa tay sạch

Dịch bệnh chuyển biến phức tạp và căng thẳng, cùng với sự quá tải của một số cơ sở y tế và khu cách ly khiến nhiều người buộc phải thực hiện cách ly tại nhà. Đây cũng trở thành mối bận tâm, lo lắng không chỉ cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình, nhất là cần làm gì khi tự cách ly ở nhà để đảm bảo an toàn.

Những trường hợp phải cách ly ở nhà cần có chế độ chăm sóc riêng để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm

1. Đối tượng nào cần thực hiện cách ly tại nhà?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những đối tượng thuộc diện cách ly tại nhà bao gồm:

  • Trường hợp dương tính với Covid-19 không có triệu chứng, đã đủ điều kiện xuất viện vào ngày thứ 7, sẽ tiếp tục theo dõi, cách ly tại nhà trong 14 ngày tiếp theo.

  • Người mắc Covid-19 không có triệu chứng, không có yếu tố ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh [có bệnh lý nền hoặc đã điều trị ổn định, thể trạng bình thường].

  • Đối tượng không có khả năng tự chăm sóc cá nhân gồm trẻ em, người cao tuổi, mắc bệnh lý nền, đã cam kết tuân thủ và đảm bảo các điều kiện cần thiết theo hướng dẫn cách ly.

  • Người chăm sóc, chung sống cùng với người đã nhiễm hoặc có nghi ngờ nhiễm virus.

  • Những trường hợp được xác định là F1 có tiếp xúc gần với người nhiễm hoặc đã đi đến những nơi được xác nhận có ca dương tính.

  • Người đi từ vùng dịch đến địa phương khác đã chấp hành cách ly tập trung,

  • Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam sau khi thực hiện cách ly tập trung.

Khai báo y tế và tuân thủ biện pháp cách ly để đảm bảo kiểm soát dịch bệnh, tránh lây lan cho cộng đồng

2. Cần làm gì khi tự cách ly ở nhà?

Nếu không xảy ra phát sinh bất thường, thời gian cách ly tại nhà sẽ chỉ kéo dài khoảng 14 ngày. Trong khoảng thời gian này, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe của Bộ Y tế khuyến cáo:

Với đối tượng thực hiện cách ly

Chấp hành nơi cư trú

Bạn không được rời khỏi nhà trong suốt thời gian chấp hành cách ly. Tùy theo điều kiện của gia đình nên chuẩn bị phòng riêng, hoặc đánh dấu khu vực riêng cho bệnh nhân. Nếu có thể, bệnh nhân nên dùng phòng vệ sinh riêng.

Theo dõi tình trạng sức khỏe

Luôn chú ý đến mọi dấu hiệu bất thường trên cơ thể, theo dõi nhiệt độ 2 lần mỗi ngày. Báo ngay cho cơ sở y tế tại địa phương ngay khi các triệu chứng nghi ngờ xuất hiện như sốt, ho, mất vị giác/khứu giác,…

Tuân thủ phác đồ điều trị

Ghi nhớ và thực hiện nghiêm túc mọi chỉ dẫn của nhân viên y tế trong việc sử dụng thuốc và chăm sóc. Không tự ý dùng thêm các thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Hạn chế tiếp xúc với mọi người

Hạn chế tối đa mọi sự tiếp xúc trực tiếp với người thân trong gia đình cũng như những người xung quanh. Không nên ra khỏi phòng riêng hoặc khu vực cách ly.

Đồ dùng sinh hoạt

Cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết riêng trong suốt quá trình cách ly, đáp ứng các nhu cầu cơ bản [chén đũa, cốc, khăn, bàn chải,…]. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc với mọi người trong nhà. Các vật dụng này cũng cần được để riêng khi làm vệ sinh, không để lẫn với những đồ dùng khác trong nhà, đặc biệt là đồ dùng cá nhân [áo quần, khăn tắm, gối, chăn,…].

Bảo đảm khử khuẩn an toàn

Vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn môi trường sống, các đồ dùng hằng ngày và những vị trí thường xuyên cần chạm tay vào [tay nắm cửa, nút bấm, bàn, ghế,…] bằng các loại xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn. Thu gom và gói kỹ những đồ dùng đã qua sử dụng của người thực hiện cách ly trước khi vứt rác, đặc biệt là khẩu trang, khăn giấy, bàn chải đánh răng, bát đũa sử dụng một lần,…

Quan trọng nhất, mọi người luôn phải rửa tay thường xuyên, nhiều lần trong ngày với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để tránh sự lây nhiễm gián tiếp thông qua các vật dụng sinh hoạt.

Bổ sung dinh dưỡng

Sức đề kháng có vai trò quyết định trong việc chống lại sự tấn công của virus. Để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn ngay từ bên trong, bạn cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin và chất khoáng đến từ rau củ và trái cây tươi. Hãy chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, chế biến mềm, lỏng giúp dễ hấp thu hơn.

Vận động

Cho dù cơ thể mệt mỏi, người thực hiện cách ly cũng cần phải cố gắng thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng [như yoga, đi bộ quanh phòng,…], giúp hỗ trợ nâng cao miễn dịch và chống lại các tác hại của virus.

Chế độ ăn uống và vận động rất quan trọng đối với người có nguy cơ dương tính với virus

Với những người trong gia đình

  • Tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của nhân viên y tế.

  • Sử dụng vật dụng bảo hộ như khẩu trang, găng tay, áo mưa,… khi cần phải tiếp xúc với bệnh nhân.

  • Chú ý dấu hiệu bất thường trên cơ thể bản thân, cũng như các dấu hiệu trở nặng của người bệnh và báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được xử trí kịp thời.

  • Hạn chế mọi sự tiếp xúc với mọi người xung quanh, không nên đi đến những nơi đông người như chợ, siêu thị,…

  • Động viên, khích lệ tinh thần lẫn nhau trong thời gian cách ly

  • Liên hệ ngay với đường dây nóng tại địa phương khi bản thân có dấu hiệu bất thường hoặc tình trạng bệnh nhân chuyển biến nghiêm trọng.

Tích trữ lương thực, thực phẩm và các loại thuốc cần thiết thông qua các dịch vụ vận chuyển để tránh sự tiếp xúc nơi công cộng

Cần làm gì khi tự cách ly ở nhà có lẽ đã được giải đáp phần nào thông qua bài viết này. Nếu bạn hoặc người thân, bạn bè đang thuộc nhóm đối tượng cần cách ly thì có thể liên hệ đến các cơ sở y tế địa phương, hoặc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hướng dẫn.

Các kênh thông tin tiếp nhận hỗ trợ, tư vấn do Hệ thống Y tế MEDLATEC triển khai:

  • Tổng đài: 1900.56.56.56

  • Tính năng Video Call trên ứng dụng MedOn.

Chúc bạn và gia đình an toàn trong mùa dịch!

Video liên quan

Chủ Đề