Cách tính lương giáo viên tiểu học vùng 3

Cách tính lương giáo viên tiểu học

  • 1. Cách tính lương giáo viên tiểu học theo quy định mới 2022
  • 2. Bảng lương giáo viên tiểu học năm 2022
  • 3. Giáo viên tiểu học được hưởng phụ cấp gì?
    • 3.1. Phụ cấp ưu đãi theo nghề
    • 3.2. Phụ cấp thâm niên
    • 3.3. Phụ cấp thu hút

Cách tính lương giáo viên tiểu học theo quy định mới nhất như thế nào? VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn bài viết dưới đây về cách tính bậc lương của giáo viên tiểu học theo mức lương cơ sở mới nhất.

  • Cách tính lương cho giáo viên khi nghỉ thai sản?
  • Cách tính lương giáo viên THCS theo quy định mới nhất 2022
  • Cách tính lương giáo viên THPT theo quy định mới nhất 2022

Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT sẽ được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ

1. Cách tính lương giáo viên tiểu học theo quy định mới 2022

Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT sẽ được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ cụ thể như sau:

+ Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

+ Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

+ Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

Bên cạnh đó, Quốc hội đã thông qua việc không tăng lương cơ sở năm 2021 theo lộ trình mà vẫn sẽ áp dụng mức lương cơ sở cũ là 1,49 triệu đồng/tháng bởi Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ do chưa thể cân đối được nguồn để thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp xã hội và trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2020 và năm 2021 cũng như điều chỉnh chuẩn nghèo cho giai đoạn tới.

Do đó Cách tính lương cho giáo viên tiểu học theo quy định mới sẽ áp dụng theo công thức:

Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 = Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng + mức phụ cấp hiện hưởng

Hệ số: Được quy định chi tiết tại các Thông tư nêu trên và Nghị định 204 năm 2004 cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung.

Năm 2022 do chưa thực hiện cải cách tiền lương nên lương cơ sở năm 2022 vẫn là 1.490.000 đồng/tháng.

Như vậy, mức lương của giáo viên tiểu học mới nhất sẽ được tính theo công thức trên và áp dụng tùy theo bậc lương của từng giáo viên.

2. Bảng lương giáo viên tiểu học năm 2022

Bảng lương giáo viên tiểu học 2022

STTNhóm ngạchBậc 1Bậc 2Bậc 3Bậc 4Bậc 5Bậc 6Bậc 7Bậc 8Bậc 9
1

Giáo viên tiểu học hạng III

Hệ số2.342.673.003.333.663.994.324.654.98
Lương3.4873.9784.4704.9625.4535.9456.4376.9297.420
2

Giáo viên tiểu học hạng II

Hệ số4.004.344.685.025.365.706.046.38
Lương5.9606.4676.9737.4807.9868.4939.0009.506
3

Giáo viên tiểu học hạng I

Hệ số4.404.745.085.425.766.106.446.78
Lương6.5567.0637.5698.0768.5829.0899.59610.102

3. Giáo viên tiểu học được hưởng phụ cấp gì?

Ngoài mức lương nêu trên, giáo viên tiểu học còn được hưởng được một số khoản phụ cấp. Cụ thể như sau:

3.1. Phụ cấp ưu đãi theo nghề

Theo Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, giáo viên trong các cơ sở giáo dục công lập sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề.

Mức hưởng sẽ được tính theo công thức:

Mức phụ cấp ưu đãi = lương cơ sở x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo [nếu có] + phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

Trong đó, tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi dao động từ 25% đến 50%, tùy từng đối tượng giáo viên và địa bàn công tác.

3.2. Phụ cấp thâm niên

Nghị định số 77/2021/NĐ-CP quy định, giáo viên đang giảng dạy, hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập được hưởng phụ cấp thâm niên nếu có thời gian giảng dạy, hoạt động giáo dục từ đủ 05 năm được tính như ở người phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện như ở người cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]. Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm [đủ 12 tháng] được tính thêm 1%.

Mức tiền phụ cấp thâm niên

=

Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] hiện hưởng

x

Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ

x

Mức [%] phụ cấp thâm niên được hưởng

3.3. Phụ cấp thu hút

Giáo viên công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng thêm phụ cấp thu hút.

Mức phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng. Trong đó, thời gian để hưởng phụ cấp này là thời gian thực tế làm việc tại địa bàn và không quá 05 năm.

Ngoài các khoản phụ cấp nêu trên, còn có một số khoản phụ cấp đặc thù khác dành cho giáo viên, như: Phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân; Phụ cấp với giáo viên công tác lâu năm tại địa bàn đặc biệt khó khăn; Phụ cấp với giáo viên dạy người khuyết tật…

Bảng phụ cấp đối với giáo viên Tiểu học

[Đơn vị tính: 1000 đồng]

Loại phụ cấp Điều kiện áp dụng Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Mức 6 Mức 7
Phụ cấp khu vực Làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu0.10.20.30.40.50.71.0
Mức hưởng từ 1/7/2019 1492984475967451,0431,490
Phụ cấp đặc biệt Làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.30% lương hiện hưởng50% lương hiện hưởng100% lương hiện hưởng
Phụ cấp thu hút Làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn20% lương hiện hưởng30% lương hiện hưởng50% lương hiện hưởng70% lương hiện hưởng

Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Cách tính lương giáo viên tiểu học theo quy định mới nhất 2022. Còn rất nhiều tài liệu hay khác, mời các bạn tham khảo thêm.

  • Tiền lương mới theo vị trí việc làm với CBCCVC thực hiện từ 2022
  • Những phụ cấp nào sẽ bị bãi bỏ từ 1.7.2022?
  • Bảng lương theo vị trí việc làm năm 2022 của cán bộ, công chức, viên chức
  • So sánh lương giáo viên Tiểu Học trước và sau 20/3/2021

Mỗi chúng ta thường sẽ nghĩ rằng giáo viên Sư phạm tiểu học thì sẽ luôn nhận được một mức lương chung giống như nhau. Thế nhưng, trên thực tế, sự thật là không phải giáo viên tiểu học nào cũng có thể nhận được một mức lương giống nhau. Bên cạnh đó thì các cách tính lương giáo viên tiểu học cũng khác nhau. Chính vì thế mà các thầy cô giáo nên tìm hiểu chi tiết về cách tính lương giáo viên tiểu học để thông qua đó sẽ có thể nhận được số tiền theo đúng trình độ và công sức lao động mà bản thân mình bỏ ra. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về lương giáo viên tiểu học [cấp 1] là bao nhiêu? Cách tính mới.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

– Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

– Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT.

– Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV.

– Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC.

– Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

– Luật Việc làm 2013.

– Luật Bảo hiểm y tế 2008.

Xem thêm: Luật sư tư vấn cách tính lương hưu trực tuyến miễn phí

1. Cách tính lương giáo viên tiểu học:

Quốc hội Việt Nam đã thông qua việc không tăng lương cơ sở mà vẫn áp dụng mức lương cơ sở cũ là 1,49 triệu đồng/tháng như Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ bởi trên thực tế, trong giai đoạn hiện nay, ta nhận thấy rằng, vẫn chưa thể cân đối được nguồn để nhằm mục đích có thể thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp xã hội và trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công cũng như điều chỉnh chuẩn nghèo cho giai đoạn tới.

Cũng chính bởi vì thế mà căn cứ theo quy định của pháp luật thì cách tính lương cho giáo viên tiểu học sẽ được áp dụng theo công thức sau đây:

Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2020 = Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng + mức phụ cấp hiện hưởng – Mức đóng các loại bảo hiểm.

Như vậy, từ công thức được nêu trên, ta nhận thấy, mức lương cho giáo viên tiểu học từ ngày 1/7/2020 vẫn được áp dụng theo mức lương cơ sở cũ là 1,49 tr đồng.

Như vậy là pháp luật quy định mức lương của giáo viên tiểu học mới nhất sẽ được tính theo công thức trên và áp dụng tùy theo bậc lương của từng giáo viên.

Tiền lương chính là sự trả công được biểu hiện bằng tiền của các chủ thể là người sử dụng lao động cho các đối tượng là những người lao động để nhằm mục đích các chủ thể là những người lao động thực hiện công việc theo thỏa thuận, tiền lương được trả cho các đối tượng người lao động bao gồm mức lương theo công việc hoặc mức lương theo chức danh, phụ cấp và những khoản bổ sung khác.

2. Quy định về bậc lương giáo viên tiểu học:

Các chủ thể là những viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định cụ thể tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT thì sẽ được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với các chủ thể là những cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể với nội dung như sau:

– Đối với các chủ thể là những giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Xem thêm: Cách tính lương công chức viên chức? Hệ số lương 2.34 là bao nhiêu tiền?

– Đối với các chủ thể là những giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.

– Đối với các chủ thể là những giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

Như vậy, trên đây là quy định hiện hành về bậc lương của các chủ thể là những giáo viên tiểu học.

Lương được biết đến chính là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và tiền lương của các chủ thể sẽ được ấn định bằng thỏa thuận giữa chủ thể, hoặc cũng có thể được ấn định bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia.

3. Quy định về cách bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học:

Các chủ thể là những viên chức nói chung và giáo viên nói riêng đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nếu như đã đạt các tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT thì các chủ thể sẽ được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học như sau:

– Các chủ thể là những giáo viên tiểu học hạng IV [mã số V.07.03.09] theo quy định pháp luật được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III [mã số V.07.03.29].

