Ceo đại nam là ai

Công ty Cổ phần Đại Nam [trụ sở tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương] được thành lập vào tháng 3/1996, đăng ký kinh doanh hơn 70 mã ngành nghề, trong đó, ngành nghề chính là bất động sản. Doanh nghiệp này nổi tiếng với dự án Khu du lịch Đại Nam rộng 450 ha tại tỉnh Bình Dương. Dự án này khởi công năm 1999 và mất gần 10 năm mới hoàn thành để bắt đầu đón khách.

Vào tháng 5/2020, ông Huỳnh Uy Dũng [tức Dũng "lò vôi"] - ông chủ của Đại Nam thông báo rời thương trường để tập trung cho các hoạt động từ thiện, bà Nguyễn Phương Hằng - vợ ông sẽ tiếp quản chức Tổng Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Đại Nam.

Trong nhiều buổi livestream trên mạng xã hội trước khi bị bắt, bà Nguyễn Phương Hằng cũng luôn nêu rõ chức danh của mình là "nữ CEO", "bà Tổng Giám đốc" của Đại Nam.

Tuy nhiên, theo thông tin được công khai trên cổng thông tin doanh nghiệp, đến thời điểm hiện tại [tháng 3/2022], ông Huỳnh Uy Dũng vẫn là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Đại Nam. Công bố mới nhất của Đại Nam vào tháng 2/2021, ông Huỳnh Uy Dũng vẫn là người đại diện pháp luật duy nhất của doanh nghiệp, các chức danh khác không thay đổi.

Nhưng trên trang web Tổng cục Thuế [Bộ Tài chính], pháp nhân nộp thuế của Công ty Cổ phần Đại Nam bên cạnh người đại diện pháp luật Huỳnh Uy Dũng, còn có bà Nguyễn Phương Hằng ở mục "Tên giám đốc".

Khu du lịch Đại Nam là địa điểm rất nổi tiếng ở Bình Dương.

Điều này khiến nhiều người thắc mắc về vai trò của bà Nguyễn Phương Hằng tại Đại Nam, và hoài nghi việc ông Dũng "lò vôi" có thật sự chuyển giao "quyền lực" cho vợ như đã từng tuyên bố.

Theo luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng văn phòng Luật Sư Tinh Thông Luật, Luật Doanh nghiệp không quy định công ty được phép có bao nhiêu giám đốc điều hành, mà chỉ quy định đối với người đại diện pháp luật.

Cụ thể, Điều 162 Luật doanh nghiệp cho phép HĐQT có thẩm quyền bổ nhiệm một thành viên HĐQT, hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Người giữ chức danh này do HĐQT công ty quyết định, việc thuê Giám đốc, Tổng Giám đốc về các quyền và nghĩa vụ liên quan được điều chỉnh bởi Luật Lao động.

Đối với Công ty Cổ phần Đại Nam, Luật sư Bình cho biết, nếu bà Hằng là Tổng Giám đốc của công ty, sau khi bị bắt tạm giam, HĐQT có thể bổ nhiệm một Tổng Giám đốc khác. Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc không quá 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Đồng quan điểm, Luật sư Trần Minh Cường - Công ty Luật Solution & Partner cho biết, trong trường hợp bà Nguyễn Phương Hằng là đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Đại Nam, nhưng chưa có giấy uỷ quyền cho người khác, thì  HĐQT sẽ tổ chức cuộc họp bất thường để bầu ra nhân sự mới tạm điều hành công ty, trong giai đoạn thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để thay đổi người đại diện pháp luật.

Nếu bà Hằng không phải là người đại diện pháp luật của Công ty Đại Nam, thì người đại diện pháp luật của Công ty Đại Nam sẽ có những quyết định điều động nhân sự bổ sung vào vị trí của bà Hằng để công ty tiếp tục vận hành.

Thông tin công bố thay đổi nội dung kinh doanh lần gần nhất của Công ty Đại Nam, ông Dũng "lò vôi" vẫn là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.

Như Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo đã đưa tin, ngày 24/3  Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng [Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam] về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo Điều 331, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Theo cơ Công an TP.HCM, Nguyễn Phương Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội trên internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác. Trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Quá trình điều tra, Nguyễn Phương Hằng không hợp tác, coi thường pháp luật, nhiều lần tổ chức tập trung nhiều người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự tại địa bàn TP.HCM và các địa phương khác.

Hiện Công an Thành phố đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Bà Nguyễn Phương Hằng có thể đối diện mức án 7 năm

Trao đổi với PV Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo, Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng văn phòng Luật Sư Tinh Thông Luật cho biết, các quyền tự do, dân chủ là những quyền cơ bản của con người được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ. Đa số mọi công dân đều sử dụng các quyền này để bảo vệ lợi ích của mình nhưng không xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân khác.

Tuy nhiên, cũng có người vì động cơ cá nhân hay những động cơ khác đã “lợi dụng” các quyền đó để xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân khác.

Theo điều 331, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có thể bị xử phạt mức cao nhất lên đến 7 năm.

Bà Nguyễn Phương Hằng tại Cơ quan điều tra Công an TP.HCM. [Ảnh: Công an TP.HCM]

Trong khoảng hai năm qua, CEO Công ty Đại Nam đã đưa ra rất nhiều thông tin bất ngờ, thực hiện hoạt động phát trực tiếp trên mạng xã hội để tố cáo rất nhiều người về hành vi ăn chặn từ thiện, về lối sống thiếu chuẩn mực, các hành vi vi phạm pháp luật khác. Điều đáng chú ý là nhiều nội dung đã được cơ quan điều tra kết luận là không đủ căn cứ.

Tuy nhiên, bà Hằng lại lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội trên internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác.

Trong đó, bà Hằng sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Nhiều lần tổ chức tập trung nhiều người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự tại địa bàn TP.HCM và các địa phương khác. Theo Luật sư Bình, bà Hằng có thể chịu mức phạt tù cao nhất lên đến 7 năm.

Thanh Thảo

Bà Nguyễn Phương Hằng [tên thật là Nguyễn Thị Thanh Tuyền] bị khởi tố, tạm giam ngày 24/3. Bà Hằng được biết đến là "bà chủ" của Công ty Cổ phần Đại Nam. Chính vì vậy, giới quan sát cũng bày tỏ mối quan tâm liệu doanh nghiệp này bị ảnh hưởng ra sao khi lãnh đạo bị bắt?

Được biết, vào đầu tháng 5/2020, ông Huỳnh Uy Dũng [thường được gọi là ông Dũng "lò vôi"] cho biết đã chính thức rời khỏi thương trường và bàn giao lại chức vụ Tổng Giám đốc điều hành [CEO] của Công ty Đại Nam cho vợ ông là bà Nguyễn Phương Hằng. Trên nhiều video do bà Hằng và trường đua Đại Nam phát trực tiếp trên nền tảng Youtube, Facebook cũng ghi nhận chức vụ của bà Hằng là "CEO Nguyễn Phương Hằng".

Tuy nhiên, cho đến hiện tại, thông tin mới nhất mà Đại Nam cập nhật trên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp vẫn chưa cho thấy doanh nghiệp này có dấu hiệu "đổi chủ".

Trên giấy tờ, ông Huỳnh Uy Dũng vẫn kiêm nhiệm chức danh CEO của Công ty Cổ phần Đại Nam [Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp].

Cụ thể, tại ngày cấp đăng ký thay đổi lần gần nhất vào ngày 9/2/2021, thông tin của Đại Nam vẫn thể hiện ông Huỳnh Uy Dũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Bên cạnh đó, tra cứu thông tin theo mã số thuế của doanh nghiệp này cũng cho thấy ông Huỳnh Uy Dũng là người đại diện duy nhất của Công ty Cổ phần Đại Nam.

Tuy nhiên, trong dữ liệu được Tổng cục Thuế công bố, theo tra cứu, chủ sở hữu/người đại diện pháp luật của Đại Nam là ông Huỳnh Uy Dũng nhưng tên giám đốc được ghi nhận là bà Nguyễn Phương Hằng. 

Chính vì vậy, đang có "độ vênh" nhất định trong thông tin về vị trí Tổng Giám đốc của Đại Nam tại hồ sơ lưu trữ công khai tại Bộ Kế hoạch Đầu tư và Tổng cục Thuế.

Ngoài ra, ông Dũng còn đại diện cho một loạt doanh nghiệp khác như Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Đại Nam, Công ty TNHH Du lịch Đại Nam Thần Tiên, Công ty Cổ phần Glove Hằng Hữu, Công ty TNHH MTV Tân Khai, Công ty TNHH Hoàng Gia Tân Định.

Ông Dũng tuyên bố từ giã thương trường nhưng thực tế vẫn đang giữ vai trò chủ chốt tại nhiều doanh nghiệp [Nguồn: Masothue.com].

Công ty Cổ phần Đại Nam tiền thân là Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Thanh Lễ được thành lập tại Quyết định số 003853/GP/TLDN-03 do UBND tỉnh Sông Bé [nay là tỉnh Bình Dương] cấp ngày 21/3/1996.

Tháng 1/1999, Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Thanh Lễ được đổi tên là Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Sóng Thần. Đến tháng 4/2007, Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Sóng Thần tiếp tục đổi tên thành Công ty Cổ phần Đại Nam.

Theo hồ sơ đăng ký, công ty này có địa chỉ chính tại số 1765A Đại lộ Bình Dương, khu phố 1, phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương [hầu hết các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của Đại Nam đều chung địa chỉ này].

Công ty cổ phần Đại Nam hoạt động kinh doanh đa ngành nghề. Trong đó, chức năng chính là xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư, khu du lịch…

Về bất động sản, doanh nghiệp này đang là chủ đầu tư của các dự án trọng điểm tại Bình Dương như Khu đô thị Trung tâm hành chính huyện Dĩ An, Khu tái định cư Sóng Thần 2, Khu nhà ở Sóng Thần 2, Khu nhà ở Sóng Thần 2 mở rộng, Khu đô thị Thương mại dịch vụ Sóng Thần, Khu dân cư Đại Nam - Bình Phước và Khu dân cư Tân An 2. Đây được xem là những dự án bất động sản góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị tại tỉnh Bình Dương.

Trong lĩnh vực du lịch, doanh nghiệp của vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng, bà Nguyễn Phương Hằng là chủ sở hữu Khu du lịch Đại Nam với tổng diện tích 450 ha, được đánh giá là một trong những khu du lịch lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Đại Nam cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên thí điểm đầu tư, xây dựng, kinh doanh khu công nghiệp [KCN] tại tỉnh Bình Dương.

Doanh nghiệp này hiện là chủ đầu tư của 2 KCN trọng điểm là KCN Sóng Thần 2 và KCN Sóng Thần 3, xếp vào hàng những khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Bình Dương. Những khu công nghiệp này cũng đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương và thu hút đông đảo lao động ở các tỉnh thành khác trên cả nước về Bình Dương lập nghiệp.

Năm 2016, vợ chồng bà Phương Hằng đầu tư vào Trường đua Đại Nam. Dự án này có diện tích khoảng 60 ha nằm ngay tại khu du lịch, trong đó có khoảng 30 ha dành để làm bãi xe có mái che và khán đài cho khách ngồi xem với sức chứa từ 50.000 - 60.000 khán giả. Đại Nam ước tính nguồn vốn đầu tư cho dự án này khoảng 100 triệu USD.

Trường đua này có các hạng mục như đua ngựa, đua chó, đua mô tô phân khối lớn, đua xe địa hình, đua mô tô nước với đường đua thiết kế có chiều dài khoảng 1.500 m.

Công ty Cổ phần Đại Nam của vợ chồng ông Dũng - bà Hằng được biết có đóng góp đáng kể cho ngân sách và kinh tế tỉnh Bình Dương. Chỉ riêng tiền sử dụng đất mà doanh nghiệp này nộp cho ngân sách năm 2020 đã lên tới 1.234 tỷ đồng.

Năm 2021, vợ chồng ông Dũng - bà Hằng còn gây chú ý khi có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Dương đề nghị hiến tặng 4 ha đất [trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng] trong khu dân cư Đại Nam thuộc KCN Sóng Thần 3 [phường Phú Tân, TP. Thủ Dầu Một] cho công tác phòng chống dịch.

Sau đó, UBND tỉnh Bình Dương có văn bản phúc đáp ghi nhận nghĩa cử của vợ chồng ông Dũng. Tuy nhiên, tại văn bản này, UBND tỉnh Bình Dương chỉ ghi nhận ý nguyện hiến tặng đất của vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng, đồng thời giao cho các cơ quan chuyên môn nghiên cứu thủ tục pháp lý, tham mưu cho UBND tỉnh xem xét quyết định có nhận hay không nhận phần hỗ trợ của Công ty Cổ phần Đại Nam. Đến nay, chưa có thông tin chính thức về việc tỉnh đã tiếp nhận hay chưa.

Video liên quan

Chủ Đề