Cách phòng bệnh viêm não là gì

Chúng ta có thể làm gì để phòng bệnh viêm não ?

Đề bài

Chúng ta có thể làm gì để phòng bệnh viêm não ?

Lời giải chi tiết

- Cách phòng bệnh viêm não tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh ; không để ao tù, nước đọng ; diệt muỗi, diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn.

- Hiện nay đã có thuốc tiêm phòng bệnh viêm não. cần đi tiêm phòng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Loigiaihay.com

Viêm não Nhật Bản [VNNB] thường gia tăng trong những ngày hè nắng nóng, việc tiêm chủng đầy đủ là biện pháp phòng bệnh cho trẻ nhỏ cần được cha mẹ quan tâm.

Giai đoạn cao điểm

Bệnh VNNB có thể xảy ra quanh năm nhưng mùa dịch thường bắt đầu vào các tháng mùa hè, đỉnh điểm dịch vào các tháng 5,6,7. Đây là mùa thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển và cũng là mùa có nhiều loài hoa quả chín thu hút chim từ rừng về mang theo mầm bệnh từ nơi hoang dã, sau đó lây sang đàn lợn, gia súc gần người và lây sang cho người qua muỗi đốt.

Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, bệnh có tỷ lệ tử vong và di chứng cao [25-35%]. Tử vong thường xảy ra trong 7 ngày đầu khi bệnh nhân có hôn mê sâu, co giật và những triệu chứng tổn thương hành não. Những bệnh nhân qua khỏi có thể để lại những di chứng nặng nề mà hay gặp là rối loạn tâm thần, rối loạn vận động.

Phòng bệnh VNNB nhờ tiêm vắc xin chủ động

Nhận biết viêm não Nhật Bản

Bệnh VNNB thường khởi phát với các dấu hiêu sốt đột ngột, ớn lạnh, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Ở trẻ em có thể gặp đau bụng trong giai đoạn đầu của bệnh. Sau 3 hoặc 4 ngày trẻ có thể co giật, lơ mơ, hôn mê.

Khoảng 20-30% số trường hợp mắc bệnh VNNB có thể tiến triển nặng dẫn tới tử vong, ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi có nguy cơ tiến triển nặng và tử vong cao hơn. Sau mắc bệnh 30-50% các trường hợp có tổn thương não và thần kinh gây liệt và chậm phát triển trí tuệ.

Phòng bệnh viêm não Nhật Bản

VNNB là bệnh có tỷ lệ tử vong cao và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Để phòng bệnh chủ động, tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất. Các bậc cha mẹ có con  trong độ tuổi từ 1-5 tuổi cần đưa con đi tiêm đầy đủ và đúng lịch trong tiêm chủng thường xuyên.

Các bậc phụ huynh tại các vùng nguy cơ cao cần chủ động cho trẻ tham gia tiêm bổ sung vắc xin Viêm não Nhật Bản miễn phí cho trẻ 6-15 tuổi.

Ngoài ra, để phòng VNNB cũng như phòng tránh một số bệnh thường gặp trong mùa hè cần ăn uống hợp vệ sinh, nâng cao thể trạng, nằm màn tránh muỗi đốt; Vệ sinh môi trường, tích cực diệt muỗi, bọ gậy.

Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Lịch tiêm chủng vắc xin VNNB cho trẻ em trong chương trình TCMR 

Độ tuổi

Lịch tiêm chủng

Trẻ từ 1- 5 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 1 tuổi.

Lần 2: 1 - 2 tuần sau lần 1.

Lần 3: 1 năm sau lần 2.

 Dự án TCMR

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Viêm màng não là căn bệnh đáng sợ, nhưng bạn có thể bảo vệ bản thân và gia đình khỏi căn bệnh này bằng sự kết hợp giữa vắc-xin và điều chỉnh các sinh hoạt hằng ngày như rửa tay thường xuyên, tránh dùng chung các vật dụng cá nhân...

Viêm màng não là một căn bệnh nguy hiểm gây viêm nhiễm ở não và tủy sống. Đây là một căn bệnh đáng sợ nhưng chúng ta có thể ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc-xin viêm não mô cầu.

Hiện có hai loại vắc- xin phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu tại Việt Nam, chúng bao gồm vắc-xin liên hợp não mô cầu [MCV4] Menactra [MenACWY-DT] và Mengoc BC [MenBC]. MCV4 có thể ngăn ngừa tới 70% các loại bệnh viêm não mô cầu. Theo khuyến cáo y tế, trẻ em nên được chủng ngừa vắc xin càng sớm càng tốt và cần được tiêm nhắc lại đúng theo phác đồ.

Những đối tượng có nguy cơ mắc viêm màng não cũng được khuyến cáo nên tiêm chủng ngừa, đó là những đối tượng như:

  • Những người nghĩ hoặc nghi ngờ đã tiếp xúc với những người bị viêm màng não mô cầu.
  • Người sinh sống tại những nơi tập thể như ký túc xá
  • Thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự
  • Khách du lịch chuẩn bị đi đến các khu vực nơi phổ biến với bệnh viêm não mô cầu.
  • Những người có lá lách bị tổn thương hoặc bị rối loạn hệ thống miễn dịch hay còn được gọi là thiếu hụt thành phần bổ thể cuối...

Nếu tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề vào thời điểm dự kiến ​​đi tiêm, bạn nên đợi cho đến khi khỏe hơn mới bắt đầu tiêm vắc-xin. Tránh tiêm vắc-xin trong các trường hợp bạn đã có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với liều trước đó hoặc bạn bị dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần vắc-xin nào.

