Chính sách đối ngoại chính sách với phương tây


Please use this identifier to cite or link to this item: https://thuvienso.quochoi.vn/handle/11742/66775

Title: Chính sách đối ngoại của Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI
Authors: Đặng Đình Tiến, Nguyễn Thị Thúy
Keywords: Đối ngoạiNgoại giaoChính sách đối ngoạiẤn ĐộNgoại giao kinh tếLiên kết phương TâyBảo vệ chủ quyềnPhát triển kinh tếQuyền con người

Hiến chương Liên Hợp quốc

Abstract: Những năm đầu thế kỷ XXI, Ấn Độ đã điều chỉnh chính sách đối ngoại với các nước lớn và một số khu vực trên thế giới; “Liên kết với phương Tây và hướng về phía Đông”, thực hiện chính sách ngoại giao toàn diện, lấy ngoại giao kinh tế là trọng tâm... nhằm nâng cao vị thế quốc tế, tầm ảnh hưởng trong khu vực và thế giới, tạo môi trường hòa bình, ổn định để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững; bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Bài viết tập trung làm rõ mục tiêu, nguyên tắc, phương châm, nhiệm vụ, định hướng chính sách đối ngoại của Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI.
Issue Date: 2020
Type: Bài trích
Extent: 9 trang, pdf
Method: Tạp chí điện tử Lý luận chính trị
Language: vi
Right: Tạp chí Lý luận chính trị số 11-2020
Appears in Collections:Phân quyền - Ngoại giao

  • Châu Âu sẽ buộc Nga trả giá đắt hơn với vấn đề Ukraine

  • Nga thử thành công tên lửa đánh chặn tầm xa

Tổng thống Putin đã giao nhiệm vụ cho các nhà ngoại giao Nga phát triển mối quan hệ tốt hơn với châu Âu (EU) bất chấp những nỗ lực của Mỹ nhằm làm xáo trộn mối quan hệ đó.

Tổng thống Vladimir Putin, trong một cuộc họp với các đại sứ và những nhà ngoại giao hàng đầu của Nga ngày 1/7 vừa qua, đã làm sáng tỏ khái niệm chính sách ngoại giao mới của Moskva. Cuộc khủng hoảng Ukraine không phải là nhân tố thay đổi cuộc chơi như mọi người từng nghĩ và sự đánh cược của ông Putin là vẫn hướng về châu Âu thay vì châu Á.

Chính sách đối ngoại chính sách với phương tây

Ảnh: RIA Novosti


Những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga trong 2 năm tới

Với truyền thống 2 năm được tổ chức một lần, cuộc gặp giữa Tổng thống Putin với các đại sứ và các nhà ngoại giao hàng đầu của Nga đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình các ưu tiên trong những lĩnh vực ngoại giao và toàn bộ chính sách ngoại giao của Moskva.

Không giống như các tài liệu mang tính học thuyết rộng lớn khác, ví dụ như Khái niệm Chính sách Đối ngoại hay Thông điệp Liên bang (Bài phát biểu trước Hội đồng Liên bang), bài phát biểu của ông Putin trước các nhà ngoại giao hàng đầu của Nga về mặt bản chất là ít phổ biến hơn và chứa đựng một loạt định hướng mà chính sách đối ngoại nên tập trung.

Những nội dung của cuộc họp trên thường đưa ra một cái nhìn về những xu hướng phát triển của thế giới mà Tổng thống Nga cho là quan trọng nhất, và cách mà ông Putin nhìn nhận về hệ thống cấp bậc các các lĩnh vực ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga.

Năm nay, bài phát biểu của Tổng thống trước các nhà ngoại giao hàng đầu của Nga là một sự đánh giá toàn diện đầu tiên về chiến lược và phương hướng chính sách đối ngoại của Điện Kremlin kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine rơi vào giai đoạn “nóng”.

1. Nga và châu Âu cần nhau, nhưng Mỹ đang làm xáo trộn mối quan hệ này

Trước tiên, điều quan trọng là bài phát biểu của ông Putin đã bóc trần một câu chuyện hoang đường được lan truyền rộng rãi rằng, các sự kiện ở Crimea là do Nga gây ra nhằm “khước từ phương Tây và hướng về phương Đông”.

Không giống như bài phát biểu trước đó của ông Putin năm 2012, khi mà các mối quan hệ với EU và Mỹ được đặt hàng cuối cùng trong những ưu tiên ở khu vực (Trung Quốc ở vị trí thứ 2 sau Liên minh Thuế quan), năm 2004, Trung Quốc không còn ở vị trí này nữa, mà thay vào đó là EU, được mô tả là “một ưu tiên và đối tác cực kỳ quan trọng”, quan trọng thứ 2 sau các nước thuộc Liên minh Kinh tế Á-Âu.

Chính sách đối ngoại chính sách với phương tây

Khủng hoảng Ukraine không ảnh hưởng tới chính sách hướng vào EU của Tổng thống Nga Putin.


Trung Quốc đã được đề cập chỉ sau EU, và trong một cuộc họp liên quan, ông Putin đã không nói quá nhiều về Trung Quốc, nhưng có một thực tế rằng mối quan hệ Moskva - Bắc Kinh không đe dọa đến mối quan hệ của Nga với các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương khác như Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản, vốn đang ngày càng quan ngại về chính sách ngoại giao gây hấn của Trung Quốc.

Ông Putin đã dành gần một nửa thời gian cuộc họp để nói về một loạt các khía cạnh trong mối quan hệ với EU mà không đề cập đến bất cứ một sự tiêu cực nào. Với việc đề cập đến “những người đồng nghiệp từ EU” của Nga một cách trân trọng, ông Putin đã cố gắng truyền tải đến những “độc giả” của mình ý tưởng cốt yếu rằng có thể EU sẽ trở thành một thành tố chính trong những nỗ lực đối ngoại của Điện Kremlin trong tương lai rất gần.

Yếu tố cơ bản của ý tưởng này là: Nga là một phần của châu Âu; Nga và châu Âu cần nhau để đạt được sự ổn định và thịnh vượng, nhưng những mối quan hệ bình thường giữa hai bên đang bị chính sách của Mỹ là cho rối loạn. Nhiệm vụ của nền ngoại giao Nga là phải giúp EU "giải phóng" chính mình từ áp lực bên ngoài này và mở ra những triển vọng hợp tác mới.

2. Không có gì báo trước về mối quan hệ giữa Nga và Mỹ


Một điều rất đáng tiếc là vẫn còn một số người tiếp tục bám víu vào niềm hy vọng về một sự bình thường hóa nhanh chóng trong mối quan hệ Nga-Mỹ. Dường như ông Putin cuối cùng đã bị thuyết phục một cách chắc chắn rằng nguồn gốc của tất cả “những căn bệnh trầm kha” trong hệ thống quốc tế hiện nay – từ Iraq tới Ukraine – đều xuất phát từ chính sách đối ngoại của Washington.

Thậm chí một đoạn trích dẫn thường thấy trong bài phát biểu của ông Putin (“Chúng ta sẽ không đóng sập cánh cửa mối quan hệ với Mỹ”) cũng khiến cho những người lạc quan ít hy vọng. Trong bài phát biểu của mình, rõ ràng là Tổng thống Nga đổ lỗi cho Mỹ gây ra cuộc khủng hoảng quan hệ giữa hai nước một cách trực tiếp. Sẽ không có một động thái hồi đáp từ Moskva cho đến khi Washington điều chỉnh lại một cách cơ bản chính sách của mình.

3. Nga đang chuẩn bị cho một chính sách "đối ngoại tấn công"

Vậy Tổng thống Nga đã đề xuất gì để khôi phục tình hình Ukraine, EU và khu vực rộng lớn hơn (“từ Lisbon tới Vladivostok”) trở lại trạng thái bình thường?

Đây là lời trích dẫn trực tiếp từ Tổng thống Nga: “Chúng ta phải kiên trì giải thoát EU khỏi các vụ lật đổ, can thiệp trái với luật pháp vào các vấn đề nội bộ của các quốc gia có chủ quyền; hăm dọa và đe dọa trong các mối quan hệ quốc tế; và khích lệ lực lượng cực đoan, phát xít. Tất cả chúng ta ở châu Âu cần một vài hình thức của mạng lưới an toàn để ngăn chặn những tiền lệ ở Iraq, Libya, Syria và - tôi xin lỗi phải nói trong bối cảnh này - Ukraine trở thành một căn bệnh truyền nhiễm”.

Ngoài ra, sự gia tăng quy mô trong lĩnh vực đối ngoại (số nhân viên văn phòng chủ chốt tăng 1,5 lần và số nhân viên của cơ quan đại diện ở nước ngoài tăng 4 lần) cũng chỉ ra rằng Nga thực sự đang bắt tay vào một chính sách "đối ngoại tấn công".

4. Đặt cược vào sự phản đối Mỹ ở châu Âu


Ý tưởng được ông Putin đưa ra vào ngày 1/7 vừa qua đã xác định rõ ràng quan điểm của Tổng thống Nga về chính sách đối ngoại của Moskva. Bất chấp tất cả mọi thứ, kết luận quan trọng nhất là ông Putin không có ý định từ bỏ định hướng thân phương Tây của mình; đặt cược đầu tiên vẫn là ở châu Âu, không phải châu Á.

Nhìn bề ngoài, tình hình chính trị hiện nay và quan điểm rộng rãi, mạnh mẽ ở Nga về cái gọi là “sự thù địch của phương Tây” có vẻ như chắc chắn sẽ đẩy Điện Kremlin vào “vòng tay” của Trung Quốc. Tuy nhiên, Tổng thống Nga đã lựa chọn phương án vừa không từ bỏ mối quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh và các đối tác khác ở Đông Á, vừa tìm cách duy trì chính sách đối ngoại hướng về châu Âu của mình và coi nhiệm vụ này là một sự ưu tiên hàng đầu.

Chính sách đối ngoại chính sách với phương tây

Châu Âu và Nga vẫn cần nhau.


Trong bối cảnh về những gì mà mọi người cho rằng đang xuất hiện một mặt trận quốc tế chống Nga rộng rãi, trong đó có một số nước châu Âu, chiến lược được lựa chọn của Nga là nhằm để phân loại "kẻ thù" mà Điện Kremlin hy vọng sẽ đạt được mục đích bằng cách tách châu Âu “tốt” ra khỏi “kẻ xấu” Mỹ. Trong bài phát biểu của mình, ông Putin bày tỏ sự phẫn nộ đặc biệt về các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại các ngân hàng Pháp, tận dụng sự phản đối Mỹ mạnh mẽ của người Pháp.

5. Ưu thế đạo đức là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nga


Ngoài sự cảm thông, Nga có thể sử dụng điều gì để lôi kéo châu Âu vào một "Liên minh thần thánh"? Sau sự kiện Crimea, các khẩu hiệu về sự tôn trọng luật pháp quốc tế (trong đó Mỹ là nước rất hay không tuân thủ) sẽ hầu như không thuyết phục được các nhà lãnh đạo châu Âu.

Do đó, ông Putin đã đưa ra một vài công thức mà chắc chắn có sức mạnh thuyết phục to lớn - nhưng, một lần nữa, chủ yếu ở Nga, không phải ở bên ngoài.

Để bắt đầu, Tổng thống Nga đã nói về việc "không tuân thủ các tiêu chuẩn lễ nghi" của một số nước, ám chỉ Mỹ. Cụm từ "tiêu chuẩn lễ nghi" làm nổi bật một cái gì đó quan trọng và cơ bản hơn so với luật pháp quốc tế.

Trong phần cuối của bài phát biểu, ông Putin kêu gọi "sự thật, công lý, và sức mạnh về sự ưu việt của đạo đức", mô tả chúng như là nền tảng thực tế trong chính sách đối ngoại của Nga.

Mọi người có thể đồng ý rằng thành công hay thất bại của chương trình chính sách đối ngoại của ông Putin, như được tuyên bố vào ngày 1/7/2014, sẽ được quyết định bởi mức độ của sự thật và công lý, tính dễ hiểu và sự gần gũi với công chúng Nga, được kết nối với những người nước ngoài thông qua các nhà ngoại giao, chính trị gia, và các nhà báo của Nga. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả những gì cần thiết để có một kết quả thuận lợi. Vòng tiếp theo của các sự kiện sẽ chứng minh việc đặt cược của ông Putin vào sự phản đối Mỹ ở châu Âu hiệu quả như thế nào, khi mà Washington sẽ không ngồi yên hay khoanh tay đứng nhìn, mà sẽ phát triển các dự án riêng của mình để tăng cường mối quan hệ với EU.


Công Thuận
(Theo R.D)

Chính sách đối ngoại chính sách với phương tây

Nga kêu gọi không chính trị hóa dự án 'Dòng chảy phương Nam'

Nga tuyên bố dự án đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Nam" cần được xây dựng đúng kế hoạch, đồng thời kêu gọi Uỷ ban châu Âu (EC) lựa chọn cách tiếp cận hợp lý trong vấn đề này mà không xuất phát từ những động cơ chính trị.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Nga,
  • Mỹ,
  • châu âu,
  • EU,
  • Ukraine,
  • trung quốc,
  • đối ngoại,
  • tổng thống,
  • Putin,