– Các chủ thể là những giáo viên tiểu học hạng III [mã số V.07.03.08] được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III [mã số V.07.03.29].

– Các chủ thể là những giáo viên tiểu học hạng II [mã số V.07.03.07] được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II [mã số V.07.03.28].

Xem thêm: Cách tính lương, hệ số lương, phụ cấp của cán bộ công chức mới nhất

Các giáo viên tiểu học hạng II [mã số V.07.03.28] sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I [mã số V.07.03.27] khi các giáo viên tiểu học được xác định chính là người trúng tuyển trong kì thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

Đối với các giáo viên tiểu học hạng II [mã số V.07.03.07] nếu như chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT thì các giáo viên này sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III [mã số V.07.03.29].

Các giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng sau khi các giáo viên này đã hết thời gian tập sự theo quy định và các giáo viên tiểu học được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá đạt yêu cầu thì các giáo viên tiểu học này sẽ được bổ nhiệm vào đúng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học đã trúng tuyển.

4. Các loại phụ cấp được hưởng:

Theo quy định hiện hành, giáo viên sẽ có thể được hưởng các loại phụ cấp cụ thể như sau:

– Phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên:

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thì ta nhận thấy, mức ưu đãi được hưởng theo nghề của các đối tượng giáo viên sẽ được tính theo công thức:

Mức phụ cấp ưu đãi = 1,49 triệu đồng x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo [nếu có] + phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

Trong đó, căn cứ Quyết định 244/2005/QĐ-TTG, các chủ thể là những giáo viên trên thực tế cũng sẽ được tính phụ cấp ưu đãi theo tỉ lệ 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45, 50% tùy từng vị trí làm việc, nơi công tác của các chủ thể đó.

– Phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân:

Xem thêm: Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản mới nhất 2022?

Chủ thể là nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân ưu tú trở lên hoặc người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập theo quy định pháp luật hiện hành thì sẽ được hưởng phụ cấp đặc thù được quy định cụ thể tại Nghị định 113/2015/NĐ-CP. Công thức như sau:

Mức phụ cấp đặc thù = 10% [mức lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]]

– Phụ cấp cho giáo viên dạy người khuyết tật:

Theo quy định tại Nghị định 113/2015/NĐ-CP, các chủ thể là những giáo viên dạy học cho người khuyết tật sẽ được hưởng 02 loại phụ cấp đó là: phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi công việc.

Trong đó, các chủ thể là những giáo viên dạy lớp dành riêng cho các chủ thể là những người khuyết tật và giáo viên dạy trong lớp hòa nhập cộng đồng cũng sẽ có cách tính riêng đối với 02 loại phụ cấp được nêu cụ thể bên trên.

– Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn:

Khi giáo viên thực hiện việc giảng dạy, công tác ở huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1, các xã đặc biệt khó khăn cụ thể có thể kể đến như: ở vùng đồng bào dân tộc, niềm núi, ven biển, hải đảo, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp… thì các giáo viên đó còn sẽ được hưởng thêm phụ cấp công tác.

Theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định, các đối tượng giáo viên thực hiện việc giảng dạy, công tác ở những nơi được nêu trên sẽ được hưởng một số phụ cấp cụ thể như: Phụ cấp thu hút, công tác lâu năm, trợ cấp chuyển vùng, một lần, thanh toán tiền tàu xe…

Xem thêm: Quy định về cách tính ngày công hưởng lương cho người lao động

– Phụ cấp thâm niên [được hưởng đến 01/7/2022]:

Bên cạnh đó thì các chủ thể là những giáo viên còn sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại Điều 3 Nghị định 54/2011/NĐ-CP với nội dung cụ thể như sau:

“Nhà giáo đủ 05 năm [60 tháng] giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]; từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.”

Tuy nhiên, theo Công văn 8982 được ban hành vào ngày 27/7/2020 quy định các chủ thể là những giáo viên sẽ chỉ được hưởng phụ cấp thâm niên đến 01/7/2022, sau đó thì các giáo viên sẽ không còn chế độ phụ cấp thâm niên nữa.

5. Mức đóng các loại bảo hiểm:

Căn cứ theo các quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Việc làm 2013, Luật Bảo hiểm y tế 2008, mức đóng bảo hiểm của các chủ thể là những giáo viên như sau:

– Hưu trí – tử tuất: 8%;

– Bảo hiểm thất nghiệp: 1%;

– Bảo hiểm y tế: 1,5%

Xem thêm: Làm việc chủ nhật, nghỉ bù ngày thường, có được hưởng lương?

Trong đó, căn cứ theo quy định được nêu cụ thể tại khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội, khoản 1 Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế, khoản 1 Điều 58 Luật Việc làm thì ta nhận thấy tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của giáo viên chính là tiền lương dựa theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề [nếu có].

Video liên quan

Chủ Đề