Cách tính điểm Giáo dục the chất

Quy định này áp dụng từ khóa tuyển sinh năm học 2019 – 2020, thay thế cho Quyết định số 42/ĐT-HVQLGD ngày 19 tháng 01 năm 2015 của Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục. Sinh viên các khóa trước có thể thực hiện theo chương trình này để hoàn thành chương trình Giáo dục thể chất tại Học viện. Cụ thể:

QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ CỦA HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

[Kèm theo Quyết định số         /QĐ-HVQLGD ngày      tháng 8 năm 2019 của Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục]

Điều 1.  Phạm vi điều chỉnh

Văn bản này quy định về chương trình, tổ chức, quản lý, đánh giá môn học Giáo dục thể chất [GDTC] đối với sinh viên hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Học viện Quản lý giáo dục.

Điều 2.  Đối tượng áp dụng

Văn bản này áp dụng đối với sinh viên đang học đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Học viện Quản lý giáo dục.

Điều 3. Mục tiêu

Chương trình môn học GDTC nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, tạo niềm vui, phấn khởi từ đó nâng cao chất lượng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Thông qua các hoạt động GDTC để thúc đẩy các phong trào hoạt động thể dục, thể thao trong toàn Học viện.

Điều 4. Chương trình Giáo dục thể chất

Các Học phần GDTC tổ chức tại Học viện Quản lý gáo dục gồm:

TT

Học phần

Số tín chỉ

Ghi chú

1.

Khiêu vũ

1 TC

2.

Bóng chuyền

1 TC

3.

Cầu lông

1 TC

4.

Karatedo

1 TC

5.

Bóng rổ

1 TC

Điều 5. Khối lượng kiến thức môn học GDTC

Khối lượng kiến thức của chương trình GDTC mà sinh viên phải tích lũy tối thiểu 04 [bốn] tín chỉ.

           Điều 6. Đánh giá kết quả và điều kiện cấp chứng nhận hoàn thành chương trình GDTC

6.1. Đánh giá kết quả học phần

- Việc đánh giá kết quả học phần giáo dục thể chất thực hiện theo quy chế đào tạo đại học chính quy hiện hành của Học viện Quản lý giáo dục;

6.2. Điều kiện cấp chứng nhận hoàn thành chương trình GDTC

Sinh viên sẽ được cấp Chứng nhận GDTC nếu đạt đồng thời 04 điều kiện sau :

a] Cho đến thời điểm xét cấp chứng nhận GDTC không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

           b] Tích lũy đủ số tín chỉ tối thiểu quy định của chương trình môn học GDTC;

           c] Điểm tổng kết học phần các môn học GDTC đạt từ điểm D trở lên;

           d] Điểm trung bình chung tích lũy [ĐTBCTL] các học phần GDTC đạt từ 2,00 trở lên [thang điểm 4].

* Sinh viên tích lũy nhiều hơn số tín chỉ tối thiểu quy định của chương trình môn học GDTC thì Nhà trường sẽ tính đủ khối lượng quy định các học phần có điểm cao hơn để xét cấp chứng chỉ GDTC.

* ĐTBCTL các học phần GDTC chưa đạt 2,00 [thang điểm 4], sinh viên được phép đăng ký học cải thiện điểm theo quy chế đào tạo hiện hành.

Điều 7. Xếp loại Chứng nhận GDTC

- ĐTBCTL học phần GDTC tính theo thang điểm 4, được làm tròn đến 2 chữ số thập phân và tính theo công thức sau:

        

           Trong đó:

A là ĐTCTL các học phần GDTC

ai là điểm của học phần GDTC thứ i

ni là số tín chỉ của học phần GDTC thứ i

n là tổng số môn học.

