Cháu đánh bà nội có bị xử lý

Cháu đánh bà nội có bị xử lý
Cơ thể cháu A. chằng chịt vết thương. (Nguồn: baogiaothong.vn)

Liên quan đến vụ việc cháu Trần Nhật A. (sinh năm 2013, trú thôn 18, xã Ea Ning, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) bị đánh đập với nhiều vết thương trên người, ngày 25/7, một lãnh đạo Công an huyện Cư Kuin cho biết, đơn vị đã khởi tố vụ việc, khởi tố bị can đối với bà nội và cha ruột cháu bé.

Hai người này bị khởi tố để điều tra về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Theo Công an huyện Cư Kuin, quá trình điều tra giám định xác định cháu A. bị thương tích 11%. Hiện, cả 2 bị can là ông T.V.D (cha ruột cháu A.) và bà T.T.T (bà nội cháu A.) được tại ngoại nhưng bị cấm đi khỏi nơi cư trú để phục vụ công tác điều tra.

Trước đó, TTXVN đã đưa tin, ngày 3/7, một lãnh đạo Ủy ban Nhân dân xã Ea Ning cho biết, lãnh đạo xã nhận được đơn phản ánh của bà L.T.T (bà ngoại cháu A., trú thôn 18, xã Ea Ning) về vụ việc cháu A. ở cùng bà nội và cha ruột bị đánh đập, bạo hành.

[Đắk Lắk: Xác minh, điều tra làm rõ vụ việc cháu bé 9 tuổi bị đánh đập]

Theo phản ánh trong đơn, cha mẹ cháu A. ly hôn năm 2013, khi cháu còn nhỏ nên cháu về sinh sống với mẹ và ông bà ngoại.

Lúc đó, mẹ A. được quyền nuôi con, phía cha A. có trách nhiệm chu cấp mỗi tháng 500.000 đồng cho đến khi con 18 tuổi. Tuy nhiên, cha A. chỉ chu cấp được 4 tháng rồi dừng từ đó đến nay.

Cách đây 8 tháng, mẹ A. đi làm ở thành phố Đà Nẵng, cháu A. muốn về sinh sống với cha nên gia đình bên ngoại đồng ý.

Thời gian đầu, ngày cuối tuần, cháu A. được cho phép về chơi với nhà ngoại. Đến tháng 4/2022, khi cháu A. về ngoại chơi thì gia đình ngoại phát hiện trên người cháu có nhiều vết thương bầm tím.

Sau đó, ông bà ngoại gọi điện hỏi bà nội thì bà nội cháu A. nói do cháu không nghe lời nên bị đánh. Kể từ đó, cháu A. không được về nhà ngoại nữa.

Cũng trong tháng 4/2022, cô giáo của cháu A. nhắn tin và gửi một số hình ảnh cháu bị thương trên người và ngón tay cho bà ngoại. Theo lời kể của cháu, bà nội dùng hung khí đánh vì cháu đã lấy mỳ tôm ăn sống mà không xin phép.

Đến ngày 2/7, thấy bà ngoại đi chợ ngang qua nhà bà nội, cháu A. ở trong nhà chạy ra khóc và nói bà ngoại cho cháu về, ở nhà bà nội toàn bị đánh.

Lúc này, bà ngoại phát hiện trên người cháu nhiều vết thương khác nhau. Sau đó, bà ngoại nhờ Công an và chính quyền thôn đến làm chứng để đưa cháu về.

Xác định những vết thương trên người là do cha và bà nội cháu gây ra, đây không phải là lần đầu cháu bị đánh nên gia đình ngoại đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.

Ngày 3/7, bà ngoại đưa cháu A. vào Trung tâm y tế huyện Cư Kuin thăm khám và điều trị với nhiều vết thương ở đầu, bụng, tay, chân.

Theo Trung tâm y tế huyện Cư Kuin, kết quả thăm khám cho thấy, cháu A. bị đa chấn thương vùng đầu, bụng, tay, chân; kết quả chụp phim còn ghi nhận, cháu A. bị vỡ xương đốt xa ngón út tay phải, gãy xương bàn tay phải./.

Thầy bói phán cháu bé là nghiệp chướng của gia đình nên bà Xuân đã lên kế hoạch giết cháu nội và phi tang xác. Theo quy định của pháp luật, bà nội và người thầy bói sẽ bị xử lý như thế nào?

Một vụ án mạng gây rúng động dư luận mới đây đã xảy ra tại thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Nạn nhân là một bé gái mới 20 ngày tuổi. Theo kết quả từ cơ quan điều tra, hung thủ gây ra vụ án mạng là bà nội bé gái - bà Phạm Thị Xuân (SN 1952).

Đối tượng khai nhận do nghe lời thầy bói phán cháu bé là “nghiệp chướng của gia đình”, tối 25/11, đối tượng sát hại cháu nội rồi giấu dưới gậm giường, sau đó dựng chuyện cháu bé bị đôi nam nữ bắt cóc để đánh lạc hướng cơ quan điều tra và dư luận. Đến rạng sáng hôm sau, đối tượng mang thi thể bé gái cho vào bao tải và bỏ ra thùng rác cách nhà khoảng 300m. Bao tải đựng cháu bé được xe gom rác chuyển đến bãi tập kết rác ở phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa). Tại đây, một người phụ nữ chuyên đi nhặt rác đã phát hiện thi thể cháu bé và báo công an.

Vụ việc hiện đang thu hút được sự quan tâm lớn của xã hội. Đối tượng đang bị cơ quan công an tạm giữ để phục vụ điều tra.

Bà giết cháu sẽ bị tử hình? 

Căn cứ vào những tình tiết nêu trên có thể thấy, hành vi giết cháu nội của bà Xuân là hành vi hoàn toàn có chủ ý và có kế hoạch rõ ràng, thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái hoàn toàn bình thường, đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Theo đó, đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội giết người theo Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Cụ thể, khoản 1 Điều 93, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định, người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 12 - 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Giết nhiều người; Giết phụ nữ mà biết là có thai; Giết trẻ em; Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; Thực hiện tội phạm một cách man rợ; Vì động cơ đê hèn;…

Căn cứ vào quy định nêu trên,  bà Xuân có thể phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất là tử hình với tình tiết định khung cơ bản là “Giết trẻ em”. Ngoài ra, hành vi phạm tội của bà Xuân còn có dấu hiệu “phạm tội man rợ”…

Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, xét xử, cơ quan chức năng sẽ xem xét đến các yếu tố khác để làm căn cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Trong trường hợp của bà Xuân, theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999,  có thể được xem xét các tình tiết giảm nhẹ sau: Phạm tội do lạc hậu (do mê tín dị đoan, nghe lời thầy bói); Thành khẩn khai báo…


Khu vực nơi xảy ra vụ việc bà nội giết cháu 20 ngày tuổi (Ảnh: Internet)

Thầy bói là đồng phạm?

Trong trường hợp có đủ căn cứ chứng minh  người thầy bói hành nghề mê tín dị đoan có hành vi xúi giục, kích động bà Xuân giết cháu nội thì đối tượng này sẽ bị coi là đồng phạm giết người với vai trò "Người xúi giục kích động, thúc đẩy người khác thực hiện hành vi phạm tội"

Trong trường hợp xác định người thầy bói không có hành vi xúi giục bà Xuân giết cháu mà chỉ nói chung chung rằng cháu gái 20 ngày tuổi là nghiệp chướng của gia đình, nhưng bà Xuân vì tin vào lời nói đó nên đã ra tay sát hại cháu bé thì người thầy bói phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội hành nghề mê tín dị đoan theo Bộ luật Hình sự năm 1999.

Cụ thể, Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 1999 có nêu, người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm. Trong trường hợp phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ 03 - 10 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 03 - 30 triệu đồng.

Những quy định trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Để tìm hiểu thêm về những quy định liên quan, bạn đọc xem thêm:

Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 của Quốc hội

Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo