Canh bún là gì

Chiều, để tránh đoạn kẹt xe trên đường về nhà, tôi rẽ vào con hẻm nhỏ trên đường Cao Thắng (quận 3), bất chợt nhìn thấy một xe bán canh bún nhỏ với vài chiếc bàn thấp. Chạy được một đoạn, không hiểu sao, tôi quay xe lại, ngồi vào bàn, gọi một tô. 

Canh bún là gì
Tô canh bún ngày nay nhiều thịt thà hơn nhưng hương vị không bằng những ngày đó

Canh bún có nơi gọi là bún đỏ. Tên gọi này xuất phát từ việc nước dùng của bún và cả những cọng bún được nhuộm màu đỏ vì được cho thẳng vào nước dùng. Canh bún có thành phần tương tự bún riêu với riêu cua, cà chua, đậu hủ, dấm bổng và cả mùi mắm tôm thoang thoảng trong nước dùng nên thường bị nhầm với món bún này. Cái khác biệt dễ nhận ra nhất giữa hai món ăn là canh bún không ăn với rau sống mà rau muống luộc được người bán cho thẳng vào tô khi dọn cho khách.

Tôi biết canh bún từ thời học đại học. Lúc đó, trước cổng trường luôn có 2 gánh canh bún. Năm đó, một tô canh bún có giá 2.000 đồng. Món ăn nóng, vừa có đạm, tinh bột, rau xanh và giá mềm xèo với bọn sinh viên xa nhà nên cứ tầm trưa trưa, hai gánh canh bún luôn ken chật khách.

Bọn sinh viên chờ chực "săn'' chỗ ngồi, bưng tô xì xụp húp ngay vỉa hè trước cổng trường. Đôi lúc, phường ra quân dẹp hàng quán vỉa hè, người bán ôm gánh chạy, bỏ lại lũ sinh viên vừa bưng tô húp vừa ngó dáo dác như đàn con lạc mẹ.

Canh bún là gì
Đặc trưng của canh bún là phần rau muống luộc xanh mướt
Canh bún là gì
Cũng như bún riêu, canh bún có hương thơm của riêu cua, vị mặn mà của mắm tôm

Vốn thật thà nên lũ sinh viên ấy, sau khi ăn xong phần của mình, hoặc là để tô một góc, gom tiền cho một đứa ở lại chờ người bán để trả tiền, hoặc ôm tô đứng chờ người bán quay lại.

Gánh canh bún của người bán trước cổng trường đơn giản lắm. Một đầu là nồi nước lèo nóng hổi với những miếng đậu hủ vàng thơm, cà chua đỏ mọng, huyết; Đầu còn lại của đôi gánh đựng vài cái tô, rau muống luộc, tô riêu cua.

Vì giá chỉ 2.000 đồng một tô nên người bán "cân đo'' liều lượng cẩn thận lắm. Có đợt tôi thử để ý và phát hiện tô canh bún mình thường ăn có 2 miếng đậu hủ chiên khoảng ngón tay cái; lát cà chua xắt múi cau tỉ lệ 1:8 (1 trái cắt làm 8); 1 miếng huyết khoảng 2 ngón tay; miếng riêu cua khoảng ngón trỏ và một nhúm rau muống. Tô nào cũng như thế đều chằn chặn. Hỏi thử mới biết, người bán khi chuẩn bị nguyên liệu, đã có thể tính chính xác số tô, tiền lời kiếm được trong ngày. 

An Huỳnh

Bún riêu và canh bún là hai món ăn truyền thống dân dã lâu đời của người Việt. Không chỉ tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể thanh mát, món bún riêu và canh bún với những nguyên liệu mang đầy màu vị và hương sắc quê hương nên luôn được nhiều người yêu thích thưởng thức. Cùng xem công thức chế biến ngay nhé!

1. Cách nấu bún riêu cua

Nguyên liệu:

  • Cua đồng: 400gr
  • Đậu hũ: 3 bìa
  • Cà chua: 4 quả
  • Hành khô, hành lá, tỏi, giấm bỗng
  • Gia vị: muối, hạt nêm, tiêu, mắm tôm
  • Bún tươi: 1kg
  • Thịt xay: 100g
  • Tôm khô: 50g
  • Trứng gà: 2 quả

Cách làm:

Đậu hũ cắt miếng vừa ăn đem chiên vàng. Hành lá rửa sạch cắt khúc. Cà chua rửa sạch xắt múi cau, xào qua với dầu ăn ở lửa to.

Cua ngâm nước 1 đến 2 giờ để loại bỏ hết đất cát, xả lại nước sạch. Lột yếm cua, mai cua để riêng. Dùng thìa nhỏ nạo lấy phần gạch cua cho vào chén, ướp với một ít tiêu xay, hạt nêm. Xay hoặc giã nhỏ phần mai cua.