- Xếp loại hoàn thành chương trình GDTC:

                     + Loại Xuất sắc                   : Điểm TBCTL từ 3.60 đến 4.00

                     + Loại Giỏi                         : Điểm TBCTL từ 3.20 đến cận 3.59

                     + Loại Khá                         : Điểm TBCTL từ 2.50 đến cận 3.19

                     + Loại Trung bình               : Điểm TBCTL từ 2.00 đến cận 2.49

           - Xếp loại được ghi trong Chứng nhận GDTC.

Điều 8. Miễn học GDTC

8.1. Miễn học tất cả các môn học GDTC

- Đối tượng: Sinh viên đã tốt nghiệp trình độ đại học tại cơ sở giáo dục đại học khác đã được cấp chứng chỉ GDTC hoặc chứng nhận hoàn thành chương trình GDTC hệ đại học;

- Thủ tục: Đầu khóa học, sinh viên nộp tại phòng Đào tạo: đơn xin miễn học các môn học GDTC, bảng điểm các môn học GDTC và bản photo công chứng Chứng chỉ GDTC hoặc chứng nhận hoàn thành chương trình Giáo dục thể chất .

8.2. Miễn học một số nội dung của môn học có liên quan đến vận động

- Đối tượng: Sinh viên bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh, bị các bệnh tim mạch, không có khả năng vận động với khối lượng và cường độ vận động lớn.

- Quy định: Những sinh viên thuộc đối tượng trên vẫn phải học đủ khối lượng kiến thức môn học GDTC quy định nhưng sẽ học các nội dung của môn học phù hợp với sức khỏe và thể chất của sinh viên hoặc học môn học không liên quan đến vận động; đồng thời việc kiểm tra, đánh giá các môn học sẽ được vận dụng phù hợp.

- Thủ tục: Sinh viên nộp đơn [có ý kiến của Y tế trường] và Giấy chứng nhận về khuyết tật, dị tật bẩm sinh hoặc Hồ sơ bệnh án của Bệnh viện cấp tỉnh, thành phố và tương đương tại phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên để xem xét.

Điều 9. Điều khoản thi hành

9.1. Quy định này áp dụng từ khóa tuyển sinh năm học 2019 – 2020, thay thế cho Quyết định số 42/ĐT-HVQLGD ngày 19 tháng 01 năm 2015 của Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục. Sinh viên các khóa trước có thể thực hiện theo chương trình này để hoàn thành chương trình Giáo dục thể chất tại Học viện.

9.2.Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị, cá nhân báo cáo Ban Giám đốc bằng văn bản [qua Phòng Đào tạo] để được xem xét giải quyết.

9.3. Các đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện quy định này sẽ được xem xét khen thưởng; nếu vi phạm, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định.

Khánh Mỹ | Tháng Ba 22, 2022 |

Chà chà!! Bài viết ” Cách tính điểm môn giáo dục thể chất” thuộc chủ đề Ý Nghĩa Con Số đang được đông đảo mọi người quan tâm đúng không nào!! Ngay bây giờ hãy cùng Hoasenhomes.vn tìm hiểu về ” Cách tính điểm môn giáo dục thể chất” trong bài viết này nhé!!

XEM THÊM

Theo Thông tư số 25/2015 / TT-BGDĐT chương trình Giáo dục thể chất trong các trường ĐH sẽ do các trường tự soạn thảo, khối lượng kiến thức và kỹ năng cũng do các trường lao lý để tương thích với nhu yếu của từng ngành giảng dạy .

Nhưng phải bảo đảm tối thiểu là 3 tín chỉ và điểm không tính vào điểm trung bình chung học tập của sinh viên.Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 29/11/2015, áp dụng đối với đại học quốc gia, đại học vùng, học viện, trường đại học [bao gồm cả các trường đại học thành viên của đại học quốc gia, đại học vùng] trong hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

XEM THÊM

Bạn đang đọc: Cách tính điểm môn giáo dục thể chất

Thông tư không áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên về thể dục, thể thao và các ngành đào tạo chuyên thể dục, thể thao trong các cơ sở giáo dục đại học.

