Chi ra ví dụ của mô hình bán lẻ qua mạng

Cùng chủ đề Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thương mại điện tử có đáp án

Đã qua rồi thời kỳ chúng ta luôn nghĩ bán hàng chỉ đơn thuần là dùng những mánh khoé “khôn lỏi” để dụ khách hàng vào “tròng”. Ngày nay, sự phát triển bùng nổ của internet khiến “bán hàng” không đơn giản chỉ là “bán hàng”, mà cụ thể mô hình B2C là một trong những khái niệm đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực sale và marketing. Trong bài viết này, hãy cùng bePOS tìm hiểu về mô hình kinh doanh này nhé!

Mô hình kinh doanh B2C là gì?

B2C là gì? B2C là viết tắt của Business To Consumer trong tiếng Anh. Đây là một thuật ngữ mô tả giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp (tức Business) tới người tiêu dụng (tức Cusumer), trong đó các giao dịch thương mại được thực hiện dưới sự hỗ trợ của các thiết bị điện toán và mạng truyền thông. Nói cách khác, đây là hình thức doanh nghiệp bán hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng trong môi trường số.

Chi ra ví dụ của mô hình bán lẻ qua mạng
Mô hình kinh doanh B2C

Đặc điểm của B2C

B2C dần trở nên phổ biến vào cuối thập niên 90, khi đó được dùng để chỉ các nhà bán lẻ trực tuyến sử dụng môi trường số để làm phương thức bán sản phẩm. Ngày nay, ngày càng nhiều hơn các công ty và doanh nghiệp ứng dụng mô hình này.

Đặc điểm của B2C là kiểu bán hàng trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng như sau:

  • Bán hàng, mua sắm tại các trung tâm thương mại.
  • Ăn uống tại nhà hàng, quán ăn
  • Trả phí để xem phim tại các nền tảng

Sự phát triển bùng nổ của internet mở ra một thời kỳ phát triển mới với đặc điểm của mô hình B2C là hình thức bán hàng trên các kênh thương mại điện tử, mua bán hàng hoá thông mua internet.

>> Xem thêm: NHỮNG BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THÀNH CÔNG

Sự khác biệt giữa B2C và B2B

Chi ra ví dụ của mô hình bán lẻ qua mạng
Một số điểm khách biệt giữa B2C và B2B

Tốc độ (Speed)

Tốc là điểm khác biệt giữa B2C và B2B. Thời gian của một giao dịch theo mô hình kinh doanh B2C thường diễn ra nhanh chóng, với quy trình mua hàng không quá phức tạp, vì đối tượng giao dịch là các cá nhân. Trong khi đó, giao dịch B2B diễn ra lâu hơn, doanh nghiệp cần theo đuổi trong một thời gian dài, xây dựng và nuôi dưỡng sự tin tưởng đồng thời cam kết với khách hàng là các doanh nghiệp khác.

Điều này dẫn đến yêu cầu, đối với B2C, thời gian cho 1 giao dịch cần phải càng nhanh càng tốt. Còn đối với B2B, các doanh nghiệp không nhất thiết phải chốt sales trong khoảng thời gian ngắn nhất, tuy nhiên cần nâng cao khả năng chốt được sales bằng các bước trung gian nhỏ.

Người ra quyết định (Decision Makers)

Đây là sự khác biệt cơ bản trong đối tượng giao dịch của B2C và B2B. Người ra quyết định mua hàng trong mô hình B2C là khách hàng cá nhân, trong khi có cả một bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện ra quyết định đối với môi trường B2B.

Chi ra ví dụ của mô hình bán lẻ qua mạng
Khách hàng là người ra quyết định trong mô hình B2C

Đầu mối kinh doanh (Leads)

Có thể nói rằng dữ liệu data khách hàng trong mô hình B2C dễ tiếp cận hơn nhiều lần so với B2B. Thu thập những đầu mối bán hàng cho mô hình này đòi hỏi các doanh nghiệp sử dụng mô hình B2C phải đáp ứng những kỹ năng nhất định, có hệ thống mạng lưới xã hội đủ rộng.

Giá trị của mỗi giao dịch

Từ sự khác biệt giữa B2C và B2B trong khía cạnh người ra quyết định kéo theo giá trị mỗi giao dịch của B2C sẽ thấp hơn nhiều so với B2B bởi đối tượng khách hàng là khách hàng cá nhân – so với cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, một giao dịch B2B đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ nhiều công sức và thời gian hơn.

