Cách sử dụng túi chườm nóng Hướng Dương

Rinh túi chườm ấm nhất định phải biết cách dùng

Với những người sinh ra ở điều kiện thời tiết lạnh giá thì có lẽ túi chườm ấm là vật dụng không thể thiếu. Túi chườm ấm/túi chườm nóng hay còn gọi là túi sưởi, có rất nhiều công dụng đối với cơ thể. Làm sao để sử dụng loại túi chườm này đúng cách và an toàn, cùng xem bật mí trong bài viết dưới đây.

Chỉ dùng túi chườm ấm sau khi rút khỏi phích cắm một thời gian

Nhiệt độ tối đa túi chườm đạt đến là 70°C. Khi dùng để tránh bị bỏng thì bạn không nên dùng ngay khi vừa rút khỏi phích cắm. Sạc điện túi chườm ấm đầy, rút phích từ 7 đến 10 phút sau đó mới bắt đầu sử dụng.

Nên để túi chườm ấm xa tầm với của trẻ

Đối với trẻ nhỏ thì túi chườm sẽ như một món đồ chơi. Rất nhiều trẻ có thể nhảy lên, có thể ngồi, sẽ ném túi. Điều này có thể khiến cho túi chườm ấm bị bục ra, chạm vào da trẻ khiến làn da mỏng manh ấy có thể bị tổn thương. Thế nên hãy chú ý phải để xa tầm tay trẻ nhỏ. Ngay cả khi bạn sử dụng túi chườm cho bé thì cũng nên có sự giám sát bên cạnh của người lớn. Đặc biệt là không nên sạc điện túi chườm ở nơi gần trẻ. Túi chườm hoạt động được dựa vào nguồn điện. Cẩn thận, đề phòng trẻ táy máy có thể bị rò rỉ điện gây nguy hiểm.

Tuyệt đối không dùng vật sắc nhọn để chọc túi chườm ấm

Dù túi có sắp hỏng hay có buồn chán thế nào thì cũng đừng bao giờ lấy bất cứ vật sắc nhọn nào để chọc vào túi chườm. Chúng dĩ nhiên là khiến túi bị hư hỏng nhưng giờ nguy hiểm hơn là khiến dung dịch bị rò rỉ và có thể gây rò điện không an toàn cho người dùng.

Túi đã rò rỉ tuyệt đối không dùng

Nên kiểm tra túi trước khi sạc cũng như trước khi dùng. Nếu mà phát hiện túi bị rỉ dung dịch, bị rách thì nên sửa chữa hoặc là thay mới khi không khắc phục được sự cố này. Tuyệt đối không nên sử dụng túi bị rò rỉ vì không an toàn. Đặc biệt bạn cũng không nên đổ dung dịch trong túi ra, không được thay thế dung dịch bằng các loại nước, chất khác không chuyên dụng, rất nguy hiểm.

Về vệ sinh túi

Nếu như bên ngoài túi bị bẩn thì có thể dùng giẻ có tẩm dung dịch tẩy nhẹ để lau sạch. Không được lau túi khi mà đang cắm điện. Cũng không được ngâm túi trong nước để làm sạch, giặt, rửa. Khi dùng cần thấy túi chườm ấm bị ướt thì phải lau khô thật sự rồi mới cắm điện.

Chú ý sạc điện đúng cách

Đầu tiên để sạc túi chườm ấm thì nên để túi ở nơi bằng phẳng, chỗ cắm điện nên hướng lên trên. Chú ý đèn báo sẽ tắt khi mà túi được nạp đủ điện, đủ nhiệt. Nếu không muốn chờ đèn báo tắt đi thì cũng có thể dùng tay ước lượng độ nóng rồi tắt sạc. Không dùng túi chườm lúc cắm điện. Cũng nên cẩn thận giữ khoảng cách an toàn khoảng 2m khi mà túi chườm đang được sạc.

Kinh nghiệm lựa chọn túi chườm ấm an toàn

Đầu tiên là nên chọn sản phẩm chính hãng để vừa đảm bảo về chất lượng lại có độ an toàn cao. Chọn loại dây dẫn điện có đường kính lớn, điện cực nhỏ. Khi mua, khi dùng đều phải kiểm tra xem sản phẩm có bị lỗi gì không. Túi chườm ấm dây dẫn thì được đánh giá là an toàn hơn túi chườm ấm điện cực. Mẹo để phân biệt hai dòng này đó là dùng tay để bóp nhẹ phần thân túi. Điện cực thì có xi lanh cứng bên trong, còn thấy cuộn dây nhựa thì là chườm dây dẫn. Thực sự thì túi chườm ấm có rất nhiều công dụng đối với tuần hoàn máu, với chữa lành vết thương, tác dụng đến thần kinh. Mỗi loại có một công dụng và cách dùng riêng, nên đọc kĩ hướng dẫn trước khi dùng.

Hy vọng rằng thông qua bài viết này thì bạn đã có thêm một kiến thức bổ ích để có thể sử dụng hợp lý một vật dụng không thể thiếu đối với gia đình. Đồng hành cùng Web so sánh trong những bài viết tiếp theo để có thêm gợi ý về loại túi chườm ấm lý tưởng.

Thông tin tác giả

Tham khảo

X

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 16 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian.

Có 7 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 9.419 lần.

Túi chườm nước nóng là một vật dụng tự nhiên và tương đối an toàn để giữ ấm hoặc giảm đau nhức. Bạn có thể mua túi chườm nước nóng tại hiệu thuốc hoặc các cửa hàng bán thiết bị y tế và chỉ mất vài phút để chuẩn bị.

Các bước

Phần 1

Phần 1 của 2:

Rót nước vào túi chườm nước nóng

  1. 1

    Chọn túi chườm nước nóng. Dù có nhãn hiệu nào, các túi chườm nước nóng cũng có thiết kế như nhau, bao gồm một túi dày và dẹp, thường là túi cao su, và lớp vỏ bao bọc bên ngoài. Một số loại có lớp vỏ bọc dày hơn với các chất liệu khác nhau, vì vậy bạn hãy chọn loại túi chườm phù hợp nhất với mình. Nhớ mua loại túi chườm có vỏ bao bọc, vì bạn cần có một lớp cách nhiệt giữa túi chườm và da.

    • Trước khi rót nước nóng vào túi chườm, bạn cần kiểm tra xem túi chườm đã bọc vỏ chưa. Vỏ bọc của túi chườm có thể bị ướt một chút, nhưng nếu bạn đổ nước nóng vào túi chườm chưa bọc vỏ thì lớp cao su có thể nóng đến mức không cầm được.

  2. 2

    Mở nút đậy túi chườm. Túi chườm của bạn có lẽ đã được bọc vỏ và có một nút đậy bên trên để ngăn nước tràn ra ngoài. Hãy bắt đầu bằng cách mở nút đậy để rót nước vào túi.

    • Nếu trong túi còn nước, bạn nhớ đổ hết nước cũ đi. Bạn cần tận dụng tối đa sức nóng của túi chườm, do đó nước cũ đã nguội còn lại trong túi sẽ khiến túi chườm kém hiệu quả.

  3. 3

    Đun nước nóng. Bạn có thể dùng nước nóng từ vòi nước máy, nhưng thường thì nước máy không đủ nóng để rót vào túi chườm. Mặt khác, nước đun sôi lại quá nóng. Bạn nên cố gắng dùng nước có nhiệt độ không quá 42 độ C.

    • Nếu dùng ấm đun, bạn có thể đun sôi nước và để nguội bớt trong vài phút. Như vậy, bạn sẽ có nước nóng để sử dụng túi chườm mà không nóng đến mức làm bỏng da.
    • Nước quá nóng không những có thể làm tổn thương da mà còn làm giảm độ bền của túi chườm. Chất liệu cao su của túi chườm không chịu được nước quá nóng trong thời gian dài, vì vậy việc sử dụng nước nóng không quá 42 độ C sẽ là cách tốt nhất để tăng tuổi thọ của túi chườm.
    • Mỗi loại túi chườm sẽ có yêu cầu khác nhau về nhiệt độ, vì vậy bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm trước khi dùng.

  4. 4

    Rót nước nóng vào đầy khoảng 2/3 túi chườm. Bước này đòi hỏi phải thao tác cẩn thận; vì tất nhiên là bạn không muốn bị bỏng vì nước nóng. Nếu dùng ấm đun nước, bạn hãy rót nước từ từ vào túi chườm cho đến khi đầy khoảng 2/3 túi. Nếu dùng nước máy, bạn nên tắt vòi khi nước bắt đầu nóng và hứng miệng túi chườm vào vòi nước. Từ từ mở lại vòi nước để nước không bắn lên tay.[1]

    • Nhớ cầm túi chườm ở cổ túi để cho chắc chắn. Nếu bạn cầm ở thân túi chườm, phần đầu của túi có thể lật xuống trước khi đầy và khiến nước nóng tràn ra ngoài túi chườm vào tay bạn.
    • Bạn có thể đeo găng tay hoặc vật dụng khác để bảo vệ bàn tay, phòng khi vô tình làm nước tràn vào người. Bạn có thể dựng túi chườm cho nó tự đứng bằng cách đặt các vật khác xung quanh – như vậy bạn có thể rót nước vào túi chườm mà không sợ làm bỏng tay.

  5. 5

    Lấy túi chườm ra khỏi vòi nước. Khi túi chườm gần đầy [đừng rót nước đầy đến miệng túi, vì bạn cần chừa lại một khoảng trống nhỏ để đẩy bớt không khí ra ngoài, và túi chườm đầy nước có thể dễ dàng tràn ra], bạn hãy từ từ tắt vòi nước, sau đó cẩn thận lấy túi chườm ra ngoài, nhớ đừng để nước tràn ra.

    • Nếu dùng ấm đun nước, bạn có thể đặt ấm xuống trong khi tay kia vẫn giữ túi chườm đứng thẳng, Nhớ đừng để nước trong túi tràn ra hoặc làm ngả túi chườm.

  6. 6

    Ép không khí trong túi chườm ra ngoài. Đặt túi chườm đứng thẳng, đáy túi tựa vào mặt phẳng. Tiếp theo, bạn hãy từ từ ép vào hai mặt của túi chườm để dồn không khí ra ngoài. Tiếp tục ép cho đến khi bạn nhìn thấy nước dâng lên đến miệng túi.[2]

  7. 7

    Vặn lại nút đậy của túi chườm. Sau khi đã đẩy hết không khí ra ngoài, bạn có thể vặn lại nút đậy túi chườm, nhớ vặn thật chặt. Vặn nút đậy túi chườm cho đến khi không còn vặn được nữa, sau đó thử lại bằng cách dốc ngược túi xuống xem có nước chảy ra không.[3]

  8. 8

    Đặt túi chườm nước nóng lên vùng da mà bạn muốn chườm. Bạn có thể sử dụng túi chườm để giảm đau hoặc để sưởi ấm trong đêm lạnh. Sau khi đã rót nước nóng vào túi chườm, bạn hãy đặt vào giường hoặc chườm lên da khoảng 20-30 phút. Có thể vài phút sau túi chườm mới ấm lên, nhưng ngay sau khi bạn rót nước nóng vào là nó đã đạt đến nhiệt độ cao nhất.[4]

    • Đảm bảo không đặt tùi chườm trên da quá 30 phút. Sức nóng trực tiếp trong thời gian dài có thể gây hại cho bạn, do đó bạn cần cố gắng giữ an toàn hết sức có thể. Nếu bạn chườm nóng để giảm đau nhưng vẫn còn đau, hãy ngừng chườm sau 30 phút, chờ khoảng 10 phút rồi chườm lại.
    • Nếu bạn đặt túi chườm trong giường, hãy để dưới chăn khoảng 20-30 phút trước khi vào giường. Khi đi ngủ, bạn nên lấy túi chườm ra và đổ nước nóng đi. Nếu để túi chườm trên giường trong khi ngủ, bạn có nguy cơ bị bỏng hoặc làm cháy ga trải giường.

  9. 9

    Đổ nước đi sau khi sử dụng túi chườm. Đổ nước trong túi chườm ra sau khi nước đã nguội và treo ngược túi chườm xuống cho khô, nhớ mở nút đậy. Trước khi sử dụng lại túi chườm, bạn nên kiểm tra xem túi có bị rò rỉ hoặc hư hại gì không bằng cách rót nước lạnh vào túi.

    • Đừng phơi túi chườm ở nơi có nhiệt độ dao động [chẳng hạn như bên trên bếp], dưới bồn rửa hoặc nơi có nắng chiếu vào, vì sự thay đổi nhiệt độ có thể làm giảm chất lượng của túi chườm.