Cho cua xay vào một chiếc tô lớn rồi hòa nước lã vào, dùng tay bóp nhẹ cho thịt cua tan vào với nước. Sau đó, gạn đổ nhẹ nhàng nước vào nồi. Và cứ thế làm lặp đi lặp lại hai bước này khoảng 2 lần. Đến khi thấy cuối tô chỉ còn lại vỏ cua cứng ráp là được.

Hoà một chút gia vị (muối, hạt nêm, đường) vào với nước cua vừa lọc rồi đặt lên bếp đun ở lửa vừa, không để lửa to quá sẽ làm gạch cua dễ bị cháy hoặc trào ra ngoài. Khuấy nhẹ để riêu cua kết lại, vớt để riêng ra chén.

Cho cà chua xào qua trước đó vào nồi nước cua, nêm lại nồi nước dùng với một thìa cà phê mắm tôm, các loại gia vị cho vừa ăn rồi tiếp tục đun tiếp ở lửa nhỏ. Thêm mắm tôm để tô bún riêu đậm đà.

Tôm khô ngâm mềm cho vào máy xay nhuyễn. Sau đó trộn đều hỗn hợp: tôm xay, thịt xay, trứng gà, đầu hành bằm, tỏi bằm, hạt nêm, đường.

Đợi nước cua sôi, dùng thìa múc từng phần một trong hỗn hợp ở bước 6 cho vào nồi nước. Tiếp đến cho đậu hũ chiên vào.

Khi nào gần ăn, cho thêm giấm bỗng tùy thuộc vào khẩu vị của bạn vào.

Phi thơm hành khô rồi đổ nhanh phần gạch cua vào, đảo đều và tắt bếp. Đây là phần nước màu nên có thể cho luôn vào nồi nước riêu cua hoặc cho riêng vào từng tô bún khi ăn đều được.

Cho bún, hành vào tô rồi chan nước riêu cua và nước màu lên trên, ăn kèm với rau sống, chanh và tương ớt. Ăn nóng kèm rau sống mang lại cảm giác ngon miệng khó cưỡng.

Lưu ý:

Để ăn bún riêu cua ngon hơn, bạn có thể cho tôm khô bóc vỏ vào nấu cùng hoặc dùng nước hầm xương.
Nếu dùng thịt cua đóng hộp, các bạn có thể trộn cùng với thịt xay rồi chia thành các miếng nhỏ thả vào nồi nước dùng đang sôi, đợi chúng chín rồi vớt ra để riêng giống như thịt cua (do thịt cua đống hộp khi nấu như thịt cua giã không kết tủa nên chúng ta dùng cách này để bát bún riêu ngon và đẹp hơn)

Bún riêu cua không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn rất bổ dưỡng, ăn vào những ngày hè còn giúp cơ thể thanh mát. Chúc các bạn nấu thành công bữa sáng với món bún riêu cua ngon miệng cho cả nhà!

2. Cách nấu canh bún

Nguyên liệu:

  • 0.5kg xương heo (hoặc sườn non)
  • Nửa chén tôm khô
  • Nửa chén thịt heo xay [có thể thêm vào đây tôm tươi hoặc cua tùy thích]
  • 2 hột gà
  • 2 muỗng cafe dầu màu điều
  • 2-3 trái cà chua chín
  • Đậu hũ, huyết heo (số lượng tùy ăn), chả lụa (tùy thích)
  • Rau ăn chung: rau muống, hẹ (hoặc hành lá), (kèm rau thơm nếu thích)
  • Hành củ băm, tiêu, Ớt băm, 2 muỗng canh mắm tôm, me vắt, và các gia vị thông thường

Cách làm:

Xương heo mua về chặt thành khúc, rửa sạch. Bỏ vô nồi nước sôi sẵn chần sơ cho ra chất bẩn. Đồ nước đó đi. Xương đem xả lại vài lần nữa cho sạch. Bắc nồi nước lần nữa cho xương vào đun sôi hầm lấy nước lèo.

Hòa mắm tôm với chút nước lạnh, lọc hết cát bẩn. Chế mắm tôm này vào nồi nước lèo, nấu sôi rồi nêm vào nồi 2 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe đường.

Tôm khô cho vô nước ấm ngâm nở, rửa sạch, sau đó xay nhuyễn hoặc giã nát. Nếu nấu với tôm tươi thì lột vỏ, rút chỉ đen, bỏ đầu, giã nát.

Trộn thịt xay, tôm khô giã nát, tôm tươi giã nát (nếu có), hột gà, hành củ xắt lát, 1 muỗng cafe mắm tôm, một chút tiêu, 1 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe đường, trộn lên cho đều. Ướp 20 phút cho ngấm.