Tuy giá trị thấp hơn B2B trên mỗi giao dịch, nhưng tính trên tổng thể, tổng giá trị của các giao dịch B2C vẫn lớn hơn tổng giá trị của các giao dịch B2B (bởi lượng khách hàng của mô hình B2C vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng số giao dịch bán hàng).

Số lượng nhà cung cấp và quy trình mua hàng

Hàng hóa trong mô hình B2C hướng tới đối tượng là khách hàng đại chúng, khách hàng phổ thông đòi hỏi ít sự cá nhân hóa trên mỗi đơn vị sản phẩm cung cấp ra thị trường. Khách hàng trong giao dịch B2B lại là các doanh nghiệp, đòi hỏi các sản phẩm cần được tuỳ biến phù hợp với tình hình và nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.

Chi ra ví dụ của mô hình bán lẻ qua mạng
Hàng hóa trong B2C

Điều này dẫn tới số lượng nhà cung ứng của mô hình B2C chiếm áp đảo trên các nền tảng thương mại điện tử. Quy trình mua hàng của mô hình B2C cũng đơn giản và ít phức tạp hơn B2B.

>> Xem thêm: CRM CHO DOANH NGHIỆP – CÔNG CỤ GIA TĂNG DOANH SỐ MẠNH MẼ

Các mô hình bán hàng B2C thường gặp

Người bán hàng trực tiếp

Đây là một trong những mô hình phổ biến nhất của B2C, khi mà mọi người có thể mua hàng hoá từ các nhà bán lẻ trực tuyến, bao gồm:

  • Các nhà sản xuất.
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Phiên bản online của các cửa hàng bách hóa với sản phẩm đến từ các nhà sản xuất khác nhau.

Đây là mô hình kinh doanh mà các nhà phân phối đóng vai trò là khâu trung gian, giữ vai trò kết hợp người mua và người bán, nổi tiếng nhất là các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,… Lợi thế của mô hình này là rất dễ tiếp cận một lượng lớn khách hàng, gia tăng tỷ lệ chốt đơn cho doanh nghiệp.

Chi ra ví dụ của mô hình bán lẻ qua mạng
Sàn TMĐT đóng vai trò trung gian trực tiếp trong mô hình B2C

Thực hiện dựa trên quảng cáo

Đối với mô hình này, khách hàng thường được sử dụng miễn phí nội dung của 1 trang web và trong trang web đó sẽ có những quảng cáo và những sản phẩm mà doanh nghiệp muốn bán. Hay có thể hiểu theo một cách khác là khối lượng truy cập vào trang web được sử dụng để bán quảng cáo, các sản phẩm có trong trang web đó.

Thực hiện dựa trên cộng đồng

Đây là hình thức mà các doanh nghiệp tập trung vào xây dựng cộng đồng trên các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo,… dựa trên các mục đích chung. Các nhà tiếp thị, người quảng cáo có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của họ đến người tiêu dùng thông qua cộng đồng này. Mô hình này nhắm tới 2 tiêu chí là nhân khẩu học và vị trí địa lý.

Thực hiện dựa trên phí sử dụng dịch vụ

Đây là loại mô hình kinh doanh được sử dụng trên các ứng dụng, phần mềm hay các trang web mà khi người tiêu dùng muốn sử dụng thì phải trả các phí dịch vụ mà các ứng dụng hay trang web đó đưa ra. Có trường hợp người dùng sẽ được sử dụng miễn phí, nhưng có giới hạn và sẽ tính phí cho hầu hết nội dung.

Chi ra ví dụ của mô hình bán lẻ qua mạng
Một số mô hình B2C

Ví dụ về mô hình B2C

Khi chúng ta lên mạng và mua 1 bộ quần áo từ 1 hãng thời trang online, hay bạn mua dụng cụ làm bếp từ 1 trang web bán dụng cụ làm bếp thì khi đó bạn đang là một phần của mô hình B2C.

Bạn đang kinh doanh 1 quán ăn, để áp dụng được mô hình B2C thì bạn chỉ cần tạo 1 webiste bán hàng trực tuyến, sau đó đưa các hình ảnh về món ăn, thông tin món ăn, giá cả, vận chuyển, phương thức thanh toán,… Sau đó khách hàng sẽ truy cập và đặt món, đó là một ví dụ về mô hình B2C.

B2C được đánh giá là một mô hình kinh doanh thông minh, giúp hoạt động sales trở nên chuyên nghiệp và phát triển đúng với xu hướng số hoá hiện đại ngày nay. Khái thác B2C là khai thác một tiềm năng vô cùng lớn, không chỉ tiếp cận nguồn khách hàng dồi dào mà còn nhanh chóng phủ sóng, đem sản phẩm của doanh nghiệp tới gần hơn với khách hàng.

Chi ra ví dụ của mô hình bán lẻ qua mạng
Ví dụ về mô hình B2C

Quy trình bán hàng B2C

Để mô hình kinh doanh B2C hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng một quy trình bán hàng chuẩn chỉnh, tối ưu tất cả các khâu. Dưới đây bePOS sẽ gợi ý 3 bước cơ bản cần có trong quy trình bán hàng B2C mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

Bước 1: Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng qua đa dạng các kênh như: website, quảng cáo, mạng xã hội,…

Bước 2: Tiến hành bán hàng. Sau khi tiếp cận được khách hàng, nhân viên tiến hành tư vấn, giải đáp cụ thể thắc mắc của khách hàng và cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho họ.

Bước 3: Tổng kết đánh giá kết quả. Việc đánh giá kết quả thực hiện quy trình bán hàng theo mô hình B2C không chỉ dừng lại ở nội bộ doanh nghiệp. Bạn có thể kết hợp sử dụng những trang mạng xã hội, truyền thông để tiếp cận và nhận đánh giá từ chính người mua hàng của mình. Đây sẽ là những thông tin quý báu giúp bạn cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng của mình tốt nhất.

Chi ra ví dụ của mô hình bán lẻ qua mạng
Quy trình bán hàng B2C

Kinh nghiệm bán hàng trong mô hình B2C

Các kỹ năng bán hàng trong mô hình kinh doanh này là vô cùng quan trọng. Bất kỳ doanh nghiệp nào phụ thuộc vào mô hình số B2C đều cần duy trì mối quan hệ tốt và xây dựng hình ảnh tốt trong lòng khách hàng. Kinh nghiệm bán hàng trong mô hình B2C cho thấy một người bán hàng tốt cần có những kỹ năng cơ bản như:

  • Nhẫn nại, có trách nhiệm, hết mình vì khách hàng.
  • Có kỹ năng giao tiếp giỏi, nhiệt tình, tâm huyết, không có thái độ tiêu cực với khách.
  • Có khả năng ứng biến với nhiều tình huống khác nhau, khả năng xử lý sự cố tốt.
  • Có khả năng tiếp nhận phàn nàn, không vừa ý đến từ khách hàng.
  • Có thiên hướng hòa nhập tốt với mọi người, hoà đồng với đồng nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên kiểm tra và tối ưu quy trình bán hàng B2C. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần: marketing đúng nhu cầu khách hàng, quản lý và đào tạo đội ngũ sale bài bản, xây dựng chương trình khuyến mại hấp dẫn, đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng,…

Những kinh nghiệm bán hàng trong mô hình B2C sẽ giúp người bán hàng nâng cao khả năng chốt đơn và xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng. 

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã hiểu rõ mô hình kinh doanh B2C là gì cũng như cách bán hàng theo mô hình này hiệu quả nhất. Chúc các bạn áp dụng thành công, đạt hiệu quả cao!

FAQ

B2C là gì?

B2C là viết tắt của Business To Consumer trong tiếng Anh. Đây là một thuật ngữ mô tả giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp (tức Business) tới người tiêu dụng (tức Cusumer), trong đó các giao dịch thương mại được thực hiện dưới sự hỗ trợ của các thiết bị điện toán và mạng truyền thông.

Một ví dụ về mô hình B2C?

Mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, hoặc B2C, là mô hình kinh doanh trong đó một công ty bán dịch vụ hoặc sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Các ví dụ quen thuộc về các công ty B2C bao gồm Shopee, Lazada, Tiki và các công ty khác nơi khách hàng cá nhân là người dùng cuối của một sản phẩm hoặc dịch vụ.