Cách sơ cứu cho người bị gãy xương Sinh 8

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ - Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Gãy xương là do lực tác động bên ngoài từ tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông... khiến cho xương bị gãy. Gãy xương là một trong những tai nạn thường gặp, cần được điều trị kịp thời và đúng cách.

Một số triệu chứng có thể xuất hiện khi gãy xương bao gồm:

  • Vùng bị thương bị đau, sưng, bầm tím hoặc biến dạng; khi vận chuyển càng đau dữ dội
  • Tê ở vùng bị thương
  • Mất chức năng ở vùng bị thương
  • Xương chọc ra khỏi da
  • Vùng bị thương bị chảy máu nhiều

Vùng bị thương bị đau, sưng, bầm tím, mất chức năng ở vùng bị thương là những triệu chứng của gãy xương

Gãy xương là tình trạng tổn thương thường gặp. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể khiến người bị thương tàn phế suốt đời, thậm chí là tử vong.

Khi bị gãy xương, bạn cần đến sự trợ giúp từ y tế, nếu:

  • Người đó không phản ứng, không thở hoặc không di chuyển. Bắt đầu hô hấp nhân tạo nếu không có nhịp thở hoặc nhịp tim.
  • Xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều
  • Ngay cả áp lực nhẹ hoặc chuyển động gây đau.
  • Các chi hoặc khớp xuất hiện biến dạng.
  • Xương đã xuyên qua da.
  • Điểm cực của cánh tay hoặc chân bị thương, chẳng hạn như ngón chân hoặc ngón tay, bị tê hoặc hơi xanh ở đầu.
  • Bạn nghi ngờ xương bị gãy ở cổ, đầu hoặc lưng.

Không di chuyển người bị thương trừ khi cần thiết để tránh tình trạng càng thêm nghiêm trọng, trong khi chờ đợi sự trợ giúp từ y tế, bạn nên thực hiện một số việc sau:

  • Cầm máu: áp dụng áp lực lên vết thương bằng băng vô trùng, một miếng vải sạch hoặc một mảnh quần áo sạch.
  • Cố định khu vực bị thương: Đừng cố gắng căn chỉnh lại xương hoặc đẩy xương bị dính lại. Nếu bạn đã được đào tạo về cách nẹp và trợ giúp chuyên nghiệp không có sẵn, hãy áp dụng nẹp vào khu vực bên trên và bên dưới vị trí gãy xương. Đệm các nẹp có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.
  • Chườm túi nước đá để hạn chế sưng và giúp giảm đau: Đừng chườm đá trực tiếp lên da. Bọc băng trong một chiếc khăn, mảnh vải hoặc một số vật dụng khác.

Chườm túi nước đá để hạn chế sưng và giúp giảm đau

  • Điều trị sốc: Nếu người bệnh cảm thấy ngất xỉu hoặc thở bằng hơi thở ngắn, nhanh, hãy đặt người nằm xuống với đầu hơi thấp hơn thân và, nếu có thể, hãy nâng cao chân.

Sơ cứu khi gãy xương chân:

  • Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, duỗi thẳng chân, bàn chân vuông góc với cẳng chân.
  • Dùng nẹp để đặt ở trong và mặt ngoài vùng bị thương
  • Độn bông vào hai đầu nẹp và phía trong, phía ngoài của đầu xương
  • Cố định hai nẹp với nhau và băng cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân
  • Không buộc quá chặt để lưu thông máu

Sơ cứu khi gãy xương tay

  • Khi gãy xương cánh tay, để cánh tay bị gãy sát thân người nạn nhân, cẳng tay vuông góc với 2 nẹp. Cố định nẹp ở trên và ở dưới ổ gãy.
  • Khi gãy xương cẳng tay, cần để cẳng tay sát thân mình, vuông góc với cánh tay. Nẹp từ lòng bàn tay đến khuỷu tay, nẹp ngoài từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu. Cố định nẹp bàn tay và thân cẳng tay.
  • Trường hợp khuỷu tay không gập được, không nên dùng sức để gập. Đặt nạn nhân nằm xuống và đặt tay bị thương dọc theo thân. Ðặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân. Buộc tay bị thương vào cơ thể các vị trí quanh cổ tay và đùi, quanh cánh tay và ngực, quanh cẳng tay và bụng.

Sơ cứu khi gãy xương cột sống:

  • Nếu gãy xương vùng cổ: đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng cứng và cố định nạn nhân. Giữ thẳng đầu và dùng gối mềm chèn hai bên cổ nạn nhân
  • Nếu gãy xương cột sống vùng lưng: để nạn nhân nằm ngửa, giữ đầu nạn nhân thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Cố định nạn nhân, dùng gối mềm để chèn vào hai bên hông nạn nhân

Với những trường hợp bị gãy xương, cần sơ cứu để cố định vùng bị tổn thương và nhanh chóng đưa người bị thương đến cơ sở y tế để kịp thời được điều trị.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng phương pháp phẫu thuật kết hợp xương trên màn hình tăng sáng trong điều trị gãy xương. Đây là phương pháp giúp người bị gãy xương không cần bó bột, chỉ mới được áp dụng trong vài năm trở lại đây, với các ưu điểm sau:

  • Ít tổn hại phần mềm xung quanh, thời gian mổ ngắn, bộc lộ chính xác vị trí ổ gãy, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, giảm số ngày nằm viện sau mổ, giảm đau trong mổ và sau mổ tốt, tạo điều kiện tập phục hồi chức năng sớm, bệnh nhân sớm trở lại sinh hoạt bình thường;
  • Có tính thẩm mỹ cao, bệnh nhân không cần bó bột, giảm thiểu biến chứng

Trong quá trình công tác, bác sĩ đã thực hiện thành công nhiều phẫu thuật kỹ thuật cao và luôn là bác sĩ đi đầu trong việc triển khai các kỹ thuật mới trong lĩnh vực Chấn Thương Chỉnh Hình tại Hải Phòng như: phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo khớp gối bằng kỹ thuật All inside , phẫu thuật nội soi khớp vai khâu rách chóp xoay, phẫu thuật thay khớp gối, khớp háng ...

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org

Hướng dẫn băng vết thương khi nghi ngờ bị gãy xương

XEM THÊM:

I> MỤC TIÊU

-Học sinh biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương

-Biết băng cố định xương bị gãy, cụ thể là xương cẳng tay.

II> PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

-Hai thanh nẹp dài 30cm-40cm, rộng 4-5cm. Nẹp bằng gỗ bào nhẵn, dày chừng 0,6-1cm, hoặc bằng tre vót nhẵn có kích thước tương đương

-Bốn cuộn băng y tế, mỗi cuộn dài 2m, nếu không thì thay bằng cuộn vải sạch [xé vải thành các dải rộng 4-5cm, khâu lại thành băng dài 2m]

-Bốn miếng vải sạch, kích thước 20x40cm, hoặc thay bằng gạc y tế.

III>NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

1. Phương pháp sơ cứu

Đặt 2 nẹp gỗ hay tre vào 2 bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương. Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy

2.Băng bó cố định

Sau khi đã buộc định vị, dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương, Băng cần quấn chặt. Với xương cẳng tay băng từ trong ra cổ tay, sau đó làm dây đeo cẳng tay vào cổ.

             

Với xương chân thì băng từ cổ chân vào. Chú ý nếu chỗ gãy là xương đùi thì phải dùng nẹp dài bằng chiều dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân để đảm bảo cho chân bị gãy cố định không cử động

CLIP THAM KHẢO




Nhằm áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, Tech12h xin chia sẻ bài Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương Sinh học lớp 8. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

  • Học sinh biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương
  • Biết băng cố định xương bị gãy, cụ thể là xương cẳng tay
  • Hai thanh nẹp dài 30 - 40 cm, rộng 4 - 5 cm. Nẹp bằng gỗ bào nhẵn, dày chừng 0,6 - 1 cm, hoặc bằng tre vót nhẵn có kích thước tương đương.
  • Bốn cuộn băng y tế, mỗi cuộn dài 2m, nếu không thay bằng cuộn vải sạch
  • Bốn miếng vải sạch, kích thước 20 x 40 cm, hoặc bằng gạc y tế.

* Hãy nêu nguyên nhân gây gãy xương

Hướng dẫn:

Các nguyên nhân gãy xương: Tai nạn trong lao động, chạy nhảy, chơi thể thao, vi phạm an toàn giao thông, mang vác nặng, ngã…

* Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi?

Hướng dẫn:

  • Mỗi lứa tuổi khác nhau, xương lại có cấu tạo về thành phần khác nhau.
  • Ở người lớn, lượng cốt giao giảm trong khi muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gãy.
  • Lứa tuổi thanh thiếu niên, lượng cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.

* Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông em cần lưu ý điều gì?

Hướng dẫn:

Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông cần chú ý:

  • Đội mũ bảo hiểm.
  • Thực hiện đúng luật an toàn giao thông.
  • Đi trên đường cần chú ý quan sát.

* Khi gặp người tai nạn gãy xương, có nên nắn tại chỗ xương gãy không? Vì sao?

Hướng dẫn:

  • Khi gặp người tai nạn gãy xương, không nên nắn tại chỗ xương gãy, vì:
  • Khi nắn có thể làm chỗ xương gãy đâm vào mạch máu, cơ, dây thần kinh, gây rách cơ, da; thậm chí có thể gây chết người do mất máu [không cầm máu được khi xương đâm vào mạch máu].

Khi gặp người tai nạn gãy xương, cần phải:

  • Đặt nạn nhân nằm yên.
  • Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương.
  • Tiến hành sơ cứu.

1. Phương pháp sơ cứu

  • Đặt nẹp gỗ hay tre vào hai bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp băng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương
  • Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và bên chỗ xương gãy

2. Băng bó cố định

  • Dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương, băng cần cuốn chặt.
  • Với xương cẳng tay băng từ trong ra cổ tay, sau đó làm dây đeo cẳng tay.

  • Với xương chân thì băng từ cổ chân vào.

IV. Thu hoạch

Cách sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy xương cẳng tay

Phương pháp sơ cứu: 

  • Dùng một nẹp đỡ lấy cẳng tay, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương.
  • Buộc định vị ngay chỗ xương gãy bằng gạc.

Băng bó cố định:

  • Sau khi đã buộc định vị dùng băng y tế hoặc bằng vải băng cho người bị thương.
  • Băng cần quấn chặt
  • Với xương cẳng tay bằng từ trong ra cổ tay, sau đo làm dây đeo cẳng tay vào cổ.

Giải sách giáo khoa sinh học 8, Thực hành Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương, giải bài 12 Thực hành Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương sgk sinh học 8 trang 40

Video liên quan

Chủ Đề