Theo đó, các trường sẽ quy định cụ thể khối lượng kiến thức môn học này phù hợp với yêu cầu của từng ngành đào tạo, nhưng khối lượng kiến thức của chương trình môn học Giáo dục thể chất sinh viên cần tích lũy tối thiểu là 3 tín chỉ.

Các trường công bố công khai chương trình môn học Giáo dục thể chất ngay từ đầu khóa học để người học có thể lựa chọn các học phần và đăng ký học tập.

Bố trí giảng viên, đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu của chương trình môn học Giáo dục dục thể chất và việc luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực cho người học, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và các nội dung khác theo quy định.

Việc đánh giá các học phần, đánh giá kết quả học tập chương trình môn học Giáo dục thể chất được quy định cụ thể trong chương trình môn học và theo các quy định; không tính vào điểm trung bình chung học tập của học kỳ, năm học hay khoá học.

Riêng sinh viên là người khuyết tật hoặc không đủ sức khỏe học một số nội dung trong chương trình môn học Giáo dục thể chất được xem xét miễn, giảm những nội dung không phù hợp hoặc được học các nội dung thay thế phù hợp.

Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể việc miễn, giảm và quy định các nội dung học tập thay thế đối với người khuyết tật, người không đủ sức khỏe học tập.

Xem thêm: Cách Tính Vốn Luân Chuyển Là Gì? Vốn Luân Chuyển Là Gì

XEM THÊM

Môn học bắt buộc từ lớp 1 đến 12

Chương trình môn Giáo dục thể chất tập trung phát triển các năng lực chăm sóc sức khỏe, vận động cơ bản và thể dục thể thao, nhằm phát triển các tố chất thể lực của học sinh; giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có sức khỏe, có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.

Học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực

Chương trình môn Giáo dục thể chất được thiết kế theo cấu trúc vừa đồng tâm vừa tuyến tính phù hợp với tâm – sinh lý lứa tuổi và quy luật phát triển thể lực của học sinh; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh; vận dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc điểm của môn học và hỗ trợ việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh.

Chương trình môn học giáo dục thể chất mang tính mở, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và điều kiện của nhà trường. Đồng thời tạo điều kiện để các trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với yêu cầu giáo dục, điều kiện thực tế và đặc điểm cụ thể của học sinh địa phương.

Với giai đoạn giáo dục cơ bản [ở cấp tiểu học và THCS], chương trình triển khai theo 4 mạch: Đội hình đội ngũ; Vận động cơ bản; Bài tập thể dục; Thể thao tự chọn.

Nội dung chủ yếu ở giai đoạn này là giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kỹ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực và phương pháp phòng tránh chấn thương trong hoạt động, làm cơ sở để phát triển toàn diện.

Với giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, chương trình cấp THPT là môn học bắt buộc có phân hoá, thông qua hình thức tự chọn môn thể thao nhằm giúp cho học sinh tiếp tục phát triển kỹ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, giúp những học sinh có năng khiếu thể thao tự chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp. Học sinh được chọn nội dung hoạt động thể thao phù hợp với nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường.

Chương trình học mỗi môn thể thao gồm 3 nội dung: [i] kỹ thuật cơ bản; [ii] kỹ thuật nâng cao; [iii] hoàn thiện các kỹ thuật, chiến thuật thi đấu. Tùy điều kiện của mỗi trường, học sinh có thể lựa chọn một hoặc nhiều môn thể thao trong 3 năm học hoặc mỗi năm học lựa chọn một môn môn thể thao.

Những học sinh học 1 môn thể thao trong cả 3 năm học THPT được học đầy đủ ba nội dung [i], [ii] và [iii].

Những học sinh học 2 môn thể thao được học các nội dung [i] và [ii] ở một môn thể thao, môn thể thao còn lại chỉ được học nội dung [i].

Những học sinh học 3 môn thể thao được học nội dung [i].

XEM THÊM

Tạo môi trường học tập thân thiện, vui tươi

Yêu cầu cơ bản của phương pháp giáo dục mới là phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, rèn luyện năng lực tự học, tự tập luyện cho học sinh, giúp các em có cơ hội phát triển năng lực thể chất.

Để thực hiện được yêu cầu này, giáo viên đóng vai trò thiết kế, tổ chức, cố vấn, trọng tài, hướng dẫn hoạt động tập luyện cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự mình trải nghiệm, tự phát hiện bản thân và phát triển.

Giáo viên sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh một cách hợp lý, kết hợp các loại dụng cụ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, chú trọng sử dụng hiệu quả các thành tựu của công nghệ thông tin, phương tiện nghe nhìn thông qua các tranh ảnh kỹ thuật, video clip… để tạo nên giờ học sinh động, hấp dẫn và hiệu quả.

Trong hoạt động giáo dục thể chất, giáo viên cần tích hợp, sử dụng kiến thức một số môn học khác để nội dung luyện tập không bị đơn điệu. Ví dụ, trong quá trình tổ chức luyện tập, giáo viên nên sử dụng một số bài hát [đồng dao] khi tổ chức trò chơi, hoặc kết hợp với âm nhạc phù hợp làm “nền” cho những thời gian luyện tập nhất định trong giờ học, tạo không khí vui tươi, hưng phấn khi tập luyện,làm cho học sinh ưa thích và đam mê luyện tập thể thao.

Giáo viên cần sáng tạo và linh hoạt khi xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học môn Giáo dục thể chất để đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với thể lực của các nhóm học sinh, cơ sở vật chất của từng địa phương cũng như thời tiết của mỗi vùng miền, đặc biệt là các nội dung thực hành ở những trường không có nhà thể chất.

Đánh giá phải kết hợp giữa thường xuyên và định kỳ

Đánh giá kết quả Giáo dục thể chất phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục thể chất, bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hoá; phải kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kỳ, kết hợp giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh để điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy – học.

Việc đánh giá kết quả Giáo dục thể chất cần thúc đẩy và hỗ trợ học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực chung, năng lực chuyên môn, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ hoạt động vận động của học sinh tạo được hứng thú và khích lệ tinh thần tập luyện của học sinh, qua đó khuyến khích các em tham gia các hoạt động thể thao ở trong và ngoài nhà trường.

Kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 được ghi nhận bằng loại như: Xuất sắc: A+; Giỏi: A; Khá: B; Trung bình: C; Yếu: D.

Kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 được đánh giá theo thang điểm 10.

Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12, đảm nhiệm một trong bốn mặt giáo dục Đức, Trí, Thể, Mỹ.

Giáo dục thể chất là môn học liên quan chủ yếu tới sự vận động của cơ thể, trong suốt quá trình học tập và rèn luyện; đặc thù riêng của môn học là cần dụng cụ để tập luyện các môn như bóng rổ, bóng chuyền, bóng ném, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, đá cầu, võ, điền kinh,…] kèm theo là nhà tập hoặc sân tập cho các môn thể thao… Vì vậy, cần phải có những thiết bị tối thiểu để phục vụ cho công tác giảng dạy và tập luyện là hết sức cần thiết đối với các địa phương.

Cần tăng cường đủ đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất phục vụ cho công tác giảng dạy tại các nhà trường. Đặc biệt ở cấp tiểu học, do số tiết ở lớp 1 hiện hành là 35 tiết/năm, chương trình mới tăng lên thành 70 tiết/ năm.

Xem thêm: Ý nghĩa biển số xe phong thủy | Cách xem biển số xe mới nhất

Source: //hoasenhomes.vn
Category: Ý Nghĩa Con Số

Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào ” Cách tính điểm môn giáo dục thể chất” mới hãy cho chúng mình biết nha, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình nâng cao hơn hơn trong các bài sau nha

Chủ Đề