Cách tính số nuclêôtit từng loại của gen lớp 9

Dạng 1: Xác định tổng số nuclêôtit, chiều dài, khối lượng, số liên kết của ADN

Phương pháp

- Trong phân tử ADN: A = T và G = X

=> Tổng số nuclêôtit của ADN: N = A + T + G + X = 2A + 2G = 2T + 2X

- Khối lượng của phân tử ADN: M = 300 x N

- Các công thức tính chiều dài (L) của ADN:

+ Mối liên hệ giữa N và L (L tính theo đơn vị Å):

LG=N2×3.4

+ Mối liên hệ giữa M và L (L tính theo đơn vị Å):

LG=M300×2×3.4

+ Mối liên hệ giữa L (L tính theo đơn vị Å) và số chu kì xoắn của ADN (Sx):

LG= Sxx 34

- Số liên kết của phân tử ADN:

+ Số liên kết hiđro của ADN: H = 2A + 3G

+ Số liên kết phốtphođieste của ADN = N - 2

Ví dụ mẫu

VD1:Một gen có cấu trúc dạng B dài 5100 Å có số nuclêôtit là

A.3.000 B.1.500

C.4.500 D.6.000

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức mối liên hệ giữa N và L=>Số Nu của gen đó là:

5100 : 3,4 x 2 = 3000 Nu

VD2:Một gen có chiều dài 214,2 namômet. Kết luận nào sau đâykhông đúngvề gen nói trên?

A. Gen chứa 1260 nuclêôtit.

B. Số liên kết phốtphođieste của gen bằng 2418.

C. Gen có tổng số 63 vòng xoắn.

D. Khối lượng của gen bằng 378000 đơn vị cacbon.

Hướng dẫn giải:

Gen có chiều dài 214,2 namômet = 2142 Aº

- Áp dụng công thức mối liên hệ giữa N và L => Gen chứa: 2142 : 3,4 x 2 = 1260 Nu

- Áp dụng công thức tính số liên kết phốtphođieste => Số liên kết phốtphođieste của gen là:

1260 2 = 1258

- Áp dụng công thức mối liên hệ giữa Sxvà L => Tổng số vòng xoắn của gen là:

2142 : 34 = 63

- Áp dụng công thức tính khối lượng của gen => Khối lượng của gen là:

1260 x 300 = 378000

=> Đáp án B

Dạng 2: Xác định số nuclêôtit mỗi loại của ADN

Phương pháp

- Mối tương quan giữa các loại nuclêôtit trong phân tử ADN:

A = T; G = X

- Mối tương quan các loại nuclêôtit của hai mạch đơn trong phân tử ADN:

A1= T2 T1= A2 G1= X2 X1= G2

A = T = T1+ T2= A1+ A2= T1+ A1= T2+ A2

G = X = G1+ G2= X1+ X2= X1+ G1= X2+ G2

Ví dụ mẫu

VD1:Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là

A. 112. B. 448.

C. 224. D. 336.

Hướng dẫn giải:

Gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô => 2A + 3G = 2128 (1)

Theo bài ra: A1= T1; G1= 2A1; X1= 3T1

=> G = G1+ X1= 5A1(2)

=> A= A1+ T1= 2A1(3)

Từ (1) (2) (3) => 4A1+ 15A1= 2128 => A1= 112.

=> A = 2A1= 224.

=> Đáp án C

VD2:Một gen có chiều dài 0,306 micrômet và trên một mạch đơn của gen có 35% X và 25% G. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là

A. A = T = 360, G = X = 540

B. A = T = 540, G = X = 360

C.A = T = 270, G = X = 630

D. A = T = 630, G = X = 270

Hướng dẫn giải:

0,306 micrômet = 3060 Å

Áp dụng công thức mối liên hệ giữa N và L => Tổng số Nu của gen trên là:

3060 : 3,4 x 2 = 1800

%X = %G = (35 + 25): 2 = 30% tổng số Nu của gen

=> X = G = 1800 x 30: 100 = 540 Nu

=> A = T = 1800: 2 540 = 360 Nu

=> Đáp án A

Dạng 3: Bài tập về quá trình nhân đôi ADN

Phương pháp

Cách tính số nuclêôtit từng loại của gen lớp 9

Xác định số phân tử ADN được tạo thành, số mạch đơn được tạo thành từ x phân tử ADN ban đầu sau k lần nhân đôi:

- Số phân tử ADN được tạo thành là: x.2k

- Số phân tử ADN được tổng hợp hoàn toàn từ các Nu tự do của môi trường là: x(2k 2)

- Số mạch đơn được tạo thành là: 2x.2k

- Số mạch đơn được tổng hợp hoàn toàn từ các Nu tự do của môi trường là: x(2.2k 2)

Ví dụ mẫu

VD1:Mộtphân tử ADN tái bản 4 lần. Số phân tử ADN được tổng hợp hoàn toàn từ các Nu tự do của môi trường là:

A.16. B.15.

C.14. D.13.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức tính số phân tử ADN được tổng hợp hoàn toàn từ các Nu tự do của môi trường => số phân tử được tổng hợp hoàn toàn từ các Nu tự do của môi trường là: 24 2 = 14

=> Đáp án C

VD2:Một phân tử ADN tái bản 4 lần. Số mạch đơn được tổng hợp hoàn toàn từ các Nu tự do của môi trường chiếm tỉ lệ là

A.100%. B.93,75%.

C.87,5%. D.50%.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức tính số mạch đơn được tổng hợp => Sau 4 lần nhân đôi số mạch đơn được tạo thành là: 2.24= 32

Áp dụng công thức tính số mạch đơn được tổng hợp hoàn toàn từ các Nu tự do => Số mạch đơn được tổng hợp hoàn toàn từ các Nu tự do của môi trường là: 2.24 2 = 30

Vậy tỉ lệ số mạch đơn được tổng hợp hoàn toàn từ các Nu tự do của môi trường là:

30 : 32 = 93,75%

=> Đáp án C

Dạng 4:Bài tập vềmối quan hệ giữa mạch mã gốc của gen mARN- trình tự axit min trong chuỗi polipetit

Phương pháp

Cách tính số nuclêôtit từng loại của gen lớp 9

Mối quan hệ Gen - mARN - Protein

- Phiên mã:

+ Quá trình phiên mã diễn ra theo NTBS: từ mạch mã gốc của gen => mARN

+ Chiều của mạch mã gốc: 3- 5

+ Chiều của mARN: 5- 3

- Dịch mã:

+ Sự dịch mã từ mARN diễn ra theo bảng mã di truyền: cứ 1 codon => 1 axit amin của chuỗi polipeptit.

Ví dụ mẫu

VD1:Chuỗi pôlipeptit phe-pro-lys được tổng hợp từ phân tử mARN có trình tự là: 5UUX-XXG-AAG3. Đoạn phân tử ADN mã hoá cho chuỗi pôlipeptit trên là

A.3UUU-GGG-AAA5 B.3AAA-AXX-TTT5

C.3GAA-XXX-XTT5 D.3AAG-GGX-TTX5

Hướng dẫn giải:

mARN được phiên mã từ mạch mã gốc của gen theo nguyên tắc bổ sung (A trên gen liên kết với U tự do, T trên gen liên kết với A tự do, X trên gen liên kết với G tự do, G trên gen liên kết với X tự do). Và mARN được tổng hợp theo chiều 5 3ngược với chiều của mạch mã gốc của gen.

Vậy chuỗi Nu của mạch ADN mã hoá là: 3AAG GGX TTX5

=> Đáp án D

VD2: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly; XXX - Pro; GXU - Ala; XGA - Arg; UXG - Ser; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5AGXXGAXXXGGG3. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là

A.Gly-Pro-Ser-Arg. B.Ser-Ala-Gly-Pro.

C.Ser-Arg-Pro-Gly. D.Pro-Gly-Ser-Ala

Hướng dẫn giải:

Áp dụng nguyên tắc bổ sung => mARN được tổng hợp từ mạch mã gốc của gen là:

5XXX GGG UXG GXU3

Vậy theo bảng mã di truyền, chuỗi polipeptit được tổng hợp có trình tự là:

Pro-Gly-Ser-Ala

=> Đáp án D

Một số bài tập mẫu:

Bài1:Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là

  1. 112.B.448.C.224.D.336.

Hướng dẫn trả lời:

Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô => 2A+3G =2128 ó 2(A1+T1)+3(G1+X1) =2128 (*)

Theo đề: A1=T1; G1=2A1;X1= 3T1

Thay vào (*) 4A1+3(2A1+ 3T1) = 2128 ó 19A1=2128 => A1= 112 => A = 112.2 = 224

=>Đáp án C

Bài2:Một gen dài 425 nm và có tổng số nuclêôtit loại A và nuclếôtit loại T chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 220 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 20% tổng số nuclêôtit của mạch.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đâyđúng?

I. Mạch 1 của gen có G/X = 2/3.

II. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 53/72.

III. Mạch 2 của gen có G/T = 25/28.

  1. Mạch 2 của gen có 20% số nuclêôtit loại X.
  2. 4.B.2.C.1.D.3.

Hướng dẫn trả lời:

Tổng số nu của 1 mạch gen = 425/0,34 = 1250 nu

Số nu của gen 1250.2 = 2500

A + T = 40%.2500 = 1000

=> A = T = 1000/2 = 500 nu

=> G = X = 2500/2 500 = 750 nu

Mạch 1 có: T1= 220 => A1= 500 -220 = 280 nu

X1= 20%.1250 = 250 nu => G1= 750 250 = 500 nu

Theo NTBS: A1= T2= 280 nu

T1= A2= 220 nu

G1= X2= 500 nu

X1= G2= 250 nu

Xem xét các phát biểu :

  1. Mạch 1 của gen có G/X = 2/3.=>sai

Vì 500/250 =2

  1. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 53/72.=> sai

Vì (220+500)/(280+250) = 720/530 53/72.