Sau khi tiêm, bạn có thể bị đau nhẹ hoặc tấy đỏ tại chỗ tiêm. Hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các biểu hiện phản ứng mạnh với vắc-xin như: sốt cao, suy nhược hoặc các dấu hiệu của phản ứng dị ứng như khó thở, tim đập nhanh hoặc chóng mặt.

Mọi người nên chủ động tiêm chủng vắc-xin ngừa bệnh viêm màng não

Một số loại vắc-xin giúp ngăn ngừa những bệnh có thể dẫn đến viêm màng não. Hầu hết các mũi tiêm này đều được tiêm cho trẻ nhỏ. Một số trong số này bao gồm:

  • Thuốc chủng ngừa Haemophilus influenzae týp B [Hib]. Đây là vắc-xin giúp ngăn ngừa các nhiễm trùng gây viêm phổi, viêm màng não và các vấn đề khác. Trẻ em được tiêm loại vắc-xin này từ 2 tháng đến 15 tháng tuổi. Vắc-xin này cũng được dùng cho trẻ em trên 5 tuổi hoặc người lớn mắc một số bệnh lý nhất định.
  • Vắc-xin chủng ngừa phế cầu. Loại vắc-xin này có tác dụng bảo vệ khỏi bệnh viêm màng não do vi khuẩn. Có hai loại là vắc-xin liên hợp phế cầu thường dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi và vắc-xin chủng ngừa polysaccharide phế cầu được khuyến cáo cho tất cả người lớn trên 65 tuổi. Một số người lớn và trẻ em bị thiếu lá lách, hệ thống miễn dịch suy yếu và người mắc một số bệnh lâu dài cũng có thể dùng loại vắc-xin này.
  • Vắc-xin chủng ngừa MMR [sởi-quai bị-rubella]. Loại vắc-xin này dùng cho trẻ em để bảo vệ chúng khỏi bệnh viêm màng não có thể phát triển từ bệnh sởi và quai bị.
  • Vắc-xin chủng ngừa bệnh thủy đậu [thủy đậu] và vắc-xin chủng ngừa bệnh zona. Loại vắc-xin này nhắm mục tiêu vào virus varicella, loại virus có khả năng dẫn đến viêm màng não.

Bên cạnh việc tiêm chủng vắc-xin, bạn cũng có thể phòng tránh bệnh viêm màng não bằng các bước đơn giản như sau:

  • Duy trì giới hạn không gian an toàn với người bị viêm màng não. Hãy cẩn thận với những người bị viêm màng não. vì bệnh này có thể lây lan qua hôn, hắt hơi, ho. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh truyền nhiễm hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
  • Không chia sẻ hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn lau mặt, vì viêm màng não có thể lây lan qua tiếp xúc với chất nhầy từ cơ thể người bệnh.
  • Giữ vệ sinh cá nhân bằng cách thực hành thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, vệ sinh miệng và mũi bằng nước sát khuẩn thông thường.
  • Nếu tiếp xúc gần với người bị viêm màng não, hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ kịp thời. Tùy thuộc vào loại viêm màng não, các bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thuốc kháng sinh để phòng ngừa.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hệ miễn dịch được xem như là lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại như vi khuẩn và virus. Hãy tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung đầy đủ các loại vitamin, rau và trái cây cùng với việc thực hiện lối sống lành mạnh.
  • Việc kiểm tra sức khỏe tổng thể cũng có vai trò to lớn trong việc giúp bạn sớm phát hiện ra các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn kể cả viêm màng não để có hướng can thiệp kịp thời. Tùy theo tình hình thực tế, bác sĩ có thể kê thuốc và có hướng điều trị sớm và thích hợp.

Viêm màng não là bệnh do vi khuẩn/virus gây ra. Chúng có thể gây ra các tổn thương về khả năng nghe, tổn thương não, các khuyết tật khác và có thể dẫn đến tử vong. Mặc dù nguy hiểm, nhưng bệnh viêm màng não có thể phòng tránh được bằng vắc-xin. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, chúng ta nên tiêm vắc-xin chủng ngừa viêm màng não ở độ tuổi từ 11-12 và tiêm nhắc lại ở giai đoạn 16 đến 21 tuổi.

Trung tâm tiêm chủng tại Vinmec hiện đang có sẵn vắc-xin phòng bệnh viêm màng não cho mọi đối tượng

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp dịch vụ tiêm chủng vắc-xin viêm não mô cầu cho mọi đối tượng, trong đó có cả 2 loại vắc-xin chính, gồm vắc-xin Menactra do công ty Sanofi Pasteur sản xuất và vắc-xin viêm màng não mô cầu BC do Cuba sản xuất.

Việc lựa chọn tiêm chủng tại Vinmec luôn mang đến cho bạn và người thân những lợi thế nổi bật như:

  • Nguồn vắc-xin đảm bảo chất lượng, nhập khẩu và được bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng. Vắc-xin tại Vinmec luôn sẵn có để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
  • Trước khi tiêm, khách hàng được khám sàng lọc đầy đủ, phát hiện những đối tượng chống chỉ định tiêm phòng, được tư vấn về loại vắc-xin, các rủi ro có thể gặp sau tiêm, phác đồ tiêm, cách chăm sóc và theo dõi các dấu hiệu bất thường sau khi tiêm chủng bởi bác sĩ chuyên khoa.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý khách hàng và áp dụng phương pháp giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.
  • Khi tiêm chủng và theo dõi sau tiêm luôn có đội ngũ y bác sĩ trực cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng để xử trí các trường hợp sốc phản vệ đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề