Cách sửa khi máy tính không vào được mạng

Máy tính bàn muốn vào được mạng thì cần phải cắm dây mạng trực tiếp vào máy tính. Nếu không cắm dây cáp mạng thì không thể nào vào mạng được. Vì máy tính bàn không có chức nắng bắt wifi. Nếu muốn bắt được wifi thì bạn cần phải cằm thêm thiết bị để bắt sóng wifi. Thì mới có thể kết nối wifi được. Mực in Đại Tín chia sẽ cách khắc phục lỗi máy tính bàn không vào được mạng.

Nguyên nhân máy tính bàn không vào được mạng

Nguyên nhân máy tính bàn không vào được mạng, thì có rất nhiều nguyên nhân. Mực in Đại Tín xin kể 1 vài nguyên nhân chính, thường hay gặp nhất. Dẫn đên lỗi máy tính bàn không vào được mạng, bạn có thể tham khảo như.

  • Do dây cáp mạng bị lỗi, hoặc hư.
  • Chưa cài driver mạng.
  • Đã tắt chế độ mạng Disable.

Tổng hợp cách khắc phục lỗi máy tính bàn không vào được mạng

Nếu máy tính bàn của bạn không vào được mạng. Thì đây là bài viết bạn đang cần. Mực in Đại Tín chia sẻ cách sửa lỗi máy tính bàn không vào được mạng internet. Bạn hãy thực hiện trình tự từ cách sửa lỗi dưới đây là có thể khắc phục được.

Khởi động lại máy tính

Cách đầu tiên để sửa lỗi máy tính không vào được mạng và dễ làm nhất đó là bạn khởi động lại máy tính. Restart lại máy tính, tại sao lại phải khởi động lại?. Vì trong quá trình khởi động vào window, 1 số dịch vụ của hệ điều hành đã không hoạt đông được. Nên bạn cần phải restart lại để cho nó chạy lại dịch vụ mạng.

Kiểm tra dây cáp kết nối mạng

Kiểm tra xem đã cắm dây cáp mạng vào cổng kết nối mạng trên máy tính bàn chưa. Nếu đã cắm mà không vào được mạng. Thì tiến hành kiểm tra dây cáp nối có bị chuột cắn đứt, hạy bị cong, bàn ghế đè lên dây không. Khi tất cả điều tốt, thì bạn thử đổi 1 sợi dây mạng khác xem sao hoặc bấm lại đầu cắm dây mạng.

Cắm dây mạng cho máy tính

Kiểm tra máy tính bàn đã cài driver mạng chưa ?

Nếu máy tính chưa cài đặt driver mạng, thì dù bạn có cắm dây mạng cũng không vào được mạng. Để kiểm tra driver mạng đã cài chưa bạn có thể thực hiện như sau.

Nhấp chuột phải vào My Computer [ win 7], Hoặc This PC [ win 8/10] trên màn hình Desktop. Chọn mục Devices Manager. Hộp thoại xuất hiện bạn nhấp vào mục Other devices . Như hình bên dưới là chưa cài driver mạng.

Xem máy tính đã cài đặt driver mạng chưa

Nếu chưa cài đặt driver nên xem cách cài driver mạng cho máy tính.

Hướng dẫn cách cài driver mạng cho máy tính pc

Enable lại biểu tượng mạng máy tính

Trường hợp bạn vô tình Disable biểu tượng mạng. Ngắt kết nối mạng mà bạn không biết, hãy vào Enable lại. Để thực hiện Enable mạng bạn làm như sau.

Nhấn Start -> Control Panel -> chọn Network and sharing Center -> Chọn mục change adapter settings. Sau đó nhấp chuột phải vào biểu tượng mạng và chon Enable.

enable mạng máy tính

Khởi động lại cục wifi mạng, kiểm tra đường truyền kết nối

Nguyên nhân khác không khiến máy tính không vào được mạng là do cục wifi mạng bị lỗi. Không cấp được ip cho máy tính, do mở lâu ngày cục wifi bi nóng, bị treo. Bạn cần khởi động lại bằng cách tắt nút nguồn, hoặc rút phích căm điện. Đợi khoản 5 – 10 phút sau đó cắm lại xem sao nhé.

Trường hợp nhà bạn hay công ty bạn các máy tính khác điều không vào được mạng. Thì nguyên nhân là do đường truyền internet. Bạn nên gọi dịch vụ cụng cấp internet đến kiểm tra lại đường truyền.

Tham khảo cách sửa lỗi mạng wifi bị dấu chấm than.

Mạng wifi bị dấu chấm than không vào mạng được.

Như vậy là bài hướng dẫn khắc phục lỗi máy tính bàn không vào được mạng đã xong. Chúc bạn có thể tự mình khắc phục được. Nếu vẫn không thực hiện được, bạn có thể để lại bình luận. Mực in Đại Tín sẽ hổ trợ, hướng dẫn bạn thực hiện tiếp.

Trong quá trình sử dụng máy tính, laptop/ PC, chắc hẳn bạn đã một lần gặp phải lỗi không vào được mạng đúng không nào? Để giải quyết việc này, Tino Group sẽ hướng dẫn bạn cách sửa lỗi máy tính không vào được mạng trên cả laptop và PC nhé!

Máy tính của bạn không vào được mạng xuất phát từ nhiều lý do. Đó có thể là nguyên nhân khách quan do thiết bị, nhà mạng và cả đôi khi là nguyên nhân chủ quan do chính người sử dụng như:

  • Chưa bật kết nối wifi
  • Chưa cắm cáp mạng vào modem/ router wifi hoặc trong máy tính laptop/ PC.
  • Cáp mạng bị hỏng do tác động vật lý: gãy, gập, chuột cắn
  • Nếu bạn sử dụng wifi công ty, cũng có thể IP của bạn đã bị trùng với các thiết bị khác trong mạng LAN
  • Driver mạng đã bị hỏng, thiếu hoặc mất do nhiều nguyên nhân
  • Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khác chưa thể liệt kê ra hết.

Để sửa lỗi máy tính không vào được mạng, bạn có thể áp dụng nhiều cách. Bạn không cần thiết phải áp dụng toàn bộ những phương án này vào trong thiết bị của bạn, nhưng bạn cũng nên thử tham khảo qua một số phương án như sau:

  • Bật lại modem/ router wifi
  • Kiểm tra dây cắm kết nối với modem wifi hoặc đã cắm dây chắc vào trong máy tính của bạn hay chưa
  • Dây mạng có bị hỏng hay không, nếu có nên thay dây mới
  • Thử kết nối với mạng khác, wifi khác
  • Nếu có kết nối với các phần mềm như VPN, Proxy bạn nên thử tắt và kết nối lại với Internet.
  • Kiểm tra xem phần mềm diệt virus có chặn ứng dụng của bạn kết nối với internet hay không.
  • Cài đặt lại driver mạng cho thiết bị
  • Nhờ “anh IT” kiểm tra lại xem thiết bị của bạn có gặp phải các lỗi gì hay không.
  • Nếu bạn đang sử dụng wifi tại gia đình và tất cả các thiết bị đều không truy cập vào mạng được, kiểm tra tình trạng thanh toán hóa đơn Internet cũng là một giải pháp vô cùng hữu hiệu đấy!

Xem Thêm:   Cách sửa lỗi STATUS_ACCESS_VIOLATION trên Google Chrome

Với các phương án trên, bạn có thể sửa lỗi máy tính không vào được mạng với những biểu hiện như:

  • Dấu chấm than ở icon wifi xuất hiện
  • Windows hiển thị dòng chữ không thể kết nối với mạng
  • Dấu X hoặc dấu ! vàng ở các phiên bản Windows cũ
  • Thanh taskbar không hiển thị icon wifi

5+X cách sửa lỗi máy tính không vào được mạng

Kiểm tra đã bật mạng hay chưa

Quên bật mạng trên thiết bị modem/ router wifi hay quên bật kết nối mạng trên máy tính sẽ khiến bạn không thể truy cập vào mạng được. Vì thế, hãy thử kiểm tra lại xem:

  • Đã bật wifi hay chưa
  • Đã cắm dây mạng vào modem wifi hay chưa
  • Đã bật wifi trên thiết bị máy tính hay chưa

Trên các phiên bản hệ điều hành Windows khác, bạn có thể bật kết nối internet như sau:

Bước 1: ấn vào biểu tượng mạng => nhấn chuột phải => Open Network and Sharing Center.

Bước 2: bạn tiếp tục chọn vào Change adapter settings => tìm đến wifi/ kết nối cắm dây bạn đang sử dụng và nhấn chuột phải.

Bước 3: nếu trạng thái đang là Disable bạn nhấn vào để chuyển thành Enable.

Nếu bạn không thích rắc rối và muốn để Windows tự tìm phương án để gỡ lỗi, sử dụng Network Troubleshooter là một phương án tương đối đơn giản và dễ thực hiện đấy. Thao tác như sau:

ADVERTISEMENT

Bước 1: bạn gõ Network troubleshooter trên thanh tìm kiếm trong menu Start

Bước 2: bạn tiếp tục click vào kết quả Identify and repair network problems trên menu Start

Bước 3: bạn thực hiện theo các bước hướng dẫn của Windows để bắt đầu thao tác để Windows chẩn đoán và tự gỡ lỗi.

Thông thường, quá trình này sẽ mất từ 2 – 10 phút. Sau khi Windows báo đã sửa lỗi hoàn tất, bạn có thể thử kết nối Wifi lại hoặc khởi động máy tính và thử lại.

Xem Thêm:   Hướng dẫn download phần mềm giả lập PS1 trên PC đơn giản

Cập nhật driver mạng

Trong trường hợp icon wifi của bạn biến mất không dấu vết, nguyên nhân chính là do driver mạng bị hỏng/ mất đấy! Để cập nhật lại driver mạng, bạn thực hiện như sau:

Bước 1: bạn truy cập vào Device Manager bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + X

Bước 2: bạn chọn vào mục Network adapters.

Bước 3: bạn nhấn chuột vào để danh sách driver xổ xuống => nhấp chuột phải vào driver mạng bạn đang sử dụng

Bước 4: bạn chọn vào Update driver => Search automatically for updated driver software để hệ điều hành Windows tự tìm phiên bản driver phù hợp cho thiết bị/ mạng bạn đang kết nối.

Bước 4: sau khi hoàn tất, bạn khởi động lại máy tính để xem lỗi đã sửa xong hay chưa nhé!

Nếu bạn không biết driver nào là của mạng bạn đang sử dụng hoặc của card mạng nào, bạn có thể xóa toàn bộ driver trong Network adapters và khởi động lại máy tính để thiết bị tự cài đặt lại driver.

Khởi động lại

Với phương án khởi động lại, chúng ta sẽ có rất nhiều thứ nên thử khởi động lại đấy! Bạn nên thử:

  • Khởi động lại máy tính của mình
  • Khởi động lại modem/ router wifi: nhấn vào nút tắt nguồn và bật lại hoặc rút dây nguồn hoặc nhấn vào nút reset.
  • Ngắt kết nối với wifi và thử lại
  • Ngắt kết nối với các phần mềm VPN và thử kết nối mạng lại

Nếu bạn vẫn không thể kết nối vào mạng, hãy thử phương án khởi động lại địa chỉ IP bên dưới nhé!

Trong trường hợp bạn vẫn chưa thể truy cập vào mạng như bình thường, việc giải phóng IP cũ và tạo lại IP mới cũng là một phương án nên thực hiện đấy! Cách thức thực hiện như sau:

Bước 1: bạn truy cập vào Command Prompt bằng cách: Windows + R => nhập cmd => Enter.

Bước 2: đầu tiên, dòng lệnh này sẽ giải phóng IP hiện tại: iPConfig /release Bước 3: Trong trường hợp bạn muốn cấu hình lại toàn bộ những cài đặt cho bộ điều khiển, bạn nhập dòng lệnh: iPConfig /all Bước 4: để đặt lại DNS cache, bạn nhập dòng lệnh như sau vào: iPConfig /flushdns Bước 5: sau khi đặt lại DNS cache, bạn nhập dòng lệnh bên dưới để cấu hình lại toàn bộ điều khiển: iPConfig /renew Bước 6: bạn sẽ cần phải đặt lại các IP đã lưu và khôi phục lại danh mục Winsock bằng cách nhập lần lượt 2 dòng lệnh sau. netsh int ip set dns netsh winsock reset

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách để sửa lỗi máy tính không vào được mạng rồi đấy! Tino Group hi vọng rằng bạn đã có thể truy cập vào mạng như bình thường. Nếu không, bạn thử đổi sang một mạng khác, một dây cắm khác và thử lại nhé! Chúc bạn thành công!

Xem Thêm:   Top 11 phần mềm đọc PDF miễn phí tốt nhất hiện nay

FAQs về sửa lỗi máy tính không vào được mạng

Nếu vẫn chưa giải quyết lỗi được theo hướng dẫn của Tino Group, có thể bạn nên xem xét một số phương án khác như sau:

  • Kiểm tra đã đóng tiền mạng hay chưa. Sau một thời gian quá hạn, kết nối internet của bạn sẽ bị ngắt
  • Thiết bị có bị nhiễm virus hay không

Các nhà mạng thường có chính sách đóng tiền mạng 6 tháng hoặc 12 tháng sẽ tặng thêm 1 – 3 tháng đấy! Ngoài ra, các ví điện tử như Shopee Pay, Zalo Pay, Momo,… cũng có các chương trình giảm vài % hoá đơn tiền mạng.

Lý do chính của việc icon wifi bị mất là driver mạng của thiết bị có vấn đề hoặc bị hỏng.

Bạn chỉ cần xem lại phần cập nhật driver mạng hoặc trực tiếp xóa toàn bộ driver mạng để Windows tự động cập nhật lại driver giúp bạn nhé! Chúc bạn thành công.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0364 333 333
    Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email:
  • Website: www.tino.org

Video liên quan

Chủ Đề