Cách thay gas máy lạnh

Trong xã hội hiện đại ngày nay, điều hòa là một thiết bị gia dụng cần thiết với mọi nhà. Để hoạt động bình thường thì ngoài các cơ chế hoạt động của máy, nguồn năng lượng điện thì một yếu tố vô cùng quan trọng là gas điều hòa. Nạp gas điều hòa là một trong những việc quan trọng mà người sử dụng điều hòa cần chú ý. Trong bài viết dưới đây, LIMOSA sẽ chia sẻ đến bạn cách nạp gas máy lạnh đơn giản, nhanh chóng. 

Limosa tự hào là đơn vị sửa chữa Điện Lạnh – Điện Máy – Điện Tử hàng đầu tại Việt Nam

1.Tại sao phải nạp gas máy lạnh?

Việc tìm mua và sử dụng điều hòa là việc đơn giản. Tuy nhiên, có một sự thật là trong quá trình sử dụng, ngoài việc phải bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh thì bơm gas điều hòa cũng là điều quan trọng không thể bỏ qua. Nếu không làm điều này, bạn sẽ thấy các hệ quả như:

– Giảm tuổi thọ của điều hòa: việc hết gas trong thời gian dài khiến cho điều hòa bị giảm tuổi thọ, có thể bị hư hỏng không mong muốn. Nó cũng giống việc, bạn đi một chiếc xe gần hết xăng. Nếu cứ “cố chấp” đi tiếp mà không đổ thêm xăng thì xe có thể bị chết máy bất cứ lúc nào.

– Tiêu tốn điện năng: Khi hết gas, bạn sẽ không cảm nhận được không khí mát lạnh như mong muốn. Do đó, bạn thường hạ thấp nhiệt độ hơn bình thường, dẫn đến hao tốn điện năng dù bạn có xài máy lạnh inverter tiết kiệm điện cỡ nào đi chăng nữa.

– Khó chịu, bực bội trong người: khi có điều hòa mà bạn vẫn phải chịu cảnh nóng nực thì chắc chắn sẽ cảm thấy bực bội, khó tập trung vào công việc…

Bạn có thể tham khảo thêm nạp ga điều hòa bao nhiêu là đủ hoặc bao lâu thì nạp gas máy lạnh tại Limosa nhé!

Nạp gas máy lạnh

2. Hướng dẫn nạp gas điều hòa

2.1. Dụng cụ cần thiết để nạp gas điều hòa

Trước khi đi vào cách nạp gas cho điều hòa thì bạn cần biết điều kiện cần và đủ phải có các thiết bị sau:

– Đồng hồ đo gas chuyên dụng

– Bình gas

– Đầu nối gas

– Đồng hồ kẹp dòng

– Tua-vít, mỏ lết

– Máy hút chân không

2.2. Cách nạp gas máy lạnh inverter và máy lạnh thông thường

Việc nạp gas cho máy lạnh đòi hỏi bạn phải có đồ nghề chuyên dụng và tay nghề chuyên môn nhất là đối với cách nạp gas điều hòa inverter. Hiểu được tâm lý người dùng LIMOSA sẽ chia sẻ hướng dẫn cách nạp gas máy lạnh giúp bạn dễ dàng hình dụng được quy trình nạp gas.

Bước 1: Kiểm tra lượng gas trên máy lạnh

– Dùng tua-vít tháo toàn bộ vỏ máy lạnh ra tiếp đến dùng khóa để vặn các đầu con ốc nạp gas.

– Tiếp đến nối dây đồng hồ vào van nạp gas, dây kia vặn vào chai gas để xem áp suất gas trong máy lạnh lúc này là bao nhiêu.

– Kiểm tra và xử lý triệt để tránh tình trạng rò rỉ của hệ thống đường ống dẫn lạnh.

Bước 2: Hút chân không

– Việc nạp gas cho máy lạnh phải sạch tránh tình trạng có nhiều hỗn hợp khí cùng gas đi vào hệ thống khí máy lạnh. 

– Vì vậy để có cách bơm gas máy lạnh đúng kỹ thuật thì chúng ta cần phải dùng máy hút chân không khí chuyên dụng để hút toàn bộ không khí có trong đường hệ thống ống dẫn cho ra ngoài trước khi nạp gas mới vào cho nó.

– Khi này đồng hồ sẽ hạ áp về độ ẩm thì tiến hành khóa van lại và tắt máy hút để trong vòng từ 30 phút đến 60 phút.

– Chờ đến khi nào kim đồng hồ chỉ đến vạch số 0 thì hệ thống lúc này đã hết tạp khí và hoàn toàn kín.

Bước 3: Tiến hành bơm gas

– Tiếp đến bạn mở van khóa gas ở bình gas cần bơm ra hết cỡ rồi mở van khóa gas ở đồng hồ ra, giới hạn gas đến khoảng 260 PSI [đơn vị đo áp suất] thì cần khóa van gas ở đồng hồ đóng lại.

– Bạn chỉ mở van gas ở đồng hồ khoảng từ 15 đến 20 giây và khóa lại ngay cho đến khi nào máy báo dòng máy lạnh ở đồng hồ bằng với thông số ghi trên điều hòa là được.

Nếu bạn muốn máy lạnh của mình hoạt động bền bỉ theo thời gian có thể liên hệ đến dịch vụ bảo trì điều hòa Limosa qua HOTLINE 1900 2276, đội ngũ nhân viên chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng với giải pháp tối ưu nhất. Bạn có thể tham khảo thêm cách nạp gas r32 tại Limosa nhé!

Hướng dẫn cách nạp gas máy lạnh.

3. Một số lưu ý trong cách nạp gas máy lạnh

Để việc nạp gas máy lạnh không xảy ra sự cố đáng tiếc nào, LIMOSA cần lưu ý bạn một số điều sau đây: 

– Không nạp gas lỏng với số lượng lớn, liên tục vào đường hút của máy lạnh trong khi điều hòa đang hoạt động. Điều này có thể làm hỏng hoặc làm giảm tuổi thọ máy nén điều hòa.

– Khi nạp gas lỏng cho điều hòa, áp suất hút sẽ thấp hơn thực tế. Vì vậy, bạn cần cho máy hoạt động sau 30 phút để áp suất hệ thống ổn định trước khi đo.

– Nên nạp đúng định lượng gas, không nạp quá nhiều hoặc quá ít vì có thể ảnh hưởng đến hoạt động của máy, gây mất an toàn

– Nếu không hiểu chi tiết về máy lạnh, điều hòa thì bạn nên sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả, an toàn.

Hy vọng bài viết trên đây của LIMOSA đã giúp bạn hiểu và nắm rõ cách nạp gas máy lạnh. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Nếu có nhu cầu đặt mua các sản phẩm phụ kiện điều hòa, bạn hãy truy cập website hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 0933 599 211 để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh chóng. LIMOSA cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

Limosa – Đơn vị sửa chữa điện lạnh hàng đầu Việt Nam

Máy lạnh sẽ không thể hoạt động tốt được nếu như bị thiếu gas, hết gas. Bạn sẽ gặp các trường hợp như: máy lạnh làm lạnh kém, quá trình làm lạnh diễn ra lâu hơn, tốn điện hơn,… Lúc này ta cần thay gas cho máy lạnh để thiết bị có thể hoạt động lại lại bình thường. Vậy làm sao để thay gas máy lạnh hiệu quả, hãy tham khảo bài viết sau đây, Rada sẽ hướng dẫn bạn.

Gas máy lạnh có tác dụng gì? Có bao nhiêu loại?

Gas máy lạnh là một trong những môi chất được sử dụng giúp cho máy lạnh hoạt động hiệu quả. Gas được bơm vào máy nén trong cục nóng và có tác dụng làm lạnh. Tùy vào loại gas sẽ có mức độ làm lạnh khác nhau và cảm giác khi dùng cũng sẽ khác nhau.

Hiện tại trên thị trường có 3 loại gas máy lạnh thông dụng là: Gas R22, Gas R410A, Gas R32, mỗi loại gas sẽ có những ưu nhược điểm riêng.

Gas R22

Bình nạp Gas lạnh R22

Gas R22 là loại gas được sử dụng đầu tiên trên máy điều hòa, loại gas này khá được ưa chuộng vì có giá thành tương đối rẻ. Theo lộ trình phát triển thì loại gas này chỉ được sử dụng đến năm 2040 vì có thể gây hại đến tầng ozon.

Ưu điểm:

  • Dễ bảo trì khi muốn bơm thêm gas
  • Không độc hại cho người
  • Không gây cháy nổ
  • Giá tương đối rẻ

Nhược điểm:

  • Gây hại tầng Ozon
  • Có thể gây gạt thở nếu nồng độ gas trong không khí quá cao

Gas R410A

Bình nạp Gas lạnh R410A

Gas R410A có thành phần hóa học tương tự gas R22 và là sự thay thế hoàn hảo cho gas R22. Tuy nhiên loại gas này có độ bay hơi cao và khi môi trường ở tầm thấp sẽ gây thiếu oxi. Vì vậy bạn chỉ nên dùng gas này khi ở phòng thoáng khí nếu không sẽ rất nguy hiểm nếu xảy ra hiện tượng rò rỉ gas.

Ưu điểm:

  • Năng suất làm lạnh cao hơn R22 đến 1,6 lần
  • Hơi lạnh sâu hơn, tiết kiệm điện hơn
  • Bảo vệ môi trường

Nhược điểm:

  • Khó bảo trì
  • Bơm gas lâu hơn loại R22
  • Máy lạnh sử dụng loại gas R410A có giá thành cao hơn
  • Chi phí bơm gas R410A khá cao và khi bơm gas phải sử dụng nhiều thiết bị chuyên dụng
  • Khi bơm gas R410A phải rút hoàn toàn lượng gas còn dư trong bồn chứa, khác với gas R22 có thể bơm thêm gas mà vẫn không cần rút hết lượng gas cũ ra ngoài.

Gas R32

Bình nạp Gas lạnh R32

Loại gas R32 được phát minh ra nhằm thay thế cho gas R22 và R410A, đây là loại gas mới nhất hiện nay được sự dụng phổ biến tại Nhật Bản. Gas R32 giảm lượng khí thải đến 75%, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, chống được sự gia tăng nhiệt dẫn đến hiệu ứng nhà kính.

Ưu điểm:

  • Bảo vệ môi trường, an toàn khi sử dụng
  • Làm lạnh nhanh và tiết kiệm điện
  • Dễ thích ứng, dùng chưng với các thiết bị lắp đặt của gas R410A

Nhược điểm:

Sau đây là bảng so sánh giữa 3 loại gas để bạn tiện tham khảo:

Đặc điểm R22 R410A R32
Bảo trì, thay, nạp gas Dễ Khó Khó
An toàn sức khỏe Trung bình Trung bình Tốt
An toàn môi trường Trung bình Tốt Tốt
Năng suất làm lạnh Trung bình Tốt Tốt
Tiết kiệm điện Không Không Tốt

Khi nào cần nạp gas máy lạnh?

Bạn cần thay gas máy lạnh khi gas bị thiếu hụt hoặc hết

Đối với những chiếc máy lạnh mới 100%, nhà sản xuất đã nạp vào đó một lượng gas vừa đủ theo công suất để máy hoạt động tốt nhất. Nhưng đối với những chiếc máy lạnh được tháo lắp thay đổi vị trí thì thường xảy ra tình trạng rò rỉ gas. Vì thế, sau khi lắp máy lạnh qua vị trí mới, bạn cần kiểm tra lại lượng gas bên trong máy nén và nạp lại cho đủ.

Khi máy lạnh bị thiếu gas hoặc hết gas, dấu hiệu nhận biết:

Máy lạnh sử dụng lâu năm chịu tác động bởi môi trường và thường tiết có thể bị rò rỉ ở các mối nối trên ống đồng hây thất thoát lượng gas bên trong. Bạn sẽ nhận thấy những dấu hiệu này nếu như máy lạnh nhà bạn đang bị rò rỉ gas, thiếu gas hoặc hết gas.

  • Máy làm lạnh yếu hoặc thậm chí không lạnh
  • Máy bị chảy nước
  • Máy có mùi hôi
  • Máy chạy ngắt sớm
  • Máy đóng tuyết trên dàn lạnh
  • Máy báo lỗi mạch điều khiển

Đối với trường hợp này, để khắc phục được chúng ta cần xác định vị trí chỗ xì trên ống đồng, sau đó hàn lại lỗ xì rồi nạp lại gas. Nếu ống đồng bị hư hỏng nặng không thể khắc phục thì bạn cần thay ống đồng mới.

Quy trình nạp gas đúng kỹ thuật

Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết

  • Bình gas
  • Đồng hồ đo gas chuyên dụng
  • Đầu nối gas
  • Đồng hồ kẹp dòng
  • Máy hút chân không
  • Tovit, mỏ lết

Bạn cần có dụng cụ chuyên dụng khi tiến hành thay gas

Bước 1: Dùng tovit tháo vỏ máy lạnh ra, sau đó dùng mỏ lết để vặn ốc nạp gas ra

Bước 2: Nối 1 dây đồng hồ vào van nạp gas, dây còn lại vặn vào chai gas để kiểm tra áp xuất gas trong máy lạnh hiện tại còn bao nhiêu

Bước 3: Kiểm tra hệ thống đường ống dẫn lạnh, nếu bị rò rỉ phải xử lý triệt để.

Hút chân không

Hút chân không để tránh tình trạng trong một hệ thống khí máy lạnh có chứa nhiều hỗn hợp khí gas

Bước 4: Dùng máy hút chân không chuyên dụng để hút toàn bộ không khí còn lại trong hệ thống ống dẫn.

Bước 5: Khi đồng hồ hạ áp về độ ẩm, ta sẽ tiến hành khóa van lại và tắt máy hút đi, chờ từ 30 phút đến 60 phút.

Bước 6: Khi đồng hồ chỉ đến vạch số 0 chứng minh hệ thống đã hết tạp khí và hoàn toàn kín, lúc này bạn có thể yên tâm và tiến hành nạp gas mới.

Đồng hồ đo gas chuyên dụng

Bước 7: Mở van khóa ở bình gas ra hết cỡ, mở van khóa ở đồng hồ ra cho đến giới hạn gas ở đồng hồ khoảng 250 psi thì khóa van gas ở đồng hồ đóng lại

Bước 8: Mở van gas đồng hồ khoảng 15 – 20 giây rồi khóa lại ngay, đợi đến khi máy báo dòng máy lạnh ở đồng hồ bằng với thông số được ghi trên điều hòa là được.

Lưu ý: Việc nap gas máy lạnh đòi hỏi bạn phải có am hiểu về kĩ thuật và trang bị dụng cụ chuyên ngành cần thiết. Nếu như bạn không có đủ 1 trong 2 tiêu trên thì không nên tự thực hiện việc thay gas để tránh gặp nguy hiểm cho người và cả thiết bị. Lúc này bạn cần một thợ kĩ thuật điện lạnh chuyên nghiệp, hãy mở App Rada lên đặt ngay để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đặt thợ sửa máy lạnh như thế nào?

Đặt trực tiếp từ form tìm thợ sửa máy lạnh tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm •  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt [lưu ý, nếu hệ thống đã tự động xác định dịch vụ mà bạn cần thì bỏ qua bước 1 và bước 2] •  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa máy lạnh có thể liên hệ với bạn khi yêu cầu được gửi đi. •  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa máy lạnh, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa máy lạnh biết khi họ gọi điện cho bạn. •  Bước 5: Nhập vào Loại máy lạnh, công suất [BTU hoặc HP], bệnh mà bạn gặp phải, nạp gas [nếu bạn biết loại gas thì rất tốt], yêu cầu bảo trì, lắp đặt...

•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa máy lạnh gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa máy lạnh

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng; Bạn có thể bấm nút đỏ phía dưới màn hình [trong trường hợp bạn truy cập web bằng điện thoại], hệ thống sẽ tự xác định loại điện thoại mà bạn đang sử dụng để chuyển đến kho cài đặt tương ứng. Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng •  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản •  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình •  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Loại máy lạnh, công suất [BTU hoặc HP], bệnh mà bạn gặp phải, nạp gas [nếu bạn biết loại gas thì rất tốt], yêu cầu bảo trì, lắp đặt... bạn cần yêu cầu thợ sửa máy lạnh, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ

•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa máy lạnh

Lợi ích khi đặt thợ sửa máy lạnh từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới thợ sửa máy lạnh liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa máy lạnh cũng có thể đáp ứng •  Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa máy lạnh sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết •  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa máy lạnh cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng •  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn •  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa máy lạnh

•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 và được Facebook tài trợ trong chương trình FBStart

Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa máy lạnh

Video liên quan

Chủ Đề