Rau muống mua về nhặt rửa sạch (bỏ cọng già đi). Bắc nồi nước sôi cho vào 1 nhúm muối rồi bỏ rau muống vào nấu cho sôi.

Nước sôi thì gắp rau muống ra cho ngay vào thau nước có bỏ sẵn đá lạnh để rau muống giòn xanh. Sau đó gắp rau muống ra rổ để ráo.

Đậu hũ chiên vàng rồi xắt miếng nhỏ vừa ăn. Huyết heo rửa sạch, chần qua nước sôi cho chín rồi xắt thành miếng vừa ăn.

Hẹ / Hành lá xắt nhỏ. Cà chua bổ múi cau.

Bắc nồi nhỏ lên bếp, cho 2 muỗng cafe dầu điều và ít hành củ xắt lát vào phi thơm, sau đó đổ 1/2 chén nước từ nồi nước lèo hầm bên kia qua. Sau đó đổ nồi này vào lại nồi nước lèo.

Đun nước lèo cho sôi, lấy muỗng múc từng muỗng hỗn hợp tôm thịt đã ướp ở trên thả vào nồi, múc lần lượt cho hết tô… Chờ cho nước sôi. Khi nào thấy tôm thịt nổi lên (riêu) là chín. Cuối cùng cho cà chua, huyết heo, đậu hũ vào nấu chung tới khi tất cả chín hết. Nêm nếm lại cho vừa miệng.

Khi ăn cho bún sợi to dưới tô rồi chan nước cùng với nguyên liệu trong nồi nước dùng vào. Ăn với rau muống luộc và rau nhợ gì tùy bạn. Món này điểm chút vị chua mới ngon, bạn dùng me dầm ra lấy nước cốt, không thì dùng chanh cũng được. Và nhớ nêm thêm một ít ớt và mắm tôm cho dậy mùi trước khi ăn.


Là món ăn thuần túy của Việt Nam nhưng cách nấu canh bún không phải ai cũng biết, thậm chí món ăn này còn hay bị nhầm lẫn với các món bún khác.

Canh bún vốn là món ăn có nguồn gốc từ miền Bắc nhưng đến nay, canh bún lại trở nên khá thịnh hành ở miền Nam, thậm chí còn được xem là món ăn đặc trưng cho văn hóa ẩm thực với những biến tấu đầy khác lạ. Canh bún thường hay bị nhầm với món bún riêu hoặc bún bò. Tuy nhiên, những ai đã thử qua món canh bún, sẽ khó lòng quên được hương vị, cách chế biến vô cùng khác biệt.

  • Canh bún sử dụng cọng bún to (như cọng bún bò Huế), thay vì ăn kèm rau sống giá trụng như bún riêu, canh bún chỉ ăn kèm cùng rau muống luộc.
  • Nước lèo canh bún mỗi nơi có 1 biến thể khác nhau, nhưng nhìn chung món này pha lẫn giữa món nước và món trộn, nên nước thường chỉ đổ xăm xắp.
  • Nước dùng bún riêu cần có dấm bỗng để dậy mùi và có vị chua đặc trưng, còn nước canh bún tận dụng vị ngọt tự nhiên của cua và vị chua của cà chua.
  • Bún riêu và canh bún đều là những món ăn ngày hè nhưng trên thực tế, bún riêu lúc nào cũng phải ăn nóng, kèm theo mắm tôm, còn canh bún với các loại rau đều chín sẵn và lượng nước vừa đủ vẫn là lựa chọn lý tưởng hơn.

Bắt tay vào chế biến ngay một tô canh bún ngon đúng điệu với những cách nấu canh bún đặc trưng dưới đây.

Cách nấu canh bún đậm vị Bắc

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Thịt cua xay 600 gr (Gạch cua để riêng)
  • Sườn non 500 gr
  • Tôm khô 100 gr
  • Bún sợi to 600 gr
  • Cà chua 3 trái
  • Hành tím 5 củ
  • Rau muống 200 gr
  • Lá tía tô 100 gr
  • Chanh 1 quả
  • Lá chuối 1 lá
  • Giấy bạc 1 lá
  • Tiêu, nước mắm, mắm tôm, bột canh, giấm gạo, bột ngọt, đường,…

>>> Xem thêm:

  • Cách nấu canh cua
  • Cách nấu canh tôm
  • Cách nấu canh sườn

Cách thực hiện

Sơ chế nguyên liệu

  • Sườn rửa với nước muối loãng, chặt khúc vừa ăn (2 – 3 lóng tay).
  • Luộc sườn với 100gr tôm khô và 3 củ hành tím nướng, sau đó vớt ra để ráo.
  • Cà chua mua rửa sạch, cắt múi cau.
  • Lá chuối rửa sạch, lau khô và đi hơ lửa cho mềm.
  • Cho mắm tôm vào lá chuối đã hơ mềm, gói lại, tiếp tục gói giấy bạc xung quanh và nướng khoảng 5 phút. Sau đó lấy mắm tôm ra, hòa cùng 2 chén nước lọc.
  • Gạch cua trộn cùng 1/2 thìa canh giấm gạo.
  • Thịt cua xay hoặc giã nhuyễn, hòa cùng 1.5 lít rồi đem đi lọc qua rây.

Nấu nước dùng

  • Đun sôi 2 thìa canh dầu ăn, phi thơm hành tím băm, rồi cho cà chua vào xào, nêm 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê muối.
  • Tiếp theo cho phần gạch cua vào xào chung khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
  • Sử dụng nồi nước luộc sườn, cho vào 1.5 lít nước lọc cua, 2 chén nước mắm tôm rồi khuấy đều.
  • Khi riêu cua nổi trên mặt nước, vớt ra rồi ép chặt hết nước, cho ra tô riêng.
  • Cho cà chua và gạch cua đã xào vào cùng 1 thìa cà phê bột canh, 1 thìa cà phê bột ngọt, 2 thìa canh giấm gạo, 2 thìa canh nước mắm và 1/2 thìa canh đường.
  • Khi thấy nước sôi, nếm vừa ăn thì tắt bếp.

Hoàn thiện

  • Sườn đã vớt ra mang đi trộn với 1/2 thìa cà phê tiêu, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa canh nước mắm.
  • Trụng sơ rau muống, vớt ra để ráo.
  • Cho bún ra tô, thêm 1 ít sườn rồi chan nước dùng lên trên, thêm riêu cua và rau muống trụng.

Cách nấu canh bún chay

Món chay thường bị “gắn mác” là nhàm chán, đơn điệu nhưng trên thực tế, chính bởi hương vị thuần tự nhiên, thanh mát, những món ăn chạy rất tốt cho sức khỏe, mùi vị đặc trưng khó quên.

>>>> Một số món canh phù hợp cho ngày ăn chay:

  • Canh khổ qua chay
  • Canh rong biển chay
  • Canh bí đỏ chay

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Bún tươi sợi to 1 kg
  • Đậu hũ chiên 300 gr
  • Nấm rơm 200 g
  • Nấm bào ngư xám 200 g
  • Cà chua chín 500 g
  • Nước dừa khô 1 lít
  • Hẹ 20 gr
  • Hành boa rô 10 gr
  • Dầu màu điều 2 muỗng canh
  • Nước mắm chay, chao
  • Rau muống 0.5 kg
  • Bún chả lá chay 300 gr
  • Gia vị thông dụng

Cách thực hiện

Sơ chế nguyên liệu

  • Nấm bào ngư đem ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút, rửa sạch, để ráo rồi cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
  • Nấm rơm cũng làm tương tự, vớt ra rồi để ráo.
  • Cà chua rửa sạch, 3 quả băm nhỏ, 2 quả cắt múi cau.
  • Hẹ rửa sạch, cắt khúc khoảng 1 lóng tay.
  • Hành boa rô rửa sạch, để ráo rồi thái lát mỏng.
  • Đậu hũ cắt miếng vừa ăn.
  • Rau muống nhặt bỏ lá vàng, ngắt khúc vừa ăn rồi rửa sạch, cho vào nồi luộc chín, vớt ra dĩa.

Nấu nước dùng

  • Cho nồi lên bếp cùng 2 muỗng canh dầu màu điều, phi thơm hành boa rô rồi cho cà chua băm vào xào khoảng 5 phút.
  • Khi cà chua chín, cho 1 lít nước dừa và 700ml nước lọc vào nồi, cùng nấm rơm, nấm bào ngư, đậu hũ.
  • Nêm nếm nước dùng với 1/2 muỗng canh muối, 2 muỗng canh hạt nêm chay, 2 muỗng canh nước mắm chay, 1 muỗng canh đường. Khuấy đều tay rồi đậy nắp cho nước sôi.
  • Dằm 1 muỗng chao khi nước dùng sôi, rồi cho cà chua cắt múi vào, đun thêm 10 phút.
  • Khi nước sôi lại, nêm nếm vừa ăn rồi tắt bếp.

Hoàn thiện

  • Cho bún ra tô, 1 ít rau muống luộc và 1 miếng chả lá chay.
  • Múc đậu hũ, nấm, cà chua vào, thêm ít hẹ cắt khúc, chan thêm nước dùng.

Món canh bún không chỉ thích hợp ăn ngày thường mà còn có thể biến tấu cho những ngày ăn chay nhẹ nhàng. Thử ngay 02 cách nấu canh bún chay mặn ngon đúng điệu để đổi mới cho các bữa ăn nhé!

Xem thêm: