Cách may rèm xếp ly đôi

Cho dù các xu hướng và phong cách thiết kế nội thất liên tục thay đổi thì rèm cửa xếp ly luôn đáp ứng được thị hiếu của phần lớn khách hàng. Chính vì điều này mà rèm cửa xếp ly luôn đạt được số lượng sản xuất lớn và đẩy đi rất nhanh. Ngày nay khi thị trường vải ngày càng đa dạng và phong phú, các chị em lại có nhu cầu tự làm lấy cho chính gia đình của mình. Đây là một nhu cầu tất yếu bởi chị em vốn đảm đang lại có cái tính hay lam hay làm, âu cũng vì chồng, vì con. Vậy, dưới đây là cách may rèm cửa xếp ly chi tiết nhất để chị em cùng tham khảo.

Cách may rèm cửa xếp ly

Cách may rèm cửa xếp ly

Chọn loại vải may rèm

Rèm xếp ly hay rèm ô-rê có tính ứng dụng rất cao. Bởi vậy, chất liệu rèm phải được chọn phụ thuộc vào không gian chiếc rèm được căng lên. Ví dụ đối với phòng khách, vải được chọn thường sẽ là những loại có độ cứng, chắc chắn hơn cả. Có thể điểm tên một số loại vải như: vải bố, vải thô, vải gấm, vải cotton, v.v… Nếu là rèm cho khu vực cửa sổ thì chọn các loại vải mỏng và mềm hơn, có độ bay nhất định. Tiêu biểu như vải lụa, vải lanh, vải đũi, vải voan,v.v… Khi rèm dùng để ngăn cách các không gian, ta chọn loại vải thật dày với khả năng ngăn sáng và cách âm tốt nhất có thể.

Màu sắc của rèm cần được lựa chọn thật khéo léo để phù hợp với gam màu chính của căn phòng. Đừng quên họa tiết trên rèm là phụ, màu sắc tổng thể của không gian mới là chính.

Chọn loại vải may rèm

Cách tính diện tích vải để may rèm cửa

Để may rèm cửa một cách chính xác nhất, người may không chỉ phụ thuộc vào số đo mà còn cần đến kinh nghiệm may. Dưới đây là một số hướng dẫn để bạn có thể may rèm một cách dễ dàng hơn.

Chiều cao & chiều ngang của rèm thành phẩm

Đối với cửa chính hãy cộng thêm chiều cao 10 cm và chiều ngang từ 20-40 cm so với khung cửa.

Đối với cửa sổ thì chiều cao phía mép trên của cửa sẽ được cộng thêm khoảng 10cm và phía dưới khoảng 30-40 cm. Hoặc đo chạm hẳn xuống nền nhà để khi vén rèm sang hai bên, vải sẽ không bị hụt, xấu. Chiều ngang của cửa sổ cũng phải cộng thêm từ 20-30 cm.

Tùy theo kích thước thực tế của cửa mà ta có thể cân chỉnh các kích thước trên sao cho hợp lý. Đối với không gian có bề ngang cửa rộng, rèm nên may dài hoặc chạm sàn.

Ngoài ra, có một số lưu ý nhỏ. Đối với cửa sổ vuông, nhỏ thì rèm cửa nên kết thúc tại điểm cách ngưỡng cửa sổ từ 5 – 10cm. Trường hợp cửa hình chữ nhật ngang, rộng vừa phải thì hợp với loại rèm vải dài quá ngưỡng 20 – 50cm. Nếu cửa ra vào và khung cửa sổ chiếm toàn bộ diện tích tường, rèm kéo có độ dài gần chạm sàn, thông thường cách sàn từ 2,5-10cm.

Đo độ dài của thanh kéo rèm

Thanh ngang bằng hợp kim nhôm này có độ dài bằng chiều ngang khung cửa cộng thêm 20-30cm.

Lưu ý cho người mới học may rèm cửa:

Khi chị em là người mới học may rèm cửa sẽ có những lỗi còn thường xuyên mắc phải. Dưới đây là một số lưu ý để chị em có thể may nhanh và đúng hơn:

- Trung bình chiều rộng của vải may rèm dài gấp 2-2,5 lần độ dài thanh kéo hoặc 2-2,5 lần so với chiều ngang của rèm thành phẩm.

- Vải nặng và dày có màu tối như nhung, gấm, nỉ… không cần thiết phải xếp nếp quá nhiều, chiều rộng vải chỉ cần gấp 2 lần.

- Vải mỏng, nhẹ và sáng màu như voan, đăng ten, lụa thường có độ rộng gấp 1,8 – 2 lần.

- Chiều dài mảnh vải may phải bằng chiều cao của thành phẩm.

- Đừng quên chừa lại phần dư để vắt sổ và may nhé!

Hướng dẫn cách may rèm cửa xếp ly

Nguyên vật liệu cần thiết để may rèm ô-rê

Ô-rê 

Dụng cụ dập lỗ tròn dùng để lồng Ô-rê.

Mếch để may phía trên đỉnh rèm nơi lồng Ô-rê 

Chân đỡ của thanh treo, thanh treo rèm và 2 viên tròn trang trí có hoa văn

Vải

Kéo cắt vải

Thước gỗ và thước dây

Ghim cố định vải

Máy may mini

Bàn là và cầu là

Hướng dẫn chi tiết cách may rèm cửa xếp ly

Bước 1: Sau khi đo, dùng thước gỗ và phấn vẽ lại đúng kích thước trên mặt vài. Cắt thừa ra mỗi bên 1 – 2 cm để cuốn mép/vắt sổ. Phía đầu vải gắn với giá treo trên cửa sổ thừa ra nhiều hơn 10cm [phụ thuộc theo kích thước trục treo]. Chiều dài rèm cửa có thể tự căn chỉnh sao cho hợp lý.

Bước 2: Lật mặt sau của miếng vải, cuốn mép 1cm rồi là giữ nếp. Tiếp tục cuốn vào thêm 1cm nữa rồi là phẳng.

Bước 3: Dùng ghim cố định phần mép vừa là. Làm tương tự với 2 cạnh chiều rộng còn lại.

Bước 4: May diễu [may cách phần gập 0,7 – 1cm]

Bước 5: Đối với mép vải sẽ  được gắn lên trục/dây cuốn rèm cửa sổ, hãy cuộn mép 1cm rồi cuộn tiếp 9 – 10cm. Nếu đã cuộn mép thì k cần vắt sổ

Bước 6. Cố định mép vải vừa cuộn rồi may một đường diễu [cách mép vải 0.7 – 1cm]. Nếu không cuộn thì tại bước này hãy vắt sổ.

Hy vọng bài viết trên của thegioirem.com đã giúp bạn làm ra được sản phẩm ưng ý. Chúc các bạn may mắn!

Rèm xếp ly loại rèm cửa được may theo kiểu xếp ly, mẫu rèm này được rất nhiều người ưa chuộng. Sản phẩm có độ nhún vừa phải mềm mại, dịu dàng nhưng vẫn giữ được phom dáng của rèm. Rèm cửa loại xếp ly khó may hơn các loại rèm khác, vì thế tốn rất nhiều công sức.

Một loại rèm cửa đang được rất nhiều người lựa chọn hiện nay. Để tạo ra một bộ rèm vải sang trọng sẽ mất khá nhiều công bởi kiểu may xếp ly rất khó. Nhưng bạn sẽ có được một sản phẩm vô cùng đẹp và duyên dáng. Vì thế loại rèm này ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Chuyên mục dưới đây saobangvn sẽ hướng dẫn bạn cách may rèm cửa xếp ly chi tiết nhất.

Rèm cửa xếp ly sự lựa chọn cho không gian sống đẹp

Lựa chọn kiểu may rèm xếp ly nào?

Rèm kiểu xếp có thiết kế đẹp mắt, sang trọng giúp tô đẹp cho không gian sống. Loại rèm này được cắt may rất công phu. Có hai kiểu may rèm là xếp ly đôi và xếp ly 3.

Khi được tư vấn về rèm cửa nhiều người cảm thấy băn khoăn không biết nên lựa chọn xếp ly đôi hay ba. Bởi mỗi kiểu có một nét đặc trưng riêng.

Xếp ly đôi

Kiểu rèm xếp lớp đôi mang phong cách nhẹ nhàng, thanh lịch. Nếu bạn muốn biết được các phụ kiện như khoen rèm, cây treo rèm cửa và đầu rèm thì nên lựa chọn kiểu xếp ly này. Bởi kiều may này cố tình để lộ ra các phụ kiện đi kèm.

Kiểu may này được sử dụng nhằm tiết kiệm vải

Xếp ly 3

Kiểu rèm xếp 3 lớp này cũng được may giống với kiểu xếp ly đôi. Nhưng ở phần đầu rèm của mỗi nhóm được tạo ra bởi 3 nếp gấp. Kiểu rèm này có sóng to và dày hơn vì thế khi lên ống cũng sẽ dễ dàng hơn. Độ chun rèm thường là 2.5 lần. Kiểu xếp ly 3 này phù hợp với những cửa có hộp rèm âm trần.

Với kiểu may này bạn cần đặt đủ số mét vải cần may

Việc chọn loại rèm cửa nào cho không gian nhà mình sẽ tùy thuộc vào thiết kế nội thất của gia đình. Cả hai kiểu rèm xếp đẹp phù hợp với mọi không gian. Nhưng kiểu xếp ly 3 phù hợp hơn với những ô cửa có thiết kế hộp đèn âm trần.

Các bước để may một bộ rèm cửa xếp ly

Tùy vào thiết kế nội thất mà người dùng lựa chọn kiểu may rèm phù hợp. Tuy nhiên cách may đôi hay ba thì cũng đều phải tiến hành qua các bước cơ bản sau đây:

Đo kích thước khung cửa sổ

Việc làm đầu tiên khi học cách may rèm xếp bạn cần làm chính là đo kích thước của khung cửa sổ. Đây là bước rất quan trọng, bởi chỉ khi biết được kích thước của khung cửa bạn mới biết cách chia rèm xếp ly sao cho hợp lý.

Khảo sát kích thước rất quan trọng để tạo nên 1 bộ rèm

Cắt vải theo kích thước đã đo

Sau khi đã đo đạc kích thước khung cửa một cách chi tiết. Việc tiếp theo chính là phải cắt vải theo đúng kích thước đó. Đối với chiều rộng của cửa, bạn cần cắt vải có kích thước rộng hơn chiều rộng cửa là 15cm. Căn cứ vào mẫu xếp ly đôi hay ba mà bạn tính thêm cả phần xếp ly để cắt vải cho chính xác.

Cắt vải theo sô mét đã tính toán

Còn về chiều dài của rèm tốt nhất nên cách nền nhà từ 2cm đến 3cm hoặc 10cm. Khoảng cách từ cửa đến chỗ lắp rèm là từ 15cm đến 20, đồng thời cộng thêm 3cm cho gập mí trên và 10cm để gập mí dưới.

May 2 biên và lai trên dưới

Bước tiếp theo trong việc may rèm là may 2 biên và mí trên, mí dưới của rèm cửa. Với 2 biên, bạn chỉ cần gập vào 2cm vải, sau đó thì đưa vào máy  may chạy dọc một đường là được. Sau khi may xong hãy dùng bàn ủi để ủi cho biên thẳng và đẹp hơn.

May biên rèm để giúp tuổi thọ bộ rèm tốt hơn

Với lai trên và dưới của rèm thì bạn cần phải sử dụng đến một dải dây trắng. Bạn hãy cắt sợi dây trắng đó sao cho bằng với chiều rộng của rèm cửa. Tiếp theo hãy gập mí rèm vào dải dây rồi đưa vào máy và chạy đường chỉ để cố định lai.

Tạo kiểu xếp ly đôi hoặc 3

Tạo kiểu ly là việc làm khó khăn nhất trong cách may rèm vải xếp ly. Để có một bộ rèm cửa xếp ly đẹp bạn cần biết tính toán thật tốt khoảng cách giữa các ly. Cần đảm bảo độ rộng của các ly phải thật chính xác để khi treo rèm lên, các ly phải bằng nhau.

tạo kiểu rèm xếp theo sở thích

Thông thường 1m vải theo chiều rộng sẽ xếp được 8 ly rèm. Bạn hãy căn cứ vào số liệu này để tính ra được số ly thật chính xác cho cửa của mình. Mỗi một ly rèm nên rộng từ 10 đến 16cm. Bạn nên đánh dấu lại bằng phần màu để không bị sai sót sau khi chập ly lại với nhau. Cuối cùng thì bạn hãy may ly theo các đường đã đánh dấu sẽ có được bộ rèm cửa như mong muốn.

Phụ kiện đi kèm

Để có một bộ rèm đẹp thì ngoài vải là vật liệu chính. Thì không thể thiếu được được thanh treo rèm và các phụ kiện đi kèm. Các phụ kiện gồm có: móc treo rèm, côn lót đầu rèm, thước đo, bàn là, máy may, phấn may, kéo….

Riêng móc treo rèm cũng có rất nhiều loại để bạn lựa chọn. Bạn có thể lựa chọn móc nhựa, móc sắt mềm, móc sắt mạ kẽm, móc inox…

Thanh treo rèm cửa xếp ly

Bạn muốn tự tay mình làm rèm cửa để trang trí nội thất ngôi nhà của mình. Xem ngay hướng dẫn may rèm xếp ly mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây. 

Hãy liên hệ tới công ty rèm cửa saobangvn

Địa chỉ: 104 Đường Số 14, Phường 8, Quận Gò Vấp.

Liên hệ: 0938.848.810

Email:

Website: //remcuasaobang.vn

Video liên quan

Chủ Đề