Chỉ những hôn nhân kết hôn theo luật định mới được nhà nước công nhận là hôn nhân hợp pháp

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định về điều kiện đăng ký kết hôn
  • 2. Phân chia tài sản khi ly hôn lần hai ?
  • 3. Phân chia tài sản khi ly hôn ?
  • 4. Ly hôn có được bồi thường "tuổi thanh xuân" ?
  • 5. Chồng xin ly hôn khi vợ chồng đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi ?

>>Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

1. Quy định về điều kiện đăng ký kết hôn

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn, theo đó, nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

Như vậy, Nam nữ có đủ điều kiện kết hôn khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Một là, nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

Hai là, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

Ba là, không bị mất năng lực hành vi dân sự;

Bốn là, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn:

- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

- Kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Bên cạnh đó, quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính hiện nay Nhà nước không thừa nhận.

Như vậy, trong trường hợp này của bạn, trước hết bạn và bạn trai bạn phải đáp ứng được ba điều kiện để kết hôn là về độ tuổi, về năng lực hành vi dân sự và hai bạn phải tự nguyện kết hôn mà không bị ai ép buộc. Điều kiện cuối cùng là hai bạn kết hôn mà không thuộc điều cấm nào của pháp luật. Cụ thể:

Theo điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.”

Dẫn chiếu đến khoản 17, khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Thứ nhất, có thể thấy, bạn và bạn trai bạn không phải là những người có cùng dòng máu trực hệ.

Thứ hai, trong trường hợp của bạn, phạm vi ba đời có thể xác định như sau:

- Đời thứ nhất: ông bà cụ ngoại của bạn, là cha, mẹ sinh ra bà ngoại của bạn và cụ nội của ông bạn trai bạn.

- Đời thứ hai: bà ngoại của bạn và cụ nội của bạn trai bạn.

- Đời thứ ba: mẹ bạn và ông nội bạn trai bạn.

- Đời thứ tư: bạn và bố bạn trai bạn.

- Đời thứ năm: bạn trai bạn và con của bạn [giả sử bạn có con].

Như vậy, trường hợp giữa bạn và bạn trai bạn thì có thể kết hôn với nhau vì hai bạn không phải là những người có họ trong phạm vi ba đời. Xem thêm nội dung liên quan: Các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định mới nhất?

2. Phân chia tài sản khi ly hôn lần hai ?

Thưa luật sư, Chúng tôi lấy nhau được 21 năm nhưng không có con chung nên khi ly hôn tài sản được chia theo luật như thế nào? Lịch sử tài sản: Vợ tôi đã có một đời chồng và được cấp một nhà cấp 4 do cơ quan phân, sau đó chồng chết và tái hôn với tôi.

Sau khi lấy nhau chúng tôi phá nhà cấp 4 và xây nhà 5 tầng kiên cố, chúng tôi không có con chung, hai chúng tôi đều là cán bộ nhà nước và đều có con riêng nhưng các con đều có nhà riêng. Xin hỏi luật sư nếu ly hôn thì tài sản được chia như thế nào?

Rất mong được Luật sư trả lời!

Luật sư tư vấn:

- Tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung."

- Tài sản riêng của vợ chồng được quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

"Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luậtnày; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này."

Từ các quy định trên, chúng ta có thể suy ra hai trường hợp sau:

+] TH1: Nếu khi kết hôn vợ bạn đồng ý gộp ngôi nhà vào tài sản chung của vợ chồng thì nó được coi là tài sản chung của vợ chồng bạn và khi ly hôn thì tài sản này được chia đôi có tính đến đóng góp của các bên.

+] TH2: Nếu khi kết hôn vợ bạn không có ý kiến gì về việc góp ngôi nhà và quyền sử dụng đất đó vào khối tài sản chung của vợ chồng thì quyền sử dụng mảnh đất vẫn là tài sản riêng của vợ bạn. Còn ngôi nhà 5 tầng là công sức đóng góp xây dựng của cả hai vợ chồng bạn nên khi ly hôn sẽ được chia đôi giá trị và cũng có tính đến đóng góp của các bên.

3. Phân chia tài sản khi ly hôn ?

Em chào luật sư, em đã từng kết hôn nhưng cuộc sống vợ chồng em không dược suôn sẻ, em thường xuyên bị bao lực, vợ chồng em cũng đã ly hôn được 3 năm nhưng suốt 3 năm nay chồng cũ của em vẫn thường xuyên đến gây sự, chửi rủa, phỉ báng em, giờ còn đánh em, em muốn viết đơn kiện. Vậy luật sư có thể cho em biết nếu em kiện thì theo luật sẽ là thế nào? Em cảm ơn luật sư!

Nhờ luật sư tư vấn giúp trường hợp của em: Khi bị chồng bạo hành em nhờ pháp luật can thiệp như thế nào? Nếu em đơn phương ly hôn thì cần có cần nguyên nhân không? Thời gian là bao lâu? Em có 2 con, một đứa 07 tuổi, một đứa 10 tháng. Vậy đơn phương ly hôn tòa sẽ giải quyết như thế nào? Em có nhà riêng xây trên đất của mẹ chồng đứng tên nên em chưa có sổ nhà.

Vậy ly hôn tòa sẽ giải quyết như thế nào? Nếu có các khoản nợ thì có phải chia đôi không?

Mong luật sư tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Về vấn đề bạo lực gia đình:

Căn cứ Luật phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 của Quốc hội quy định:

"Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a] Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b] Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c] Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d] Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ] Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu."

Do đó, bạn có quyền yêu cầu chính quyền can thiệp để bảo vệ bản thân, trước tiên là báo với chính quyền cơ sở, chi hội phụ nữ cơ sở, nếu việc giải quyết chưa triệt để, bạn có thể tố cáo tới cơ quan công an để có biện pháp triệt để ngăn chặn hành vi này.

- Hướng dẫn về ly hôn đơn phương:

Căn cứ theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hônnếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."

Như vậy, bạn có quyền yêu cầu ly hôn nhưng phải đưa được các chứng cứ, căn cứ về việc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Thủ tục giải quyết và đưa ra xét xử vụ việc ly hôn từ sau khi thụ lý đơn là tối đa 06 tháng kể từ ngày thụ lý đơn, hồ sơ hợp lệ.

- Hướng dẫn về quyền nuôi con

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

Như vậy, nếu không có thỏa thuận mà bạn đủ điều kiện thì đứa con 10 tháng sẽ do bạn nuôi. Còn con từ đủ 07 tuổi trở lên sẽ xem xét điều kiện hoàn cảnh của hai bên và nguyện vọng của con, bên nào đủ điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con thì sẽ được nhận nuôi con.

- Tư vấn về phân chia tài sản:

Bạn có thể tham khảo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về vấn đề giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn để có cơ sở giải quyết vấn đề tài sản sau khi vợ chồng bạn ly hôn.

4. Ly hôn có được bồi thường "tuổi thanh xuân" ?

Hiện nay có rất nhiều cặp vợ chồng khi ly hôn đặt ra câu hỏi: Ly hôn liệu có được bồi thường "tuổi thanh xuân" đã gắn bó với người bạn đời, hay còn gọi là tình phí? để giải đáp thắc mắc này, chúng tôi đã biên tập bài viết với nội dung như sau:

Luật sư tư vấn:

Căn cứ khoản 1 và khoản 5 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định vê hôn nhân như sau:

1.Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn;...

5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn

Căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản điều kiện kết hôn và của chế độ hôn nhân và gia đình mà pháp luật Việt Nam quy định cụ thể như sau:

Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình

1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a] Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b] Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c] Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d] Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Như vậy, ngay từ nguyên tắc đầu tiên pháp luật đã đề cao tính "tự nguyên quyết định" giữa hai chủ thể nam [chồng] và nữ [vợ], chủ thể của chế độ hôn nhân và gia đình có đầy dủ năng lực hành vi dân sự. Pháp luật bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình ngăn cnả hành vi "cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn". Vì thế, khi nam và nữ đến với nhau hoàn toàn bằng ý chí của cá nhân, suy xét việc gắn bó tuổi trẻ [tuổi thanh xuân] của mình với người bạn đời và bắt họ bồi thường về những năm tháng gắn bó bên nhau là hoàn toàn không có căn cứ pháp lý. Xem ngay: Thủ tục ly hôn vắng mặt khi đang ở nước ngoài?

5. Chồng xin ly hôn khi vợ chồng đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi ?

Em chào luật sư, em xin hỏi, em muốn đơn phương ly hôn mà không có giấy ly hôn bản chính và giấy khai sinh của con vì vợ giữ hết giấy tờ. Vậy khi đưa ra tòa án tòa có tiếp nhận đơn của em không? Em với vợ chưa có hộ khẩu thì chưa nhập hộ khẩu và con dưới 12 tháng tuổi thì có thể xin đơn phương ly hôn được không ?

Em xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Về việc người chồng có được phép ly hôn đơn phương không ?

Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, theo quy định trên, pháp luật không cho phép người chồng thực hiện yêu cầu ly hôn đơn phương khi vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nếu ngay tại thời điểm này bạn nộp đơn thì không được tòa án thụ lý đơn.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Trong trường hợp cần gặp gỡ luật sư để được tư vấn trực tiếp tại văn phòng, quý khách có thể đặt lịch và đến trực tiếp địa chỉ của Công ty luật Minh Khuê theo thông tin:CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

+ Địa chỉ trụ sở : Phòng 2007, Tầng 20, Tòa nhà C2, Vincom Trần Duy Hưng, Đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.

+ Email:

Thời gian làm việc

+ Giờ hành chính: Từ thứ Hai đến thứ Sáu Sáng: 8h00 – 12h00, Chiều: 13h00 – 17h00

+ Ngoài giờ: Chủ nhật và khung giờ các ngày trong tuần: 12h00 – 13h00, Chiều: 17h00 – 21h00

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề