Cách vệ sinh tai khi đeo khuyên

Đeo khuyên tai bị chảy mủ, bị đau làm sao? Các cách xử lý hiệu quả

Đào Đào 16/12/2021

Khuyên tai một món phụ kiện trang sức đẹp, dễ sử dụng nhưng cũng không ít người cảm thấy hoang mang khi gặp phải hiện tượng đau tai hay tai bị chảy mủ khi đeo khuyên. Đừng lo lắng, hãy tìm hiểu các cách xử lý hiệu quả tình huống trên qua bài viết dưới đây nhé!

Tưng bừng khai trương chuỗi AVAJI vào ngày 10/01/2022 với nhiều chương trình ưu đãi giảm giá sốc từ ngày 10/01/2022 - 31/01/2022 cho các mặt hàng trang sức chất lượng như: Nhẫn, dây chuyền, khuyên tai [bông tai], vòng tay, lắc tay, vòng charm.

Áp dụng cho mua Offline và Online, giao hàng khu vực TP.HCM, chưa áp dụng chuyển hàng ngoài TP.HCM, chi tiết như sau:

- Trang sức Vàng đồng giảm 15%.

- Trang sức Bạc, Hợp Kim đồng giảm 30%, mua thêm món thứ 2 giảm thêm 10%.

Địa chỉ các cửa hàng Thế Giới Di Động có chuỗi AVAJI:

  • 228 - 228A - 230 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp. HCM
  • 136 Nguyễn Thái Học, P.Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Tp. HCM
  • 468 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Quy, Quận 7, Tp. HCM
  • 246 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long A, Thành phố Thủ Đức,Tp. HCM
  • 159-161 Lê Văn Việt, Phường Hiệp Phú, Thành phố Thủ Đức, Tp. HCM

Xem thêm: Tìm siêu thị Thế Giới Di Động, Điện máy XANH trên điện thoại, máy tính

1. Tại sao đeo khuyên tai bị chảy mủ, bị đau?

Một số bạn đeo khuyên tai thường gặp phải tình trạng kích ứng da từ nhẹ đến nặng, với các biểu hiện khác nhau như bị chảy mủ, bị đau, sưng đỏ, nổi mẩn đỏ, phát ban, ngứa,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và trải nghiệm đeo khuyên tai của bạn.

Một số nguyên nhân khiến tai bạn bị đau, bị sưng tấy khi đeo khuyên có thể kể đến như:

- Đeo khuyên tai quá chật, quá sát khiến vùng da mỏng quanh tai bị cọ xát nhiều dẫn đến tổn thương.

- Chất liệu khuyên tai gây kích ứng da hoặc sử dụng các chất liệu kém chất lượng có thể dẫn đến viêm da do dị ứng, nhiễm trùng tai.

- Tác dụng của hóa chất [sữa tắm, kem dưỡng, nước hoa,…] và mồ hôi với kim loại làm nên khuyên tai có thể gây hiện tượng dị ứng da, sưng tấy đối với một số người.

2. Cách xử lý khi đeo khuyên tai bị chảy mủ, bị đau

Lưu ý: Các bước xử lý ở đây chỉ áp dụng đối với các vết thương nhẹ. Bạn cần đến bác sĩ để trực tiếp tư vấn và kê thuốc nếu có dấu hiệu nặng, quá đau nhức hoặc sau khi đã thực hiện các cách bên dưới mà vết thương vẫn không lành.

Bước 1: Tháo khuyên tai ra ngay

Cần tháo khuyên tai ra ngay khi cảm thấy tai bị đau hay có các dấu hiệu bất thường khác.

Bước 2: Vệ sinh khuyên tai, lỗ xỏ sạch sẽ

Bạn có thể vệ sinh bằng cách dùng tăm bông thấm vào xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch muối pha loãng rồi chấm nhẹ lên vùng da tai bị tổn thương.

Bước 3: Rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn

Bạn có thể dùng dung dịch muối pha loãng để thấm ướt bông gòn hoặc tăm bông, sau đó nhẹ nhàng chấm lên cả mặt trước và mặt sau lỗ xỏ.

Lưu ý: Quá trình sát khuẩn cho tai có khả năng sẽ khiến vết thương bị đau rát. Để giảm đau, bạn hãy chườm gạc ấm lên tai và giữ khoảng 3 - 4 phút cho đến khi da dịu lại, sau đó dùng khăn giấy lau khô tai.

