Canh cua để tủ lạnh được bao lâu

Cua là một trong những loại hải sản được nhiều người ưa chuộng, có giá thành khá cao, tùy thuộc vào từng loại. Trong đó có một số loại cua được cấp đông để giữ độ tươi sống và có thể bán trái mùa. Vậy cua đông lạnh để được bao lâu? Khi mua cua đông lạnh, bà nội trợ cần xử lý và bảo quản như thế nào? Cùng BNAFOODS tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Cua đông lạnh để được bao lâu?

Cua là loại hải sản được nhiều người ưa chuộng, bởi chúng có vỏ dày nhưng thịt chắc, nạc thơm và ngọt. Một số loại cua có gạch cũng được ưa thích bởi phần gạch bùi và béo ngậy. 

Nhiều người cho rằng các loại hải sản khi trữ đông sẽ mất đi độ tươi ngon. Khi mua, người tiêu dùng ưu tiên chọn hải sản tươi sống, đây cũng là điều dễ hiểu. Song đối với các loại thực phẩm nhập khẩu, được cấp đông và bảo quản ở nhiệt độ cực thấp, hàm lượng dinh dưỡng cũng như độ săn chắc, vị tươi ngon đều được giữ trọn vẹn. 

Cua tươi sống cấp đông đúng cách sẽ giữ được hương vị và dinh dưỡng

Vì vậy nếu bạn muốn ăn các loại hải sản trái mùa, hải sản nhập khẩu như cua hoàng đế Alaska, tôm hùm Alaska,... bạn có thể chọn mua sản phẩm đông lạnh mà không cần lo ngại về độ tươi ngon. 

Ngoài ra, điều người tiêu dùng băn khoăn khi chọn mua cua đông lạnh là không biết liệu cua đông lạnh để được bao lâu, bảo quản như thế nào. 

Cua đông lạnh có thời hạn bảo quản là 2 - 4 tháng trong môi trường ngăn đông tủ lạnh. Thông thường khi mua sản phẩm cua đông lạnh từ các siêu thị, cửa hàng lớn, được đóng gói bao bì cẩn thận, bạn sẽ không phải băn khoăn cua đông lạnh để được bao lâu. Vì tất cả mọi thông tin về hạn dùng, cũng như xuất xứ, giá cả của sản phẩm đều được in trên bao bì. 

Vậy nên khi mua cua đông lạnh, hãy ưu tiên mua tại các cửa hàng uy tín nhé!

Cách bảo quản cua

Cách bảo quản cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc cua đông lạnh để được bao lâu và chất lượng cua sau khi rã đông. Tùy vào từng cách chế biến, hay từng loại cua mà bạn nên áp dụng phương pháp sơ chế và bảo quản phù hợp.

Cua tươi sống

Không như các loại thịt đông lạnh, cua tươi sống cần được sơ chế, làm sạch trước khi cho vào tủ lạnh và bảo quản. 

Cua tươi sống cần được sơ chế trước khi bảo quản đông lạnh

  • Trước hết, nếu thấy cua còn sống và hoạt động mạnh, bạn nên đặt cua trên mặt đá lạnh để cua bị tê liệt, sau đó mới tiến hành sơ chế. 

  • Cắt bỏ các dây quấy quanh càng và chân cua. Lật ngược con cua, tháo yếm cua. 

  • Bạn sẽ thấy đường ngang [là phần lề yếm cua] kết nối giữa mai và thân cua. Dùng dao hoặc vật nhọn chọc vào đường nối này và nậy phần mai cua ra khỏi thân.

  • Vệ sinh phần thân và các khớp nối của càng, chân cua. Đối với mai cua, bỏ nội tạng ở giữa mai. Giữ lại phần gạch và thịt thân cua.

  • Cho cua vào hộp hoặc túi sạch và bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đông.

Cua đông lạnh để được bao lâu còn tùy vào nhiệt độ bảo quản. Nếu dùng trong ngày hoặc dùng sau 1 - 2 ngày, bạn có thể bảo quản ở ngăn mát với nhiệt độ 0 - 4 độ C. Nếu muốn giữ cua trong vòng 5 ngày, bạn cho cua vào ngăn đông tủ lạnh.

Sản phẩm thịt cua, ghẹ đông lạnh đã được sơ chế 

Cua đông lạnh

Cua đông lạnh mua tại các siêu thị và cửa hàng thực phẩm vốn được bảo quản ở nhiệt độ -18 độ C. Khi mua về nhà, bạn cần giữ nguyên cua trong túi, bao bì và cho vào ngăn đông tủ lạnh, bảo quản ở nhiệt độ thấp. 

Nếu muốn dùng ngay, cần cho cua vào ngăn mát tủ lạnh để rã đông dần. Hạn chế rã đông cua bằng lò vi sóng hay để cua ngoài môi trường nhiệt độ thường. Vì như vậy cua sẽ mau hỏng và thịt dễ bở.

Cua đã nấu chín

Những ai dùng cua để chế biến các món ăn dặm cho trẻ nhỏ thường thắc mắc cua đông lạnh để được bao lâu, đặc biệt là cua đông lạnh đã được nấu chín. Bởi nấu chín cua và bảo quản lạnh để dùng dần là cách vô cùng tiện lợi khi chuẩn bị các món ngon sử dụng thịt cua. 

Cua đã nấu chín có thể bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh trong vòng từ 2 - 5 ngày. Khác với cua tươi sống, nếu muốn dự trữ cua đã nấu chín, bạn không nên tách thịt cua trước khi nấu. Bởi như vậy sẽ khiến cua bị khô, thịt cứng.

Nên bảo quản nguyên con cua luộc để thịt cua không khô

Cách tốt nhất để bảo quản cua đông lạnh đã nấu chín là:

  • Vệ sinh cua sạch sẽ, nấu chín [hấp hoặc luộc] nguyên con cua.

  • Để cua nguội tự nhiên [sau khi nấu chín], sau đó cho cua vào các hộp, túi đựng thực phẩm hoặc túi hút chân không. Bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh và dùng trong 2 - 5 ngày. 

Mong rằng qua những chia sẻ trên, bạn đã giải đáp được thắc mắc “cua đông lạnh để được bao lâu?” và biết cách bảo quản các loại cua sống, cua nấu chín, cua đông lạnh. Thử áp dụng những mẹo trên để trữ đông, bảo quản thực phẩm đúng cách, nâng cao chất lượng món ăn bạn nhé! Cua đông lạnh BNAFOODS được chọn lọc nguyên liệu kỹ lưỡng đảm bảo độ tươi ngon và tiện lợi trong chế biến món ăn. Bạn có thể an tâm khi đặt mua tại BNAFOODS với chất lượng uy tín và giá thành phải chăng.

Đó là trường hợp của bà N.T.L [Hưng Yên]. Theo đó, mới đây bà L đã bị ngộ độc thực phẩm do ăn bát canh cua để lại từ bữa trước. Bà L kể lại, bà có mua cua về nấu canh.

Tối hôm đó vì ăn không hết nên bà đã cất canh cua còn thừa vào tủ lạnh để hôm sau ăn tiếp. Sáng hôm sau, bà lấy bát canh cua ra ăn thì thấy canh vẫn sánh màu vàng nên để vậy ăn luôn chứ không đun lại.

30 phút sau, bà L đột nhiên thấy đau bụng, tay chân bủn rủn, người lạnh toát. Dù đã uống thuốc nhưng bà vẫn không đỡ, ngược lại còn thấy đau hơn, đi ngoài liên tục tới mức lả người. Người nhà nhanh chóng đưa bà đi cấp cứu, rất may là bà không gặp nguy hiểm gì tới tính mạng. Bác sĩ nói bà bị ngộ độc thức ăn.

Bà L cho biết rằng bản thân bà vẫn hay có thói quen để lại thịt, cá, tôm… còn thừa để bữa sau ăn tiếp. ‘Bình thường tôi hay đun lại nhưng hôm đó bỏ canh cua ra, trời đang nóng nên tôi không đun, nghĩ ăn thế cho mát. Ai ngờ lại bị đau bụng, đi ngoài cuối cùng phải nhập viện’, bà L tâm sự.

Sau khi được các bác sĩ cho uống thuốc và nôn hết thức ăn thì bà L đã hết đau bụng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì về nguyên tắc thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn có thể bảo quản để bữa sau dùng lại. Tuy nhiên, cần phải bảo quản đúng cách để tránh vi khuẩn có hại và nấm mốc tấn công thức ăn gây mất an toàn khi tái sử dụng, có thể gây ngộ độc.

Cụ thể với thức ăn chín chỉ bảo quản 1-2 ngày. Tuyệt đối không để lẫn thức ăn đã nấu chín với thức ăn chưa nấu. Trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản các bà nội trợ phải bọc thực phẩm lại bằng nilông kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy để tránh lây nhiễm lẫn nhau.

Đối với thức ăn chín muốn để dành phải đưa ngay vào tủ lạnh chậm chất là 4 giờ sau khi xào nấu xong. Khi cần lấy ra khỏi tủ lạnh phải ăn ngay không để quá 4 giờ ở nhiệt độ trong nhà. Khi ăn, thì nên lưu ý, ăn đến đâu lấy ra đến đó, không lấy quá nhiều để đụng đũa vào rồi mới cất đi.

Chuyên gia cũng nhắc nhở rằng, với những thức ăn dở, muốn để lại cần phải đun sôi trở lại, để nguội rồi mới cho vào hộp kín cất tủ lạnh. Khi dùng lại các loại thực phẩm này nên nấu sôi lại lần nữa, không nên dùng lo vi sóng hâm lại. Cũng không nên vì tiếc mà sau hai bữa không ăn hết lại tiếp tục cất vào tủ, chỉ nên dùng thức ăn thừa một lần sau đó.

Bảng nhiệt độ và thời hạn cần thiết để bảo quản một số loại thực phẩm:

- Cá [nhiệt độ bảo quản từ 0-3 độ C] thời gian lưu trữ sau mua 3 ngày;

- Cua, tôm, sò nhiệt độ bảo quản [0-3 độ C] thời gian lưu trữ 2 ngày;

- Thịt các loại, thịt xay, thịt đã được chế biến hay gia cầm được bảo quản ở nhiệt độ như nhau từ 0-3 độ C nhưng có thời gian lưu trữ lần lượt là 3 -5 ngày, 2-3 ngày, 2-3 tuần và 3 ngày;

- Nước trái cây nên bảo quản ở nhiệt độ 0-7 độ C với thời gian lưu trữ 1-2 tuần;

- Sữa tươi bảo quản nhiệt độ 1-7 độ C với thời gian lưu trữ 5-7 ngày.

Việc sơ chế các các thực phẩm cũng cần được lưu ý trong quá trình chế biến thực phẩm. Bởi việc sơ chế không đúng cách, không phù hợp với đặc điểm thực phẩm cũng sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng và thay đổi đặc tính thực phẩm.

Cụ thể, đối với nhóm rau nên rửa rau củ dưới vòi nước chảy, không nên ngâm ngập rau quả trong chậu nước, như vậy sẽ tránh được việc các vitamin B, C và một số khoáng chất hòa tan vào trong nước.

Đối với nhóm quả, sau khi rửa bằng nước sạch không nên gọt quá sâu phần vỏ, vì các chất dinh dưỡng và một số hoạt chất sinh học tốt cho cơ thể có nhiều ở ngay lớp vỏ.

Riêng với thịt cá tươi cần rửa sạch dưới vòi nước, không ngâm lâu tránh thực phẩm bị trương, rữa. Nếu cần phải rã đông thực phẩm đông lạnh nên để rã đông tự nhiên ở nhiệt độ phòng để đảm bảo giữ lại chất dinh dưỡng.

Tất cả các nhóm thực phẩm tươi sống cần phải được nấu ngay, ăn ngay sau khi sơ chế. Sơ chế xong, để thời gian quá lâu cũng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng như rau quả thái nhỏ để lâu sẽ làm mất vitamin C, beta-caroten…

Video liên quan

Chủ Đề