Cân bằng phản ứng oxi hóa -- khử theo phương pháp thăng bằng electron dựa trên nguyên tắc

Cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron

Chia sẻ - lưu lại facebook

Email

Một số điều cần nhớ về số oxi hóa

Trong chương trình Hóa lớp 10, học sinh được học về phương trình oxi hóa khử. Trong chuyên đề này sẽ có những bài tập về cân bằng phương trình oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron. Trước đó, các bạn cần nắm rõ thế nào là số oxi hóa?

Số oxi hóa của một nguyên tố hóa học trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố trong phân tử khi cho rằng mối liên kết giữa các nguyên tử là liên kết ion. Để tính được số oxi hóa, học sinh sẽ tuân theo những quy tắc sau:

  • Với đơn chất, số oxi hóa của nguyên tố bằng 0
  • Một phân tử luôn trung hòa về điện. Tức là tổng số oxi hóa của các nguyên tử của phân tử bằng 0.
  • Khi tham gia vào cấu thành nên hợp chất, số oxi hóa của các nguyên tử luôn không thay đổi.

Phương pháp thăng bằng electron là gì?

Nguyên tắc của phương pháp thăng bằng electron là bảo toàn e. Tức là tổng số e cho sẽ bằng tổng số e nhận. Để thực hiện cân bằng, các bạn tiến hành làm theo những bước sau:

  • Bước 1: Viết phản ứng với các nguyên tử có số oxi hóa thay đổi
  • Bước 2: Viết phương trình oxi hóa khử rồi cân bằng
  • Bước 3: Cân bằng e bằng cách nhân các hệ số để thỏa mãn tổng e cho phải bằng số e nhận. Đặt những hệ số đã tìm được vào phương trình.
  • Bước 4: Cân bằng nốt những nguyên tử không có sự thay đổi số oxi hóa.
  • Bước 5: Kiểm tra nguyên tố oxi của 2 vế đã được bằng nhau hay chưa?

Có thể bạn quan tâm: Các công thức hóa học lớp 10 tổng hợp đầy đủ nhất

Sưu tầm: Trần Thị Nhung

Đánh giá post này

Chia sẻ - lưu lại facebook

Email

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 10 bài viết Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron, nhằm giúp các em học tốt chương trình Hóa học 10.

Nội dung bài viết Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron: Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố: Chất khử [chất có số oxi hóa tăng] và chất oxi hóa [chất có số oxi hóa giảm]. Bước 2: Viết quá trình oxi hóa của chất khử và quá trình khử của chất oxi hóa. Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hóa [số nguyên tối giản]. Bước 4: Đặt các hệ số đó vào phương trình nhưng nếu có tạo muối thì tạm thời chưa cân bằng axit phản ứng. Đếm S để cân bằng axit H2SO4; đếm N để cân bằng axit HNO3; đếm Cl để cân bằng axit HCl. Đếm H để cân bằng H2O. Loại 1: Phản ứng oxi hóa – khử thông thường. Loại 2: Phản ứng oxi hóa – khử ở môi trường axit, bazơ, trung tính [H2O] Lưu ý: Trong môi trường axit, KMnO4 bị khử xuống Mn; trong môi trường kiềm, KMnO4 bị khử thành K2MnO4 còn trong môi trường trung tính KMnO4 bị khử thành MnO2. Loại 3: Phản ứng oxi hóa – khử trong đó chất khử, chất oxi hóa cũng là môi trường. Loại 4: Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp ion-electron. Loại 5: Phản ứng oxi hóa – khử phức tạp. Loại 6: Phản ứng tự oxi hóa – khử: Phản ứng tự oxi hóa – khử là phản ứng trong đó một chất vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa đóng vai trò là chất khử.

Loại 7: Phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử: Phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử là phản ứng trong đó hai nguyên tố trong cùng một phân tử bị thay đổi số oxi hóa, một nguyên tố có số oxi hóa tăng và một nguyên tố có số oxi hóa giảm.

Video liên quan

Chủ Đề