  1. Mạch 2 của gen có G/T = 25/28. .=>đúng

Vì 250/280 = 25/28

  1. Mạch 2 của gen có 20% số nuclêôtit loại X.

Vì 500/1250 = 0,4

Vậy chỉ có III đúng

=> Đáp án C

Bài3:Một gen có 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đâyđúng?

I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26.

II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 19/41.

III. Mạch 2 của gen có A/X = 2/3.

IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 5/7.

A.4. B.2. C.3. D.1.

Hướng dẫn trả lời:

Lưu ý đề bài cho gen có 1200cặpnu

Ta có G = 20%.1200.2 = 480 nu => A = 1200 480 = 720 nu

Theo NTBS: A = T = 720 nu

G = X = 480 nu

Mạch 1 có: T1= 200 => A1= 720 -200 = 520 nu

X1= 15%.1200 = 180 nu => G1= 480 180 = 300 nu

Theo NTBS: A1= T2= 520 nu

T1= A2= 200 nu

G1= X2= 300 nu

X1= G2= 180 nu

Xem xét các phát biểu :

I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26 =>Sai

Vì 520/300 15/26

II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 19/41=>đúng

Vì (T1+ X1)/(A1+ G1) = (200+180)/(520+300) = 380/820 = 19/41

III. Mạch 2 của gen cóA/X = 2/3=>đúng

Vì A2/X2 = 200/300 = 2/3.

IV. Mạch 2 của gen có(A + X)/(T + G) = 5/7 =>đúng

Vì (A2+ X2)/(T2+ G2) = (200+300)/( 520+180) = 500/700 = 5/7

Vậy II, III, IV đúng

=> Đáp án C

Bài4:Một gen ở sinh vật nhân sơ có 1500 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại A chiếm 15% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 có 150 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại G chiếm 30% tổng số nuclêôtit của mạch.

Có bao nhiêu phát biểu sau đâyđúng?

I. Mạch 1 của gen có G/X = 3/4.

II. Mạch 1 của gen có (A + G) = (T + X).

III.Mạch 2 của gen có T = 2A.

IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 2/3.

A.2.B.1.C.3. D.4.

Hướng dẫn trả lời:

Lưu ý đề bài cho gen có 1500cặpnu

Ta có A = 15%.1500.2 = 450 nu => G = 1500 450 = 1050 nu

Theo NTBS: A = T = 450 nu

G = X = 1050 nu

Mạch 1 có: T1= 150 => A1= 450 -150 = 300 nu

G1= 30%.1500 = 450 nu => X1= 1050 450 = 600 nu

Theo NTBS: A1= T2= 300 nu

T1= A2= 150 nu

G1= X2= 450 nu

X1= G2= 600 nu

Xem xét các phát biểu :

  1. Mạch 1 của gen có G/X = 3/4=> đúng

Vì G1/X1= 450/600 = 3/4

  1. Mạch 1 của gen có (A + G) = (T + X)=> đúng

Vì (300 + 450) = (150 +600)

  1. Mạch 2 của gen có T = 2A.=> đúng

IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 2/3.

Vì ( 150+450)/(300+600) = 600/900 = 2/3=> đúng

Vậy I, II, III, IV đúng

=> Đáp án D

Bài5:Một gen có 2500 nuclêôtit và 3250 liên kết hiđrô. Mạch 1 của gen có 275 nuclêôtit loại X và số nuclêôtit loại T chiếm 30% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đâyđúng?

I. Mạch 1 của gen có X/G = 15/19.

II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 12/13.

III. Mạch 2 của gen có T/G = 5/19.

IV. Mạch 2 của gen có 38% số nuclêôtit loại X.

  1. 4.B.3.C.1. D.2.

Hướng dẫn trả lời:

Lưu ý đề bài cho gen có 2500 nu => 2A + 2G = 2500 (1)

Số liên kết hiđrô = 2A + 3G = 3250 (2)

Giải hệ phương trình (1) và (2) :

lấy (2) (1) => G = X = 750 nu;

A = T = 2500/2 750 = 500 nu;

Mạch 1 có: X1= 275 => G1= 750 - 275 = 475 nu

T1= 30%.(2500/2) = 375 nu => A1= 500 375 = 125 nu

Theo NTBS: A1= T2= 125 nu

T1= A2= 375 nu

G1= X2= 475 nu

X1= G2= 275 nu

Xem xét các phát biểu :

  1. Mạch 1 của gen có X/G = 15/19.=> sai

Vì 275/475 15/19

  1. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 12/13.=> sai

Vì (375+ 275)/(125+475) = 650/600 12/13

  1. Mạch 2 của gen có T/G =5/19.=> sai

Vì 125/275 5/19.

  1. Mạch 2 của gen có 38% số nuclêôtit loại X.

475/1250 = 0,38=> đúng

Vậy chỉ có IV đúng

=> Đáp án C