Phần 2

Phần 2 của 2:

Sử dụng túi chườm nước nóng

  1. 1

    Làm dịu đau bụng kinh. Túi chườm nước nóng rất thường được dùng để làm dịu cơn co thắt trong kỳ kinh nguyệt. Sức nóng có thể ngăn chặn tín hiệu đau truyền lên não bằng cách kích thích các thụ thể nhiệt ở vùng bị đau. Các thụ thể này ngăn chặn việc nhận diện các tín hiệu hoá học gây đau trong cơ thể. Nếu bị đau bụng kinh, bạn có thể rót nước nóng vào túi chườm và chườm lên vùng bụng dưới khoảng 30 phút.[5]

  2. 2

    Giảm đau lưng và các dạng đau nhức khác. Nếu bạn bị đau lưng, nhức khớp hoặc đau cơ bắp, túi chườm nước nóng thường sẽ giúp làm dịu căng thẳng. Tương tự như tác dụng giảm đau bụng kinh, sức nóng trên vùng bị đau sẽ ngăn chặn tín hiệu đau truyền đến não. Nó còn giúp kích thích máu lưu thông để vận chuyển các dưỡng chất giúp cơ thể hồi phục đến vùng bị đau.[6]

    • Nhiều khi việc điều trị kết hợp nóng và lạnh cũng có thể giúp giảm đau cơ. Sự tương phản giữa nhiệt độ nóng và lạnh sẽ kích thích và tạo nên các cảm giác mạnh mà không phải chuyển động nhiều, và điều này có tác dụng giảm đau. Bạn có thể chỉ dùng nước nóng hoặc luân phiên chườm lạnh vài phút, sau đó chườm nóng lên chỗ đau.[7]

  3. 3

    Chữa đau đầu. Sức nóng có thể giúp giảm đau và căng cơ vốn có thể gây đau đầu. Bạn có thể đặt túi chườm nước nóng lên trán, thái dương hoặc cổ. Thử vài chỗ xem chườm ở đâu đỡ nhất thì chườm ở đó 20-30 phút hoặc đến khi cơn đau bắt đầu thuyên giảm.[8]

  4. 4

    Làm ấm giường. Trong những đêm đông lạnh, một chiếc túi chườm nước nóng có thể giúp bạn giữ ấm chân hoặc cơ thể. Đặt túi chườm ở cuối giường gần bàn chân hoặc dưới chăn gần chỗ nằm để làm ấm giường. Túi chườm nước nóng cũng rất hữu ích nếu bạn bị ốm và thân nhiệt thường xuyên thay đổi.[9]

Cảnh báo

  • Khi sử dụng túi chườm nước nóng, bạn cần tuân theo hướng dẫn sử dụng an toàn để tránh làm tổn thương bản thân hoặc những người khác.
  • Không tạo áp lực lên túi chườm khi đang đựng nước nóng. Ví dụ, không ngồi hoặc nằm lên túi chườm. Nếu bạn cần chườm ở lưng, hãy thử nằm sấp hoặc nằm nghiêng. Bạn cũng có thể đặt túi chườm lên chỗ đau và dùng vải quấn túi chườm vào người để giữ cố định.
  • Tránh dùng túi chườm cho trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh, vì túi chườm có thể quá nóng đối với da của trẻ.
  • Nếu có da nhạy cảm, bạn hãy thật cẩn thận khi sử dụng túi chườm nước nóng. Thử bắt đầu bằng nhiệt độ thấp nhất, sau đó tăng dần nếu có thể.
  • Đừng bao giờ sử dụng túi chườm nước nóng nếu bạn nghi ngờ túi bị rò rỉ hoặc hư hại. Luôn thử bằng nước lạnh trước, và nếu vẫn còn nghi ngờ thì bạn đừng cố dùng. Hãy mua túi chườm mới nếu bạn cảm thấy có trục trặc.
  • Nước máy ót vào túi chườm có thể làm hỏng túi chườm nhanh hơn vì các hoá chất có trong đó. Nếu bạn muốn giữ độ bền của túi chườm, hãy thử dùng nước tinh khiết thay vì nước máy.[10]
  • Một vài loại túi chườm nước nóng có thể đun trong lò vi sóng, nhưng bạn luôn luôn nên kiểm tra bao bì trước. Nhiều loại túi chườm không được đun trong lò vi sóng hoặc trên bếp.

Hiển thị thêm

Video liên quan

Chủ Đề