Bạn có thể áp dụng cách này vài lần trong ngày nếu vết thương hay bị đau.

Bước 4: Bảo vệ vết thương ở tai đến khi lành

Bạn nên hạn chế chạm tay vào vết thương, tránh đeo tai nghe, áp điện thoại lên tai, cột tóc gọn gàng để tóc không quét qua vết thương, không nằm nghiêng về phía tai đau khi đi ngủ.

3. Cách đeo khuyên tai không bị chảy mủ, bị đau

Để bảo vệ tai và giảm thiểu tình trạng tai bị chảy mủ, bị đau khi đeo khuyên, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

- Luôn vệ sinh tai và khuyên tai sạch sẽ trước khi đeo.

- Bôi một lớp mỏng các chất bảo vệ như vaseline, dầu dừa, phấn phủ, sơn móng tay không màu lên bông tai trước khi đeo để giảm ma sát với da tai.

- Vệ sinh khuyên tai, lỗ xỏ thường xuyên, không để bụi bẩn bám lâu ngày.

- Chọn khuyên tai chất lượng được làm từ các thành phần an toàn, không gây kích ứng da.

- Tháo khuyên tai khi cần thiết để lỗ xỏ được thông thoáng, không bị bí.

- Hạn chế các chất gây kích ứng khi đeo bông tai như hóa chất và mồ hôi. Nếu vô tình để dính vào bông tai thì nên dùng khăn sạch lau khô.

Một số mẫu khuyên tai chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp tại chuỗi AVAJI tại Thế Giới Di Động:

  • Bông Tai Hợp Kim Nữ AvaJi Đính Ngọc Trai AVJ.E000738.00

    66.000₫ 199.000₫ -66%

  • Bông Tai Hợp Kim Nữ AvaJi Đính Đá AVJ.E000733.00

    36.000₫ 149.000₫ -75%

  • Bông Tai Hợp Kim Nữ AvaJi Đính Đá AVJ.E000083.00

    66.000₫ 253.000₫ -73%

  • Bông Tai Hợp Kim Nữ AvaJi Đính Đá AVJ.E000003.00

    36.000₫ 154.000₫ -76%

  • Bông Tai Hợp Kim Nữ AvaJi Đính Đá AVJ.E000019.00

    66.000₫ 171.000₫ -61%

  • Bông Tai Hợp Kim Nữ Đính Đá AvaJi AVJ.E000367.00

    36.000₫ 145.000₫ -75%

  • Bông Tai Hợp Kim Nữ AvaJi Đính Ngọc Trai AVJ.E000740.00

    66.000₫ 199.000₫ -66%

  • Bông Tai Hợp Kim Đính Đá Nữ AvaJi AVJ.E000735.00

    36.000₫ 149.000₫ -75%

  • Bông Tai Hợp Kim Nữ Đính Đá AvaJi AVJ.E000286.00

    136.000₫ 339.000₫ -59%

Xem thêm

Xem thêm:

  • Cách tháo khuyên tai chốt tròn, chốt vặn, khuyên bị chặt không đau
  • Nguyên nhân đeo nhẫn bị xanh tay. 4 cách khắc phục đơn giản nhất
  • Đeo nhẫn bị chật làm sao? 4 cách tháo nhẫn bị chật ra khỏi tay
  • Tổng hợp các vị trí xỏ khuyên tai đẹp cho nam, nữ phổ biến nhất

Trên đây là cách xử lý khi tai bị sưng đỏ, chảy mủ khi đeo khuyên cho bạn tham khảo cũng như một số lưu ý để đeo khuyên tai an toàn. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo!

Đeo khuyên tai bị sưng đau

Có nhiều nguyên nhân khiến tai bị đau, chảy mủ

Đầu tiên, bạn cần tháo khuyên tai ra

Vệ sinh khuyên tai và lỗ xỏ sạch sẽ

Dùng dung dịch sát khuẩn để rửa vết thương

Bảo vệ vết thương ở tai cho đến khi lành

Bạn cần vệ sinh tai và khuyên tai sạch sẽ trước khi đeo

Nên chọn các loại bông tai chất lượng ở cửa hàng uy tín

Bạn không nên đeo khuyên tai 24/24

7.975 lượt xem

Video liên quan

Chủ Đề